Trả lời các câu hỏi thường gặp khi chăm sóc bé
lượt xem 15
download
Con tôi 11 tháng tuổi, cháu phát triển bình thường nhưng khó cho ăn uống hơn những trẻ khác. Tuần rồi cháu bị sốt, cho uống thuốc cháu cứ nhả thuốc, phun ra, không thể nào cho uống được dù la mắng cháu. Do vậy đã làm mọi cách để bắt ép cháu uống. Có người bảo làm như thế cháu sẽ dễ bị sặc thuốc. Xin hỏi có cách nào giúp cho tôi cho con tôi uống thuốc dễ dàng không?
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trả lời các câu hỏi thường gặp khi chăm sóc bé
- Trả lời các câu hỏi thường gặp Hỏi : Con tôi 11 tháng tuổi, cháu phát triển bình thường nhưng khó cho ăn uống hơn những trẻ khác. Tuần rồi cháu bị sốt, cho uống thuốc cháu cứ nhả thuốc, phun ra, không thể nào cho uống được dù la mắng cháu. Do vậy đã làm mọi cách để bắt ép cháu uống. Có người bảo làm như thế cháu sẽ dễ bị sặc thuốc. Xin hỏi có cách nào giúp cho tôi cho con tôi uống thuốc dễ dàng không? Huỳnh Thị Ánh Đào (135/9 Bình Thới, P11, Q11) Trả lời : Điều mà bạn hỏi cũng là thắc mắc của nhiều bà mẹ có con nhỏ. Cháu đang ở độ tuổi có một số thay đổi như từ chế độ ăn sữa sang thức ăn đặc, từ thói quen được ẵm bồng qua tự bước đi chập chững. Do vậy việc ép uống thuốc đồng nghĩa với hành vi mà trẻ cho là không còn yêu trẻ, dẫn đến những biểu hiện nhè ra, phun thuốc hoặc ói khi uống. Bạn có thể sử dụng ống bơm để cho trẻ uống thuốc như sau: Sử dụng ống bơm loại 5 ml, rút thuốc pha sẵn. Đặt trẻ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi trong lòng. Nhẹ nhàng đặt ống bơm đã có thuốc vào miệng trẻ, hướng vào bên má trẻ. Vừa nói chuyện với trẻ vừa bơm thuốc từ từ, từng 1 2 ml, trò chuyện và đợi cho trẻ nuốt rồi từ từ bơm tiếp cho đến hết. Sau đó cho trẻ uống nước hoặc sữa và súc rửa ống bơm. Xin bạn lưu ý : Nên chọn thuốc dạng dễ uống như dạng gói, si rô, cốm, hoặc dạng bột tan được trong nước. Những dạng này vừa dễ chia liều vừa dễ uống. Không nên bóp mũi, đè đổ vì sẽ dẫn đến tai biến hít sặc rất nguy hiểm. Ngoài ra dùng thuốc theo đơn thuốc, theo hướng dẫn của nhân viên y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa bệnh cho trẻ. BS CK2 : Nguyễn Thị Kim Thoa Hỏi: Con tôi 5 tuổi hay bị táo bón, nhất là sau khi dùng kháng sinh, nhờ bác sĩ hướng dẫn cách trị liệu. Con tôi có phải uống thuốc thường xuyên không? Trả lời: Táo bón là triệu chứng khá thường gặp ớ trẻ em. Ở lứa tuổi con bạn nếu trong 1 tuần bé tiêu ít hơn 3 lần là bé bị táo bón. Lúc này, khi tiêu bé phải rặn nhiều, phân to, có thể cứng, và kèm cảm giác đau ở hậu môn, đôi khi phân có dính máu tươi do rách hậu môn. Nguyên nhân có thể do bệnh lý hoặc do chức năng. Táo bón do bệnh lý thường không tự hết, hay kèm theo các biểu hiện bất thường khác và trẻ thường suy dinh dưỡng. Táo bón do nguyên nhân chức năng rất thường gặp. Các yếu tố làm trẻ dễ bị táo bón là: chế độ ăn không cân bằng, thiếu chất xơ; vừa đổi chế độ ăn (sữa mẹ chuyển sang sữa bò, thức ăn mềm sang thức ăn cứng.); do trẻ uống không đủ nước; trẻ tự nín khi có cảm giác đại tiện vì sợ đau, do ham chơi, sợ chỗ lạ; đôi khi sau một stress như bệnh tật, đổi chổ ở, chuyển trường, chuyển lớp trẻ cũng bị táo bón. Trường hợp con của bạn hay bị táo bón sau dùng kháng sinh, vì táo bón là tác dụng phụ rất ít gặp của trị liệu kháng sinh, bạn nên kiểm tra lại và điều chỉnh các yếu tố gây bón kể trên, đặc biệt chú ý nước uống (trẻ được bác sĩ kê toa kháng sinh thường có sốt và sốt làm trẻ bị mất nước nhiều hơn mọi ngày bên cạnh việc biếng ăn biếng uống do tình trạng nhiễm trùng gây ra). Thông thường trị liệu táo bón chức năng ở trẻ lứa tuổi con bạn gồm các phần sau: tháo phân (khi phân đóng quá cứng trong trực tràng, thường là ở bệnh viện) duy trì (thường kết hợp dùng thuốc, thời gian dài ngắn tuỳ táo bón đã lâu hay mau) điều chỉnh hành vi và lối sống (tập thói quen đi tiêu tốt, phát hiện và loại trừ các yếu tố thúc đẩy).
- Hỏi: Thưa bác sĩ, Tôi sanh cháu được 2 tháng rồi và cho cháu bú mẹ nhưng mỗi tháng cháu chỉ tăng được 800gram, tôi cho rằng tại mình ít sữa nên cháu không tăng cân giống cháu khác. Tôi muốn cho cháu bú thêm sữa hộp có được không? Trả lời: Chị cho bé bú mẹ là rất tốt và mỗi tháng tăng được 800 gram, chứng tỏ chị đủ sữa cho bé bú. Bé của chị với 2 tháng tuổi, nếu bé trai thì nặng từ 3500 gram đến 5200 gram và bé gái nặng từ 3300 gram đến 4700 gram thì khỏe mạnh không bị suy dinh dưỡng. Và nếu bé chỉ bú mẹ mỗi tháng tăng trên 600 gram thì mẹ cho con bú đủ sữa. Chị không nên cho bé tăng cân nhiều hơn bình thường vì sau này bé dễ bị béo phì. Không nên cho bú thêm sữa ngoài vì làm như vậy bé bú mẹ ít đi và sữa mẹ sẽ giảm dần. Ðể cho sữa mẹ nhiều hơn chị cho bé bú mẹ nhiều lần, kể cả ban đêm và không cho bé uống bất cứ thứ gì khác. Trước mỗi bữa bú của bé chị nên uống một ly sữa nóng hay một ly nước nóng hoặc mỗi ngày chị ăn thêm một bữa hay mỗi bữa ăn thêm một chén cơm như vậy sữa sẽ nhiều hơn. Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi vừa mới sanh, tôi rất muốn cho bé bú mẹ ngay nhưng "sữa chưa xuống", vậy tôi cho bé bú sữa hộp được không? Trả lời: Ðây là cảm giác chung của đa số các bà mẹ sau khi sanh. Sau khi sanh, chị thấy bầu vú mềm nên cho rằng sữa mình chưa "xuống" và một cảm giác nữa là bé của mình phải cần rất nhiều sữa thì mới đủ, do đó cho bé bú bình, điều này thực là không tốt cho cả mẹ và con. Lý do, dù bầu vú không căng nhưng đã có sữa, đây là sữa non đã có từ khi chị mang bầu mấy tháng cuối (chị có thể kiểm tra bằng cách vắt sữa bằng tay), số lượng khoảng 2 4 muỗng càphê (10 20 ml) và lượng sữa này đủ cho bé của chị trong những giờ đầu sau khi lọt lòng mẹ. Nên chị cho bé bú ngay thì bé bú sẽ kích thích núm vú làm sữa "xuống" nhanh hơn. Nếu chị cho bé bú bình thì bé no và ngủ luôn một thời gian dài không bú mẹ càng làm sữa xuống chậm hơn, đồng thời có thể bé sẽ chê sữa mẹ mà không bú mẹ nữa. Mặt khác, động tác bú của bé sẽ làm co bóp dạ con làm cho mẹ cầm máu nhanh hơn. Như vậy chị vẫn cho bé bú mẹ ngay sau khi sanh dù bầu vú mềm và không nên cho bé bú hay uống bất kỳ thứ sữa hay nước nào khác. Hỏi: Thưa bác sĩ , bé của tôi bị hay bị bón, có phải sữa tôi đang dùng cho bé là nóng không, tôi có nên pha sữa loãng hơn không? Trả lời: Bé bón không phải tại sữa "nóng", mà có nhiều nguyên nhân. Trước hết chị hãy đến bác sĩ để kiểm tra xem bé có bệnh gì không đã. Nếu bé không mắc bệnh gì thì chị hãy xem bé ăn uống có đủ và đúng theo nhu cầu lứa tuổi không. Nếu không đúng chị hãy chỉnh lại chế độ ăn cho bé theo đúng lứa tuổi. Không nên pha sữa loãng vì không giúp ích gì sự "bón" của bé mà lại làm bé bị suy dinh dưỡng thêm. Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi muốn cho bé của tôi tăng cân nhanh nên tôi có thể pha sữa đặc hơn chỉ dẫn được không? Trả lời: Các chất dinh dưỡng có trong sữa đã được tính toán rất kỹ để khi pha đúng nồng độ thì giống sữa mẹ và phù hợp với khả năng hấp thụ và tiêu hoá của bé cũng như khả năng lọc những chất thải ở thận của bé. Vì vậy, nếu pha đặc hơn bé cũng không hấp thụ và tiêu hoá hết những chất dinh dưỡng có trong sữa trái lại những chất này có thể gây tiêu chảy, đầy bụng, ói, tiểu vàng , tiểu ít, . và càng làm cho bé biếng ăn. Do đo,?chị không nên pha sữa đặc hơn chỉ dẫn. Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi nuôi một cháu nhỏ mồ côi, tôi muốn biết số lượng sữa cần thiết cho cháu là bao nhiêu để tiện chuẩn bị ? Trả lời: Số lượng sữa trung bình để nuôi một cháu nhỏ không có sữa mẹ là khoảng 44 hộp ( loại 400 gram ) cho 6 tháng đầu, tức khoảng 7 8 hộp cho một tháng, pha sữa đúng nồng độ thì các cháu uống mỗi ngày trung bình là 150 ml sữa cho một cân nặng trong một ngày. Cụ thể : nếu bé nặng 6 kg, thì một ngày bé cần uống là 150ml x 6kg = 900ml sữa, chia làm 8 12 lần trong ngày(tức mỗi cữ khoảng 90ml đến 120 ml sữa).
- Hỏi: Thưa bác sĩ, tôi có nhận nuôi một bé sơ sinh, tôi muốn bác sĩ chỉ giúp trên thị trường có sữa nào là tốt nhất cho bé? Trả lời: Thật tiếc cho bé của chị vì không có sữa mẹ. Nếu vậy bắt buộc chị phải cho bé bú sữa ngoài (sữa hộp). Trước hết, chị phải nuôi bé bằng sữa bột dùng cho trẻ nhỏ là các loại sữa dùng cho các bé dưới 6 tháng hay còn gọi là sữa công thức1(ghi nhãn trên bao bì là tên sữa kèm với số "1" hay chữ " sữa dùng cho trẻ nho?" hoặc tiếng Anh " "Infant formula". Không được nuôi bé bằng sữa đặc có đường như "sữa ông thọ", " Hoa mai" . hoặc sữa bò tươi.vì đây là những sữa dành cho người lớn và trẻ hơn 1 tuổi vì còn nguyên những thành phần đạm của sữa bò trẻ dễ bị dị ứng , đồng thời trẻ khó tiêu hóa. Sau đó, chị mới chọn loại sữa nào thích hợp nhất với bé của chị. Tất cả các loại sữa dùng nuôi trẻ hiện nay đều làm từ sữa bò được chế biến sao cho giống sữa mẹ nhất. Mỗi một công ty sản xuất sữa đều cố gắng tạo một đặc điểm riêng cho sản phẩm của mình bằng cách nghiên cứu bổ xung những chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ mà sữa bò không có, nhưng những thành phần chính đều tương tự như nhau ( hoặc có thể nói khi một khám phá mới của khoa học về sữa mẹ thì hầu như đồng loạt các hãng đều áp dụng cho công thức sữa của mình, chỉ có trước hay sau một thời gian ngắn). Do đó, sự khác biệt giữa các sữa không đáng kể, chị hãy chọn loại sữa nào mà bé của chị bú nhiều nhất, dễ mua nhất ở nơi chị sống và bé tăng trưởng tốt nhất. Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được nhiều câu hỏi gởi đến BS Bạch Văn Cam, trưởng khối Hồi sức cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng 1 về cách sơ cấp cứu các trường hợp tai nạn cho trẻ tại nhà. Các câu hỏi của bạn đọc được lần lượt trả lời trực tiếp qua email. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây một số vấn để được nhiều bạn đọc quan tâm: CÂU HỎI: Ở quê em khi có người chết đuối người ta vác nạn nhân chạy vòng vòng quanh đống lửa. Xin hỏi Bác sĩ làm vậy có đúng không? Cấp cứu thế nào mới đúng? BS Bạch Văn Cam: Chết đuối còn gọi là ngạt nước, là một tai nạn thường gặp ở trẻ em cũng như người lớn. Tổn thương não xảy ra rất sớm chỉ trong vòng 5 phút nếu não không được cung cấp oxy. Vì thế việc sơ cứu tại chỗ ngay đúng kỹ thuật quyết định đến sự sống còn hay di chứng não. Trong khi đó tại một số vùng quê khi vớt nạn nhân bị ngưng thở lên thay vì phải thổi ngạt ngay thì vẫn còn cảnh cấp cứu người chết đuối bằng cách lăn lu ( đặt nạn nhân nằm vắt ngang qua lu và đốt lửa phía trong lu) hoặc vác nạn nhân chạy vòng vòng quanh đống lửa mục đích để sốc nước và làm ấm đã làm chậm trể việc cung cấp oxy cho bệnh nhân. Cách sơ cứu đúng nạn nhân chết đuối: 1. Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước 2. Đặt nạn nhân nằm chỗ khô ráo, thoáng khí 3. Cởi bỏ quần áo ướt 4. Nếu nạn nhân bất tỉnh kèm lồng ngực không di động đồng nghĩa ngưng thở: Đầu tiên thổi ngạt 2 cái miệng qua miệng ( ở người lớn ) hoặc miệng qua mũi miệng ( ở trẻ nhỏ) Nếu ngưng tim cần ấn tim ngoài lồng ngực ở nữa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 5/1 ( trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 ( trẻ trên 8 tuổi hoặc người lớn ) 5.Nếu nạn nhân còn tự thở hãy đặt nằm nghiêng bên để tránh hít chất nôn ói vào phổi 6. Giữ ấm cho người bị nạn 7. Nhanh chóng đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất , vẫn tiếp tục các động tác cấp cứu trên đường di chuyển
- CÂU HỎI: Xin hỏi Bác sĩ khi đang cho bú bé bị sặc sữa thì làm sao? BS Bạch Văn Cam: Sặc sữa khi bú là một tai nạn thường gặp ở trẻ nhũ nhi bú bình. Khi trẻ bị sặc làm một lượng sữa vào khí quản gây khó thở hoặc ngạt thở. Do đó người chăm sóc trẻ khi thấy trẻ đang bú đột ngột ho sặc sụa, khó thở tím tái cần phải nghĩ đến sặc sữa. Trẻ bị ngạt có thể chết trong vài phút nếu không được sơ cứu và cấp cứu kịp thời. Cách sơ cứu tại nhà trẻ bị sặc sữa: Nếu trẻ còn hồng hào không khó thở: nên bồng và giữ yên trẻ, đưa đến cơ sở y tế Nếu trẻ khó thở, tím tái hoặc ngưng thở cần cấp cứu ngay bằng thủ thuật vỗ lưng ấn ngực : + Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay và giữ chặt đầu trẻ. Dùng gót bàn tay vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa 2 bả vai + Sau đó lật ngửa trẻ nếu thấy trẻ còn khó thở dùng 2 ngón tay ấn mạnh ngực trẻ 5 cái ở vùng nửa dưới xương ức. Nếu vẫn còn khó thở lập lại thủ thuật vỗ lưng ấn ngực 56 lần Tất cả trẻ bị sặc sữa sau khi sơ cứu tại nhà phải đưa tới cơ sở y tế để khám và điều trị tiếp. CÂU HỎI: Xin cho biết có nên bôi kem đáng răng hoặc sữa bò lên vết phỏng ở trẻ em không? BS Bạch Văn Cam: Phỏng nước sôi hoặc lửa là một tai nạn thường gặp ở trẻ em. Cách sơ cứu phỏng đúng cách: Động tác sơ cứu đầu tiên ngay khi tách khỏi nguồn nhiệt là cần làm mát ngay vùng bị phỏng để làm hạn chế tổn thương phỏng bằng cách đặt vết phỏng dưới vòi nước hoặc dội nước sạch lên vết phỏng trong vòng vài phút . Rửa sạch vết phỏng với nước chín Bôi Pommade Silver sulfadiazine với tên thương mại như Siliverine, Silvirine , Flammazine hoặc Silvadene sẽ giúp vết thương mau lành và tránh bội nhiễm. Sau đó cần đưa đến cơ sở y tế nếu vết phỏng rộng, phỏng sâu, phỏng ở những vị trí nguy hiểm như ở mặt, bàn tay, bàn chân, bộ phận sinh dục. Trong khi đó một số bà mẹ khi sơ cứu đã bôi kem đánh răng hoặc nước mắm, dấm, mở, sữa bò lên trên vết phỏng dẫn đến hậu quả tổn thương phỏng nặng nề hơn nhất là biến chứng nhiễm trùng vết phỏng làm cho việc điều trị tại cơ sở y tế khó khăn, kéo dài gây sẹo lớn mất thẩm mỹ. Hỏi: Xin bác sĩ cho biết em bé được 6 tháng tuổi nhưng rất kén ăn, em bé không chịu bú bình trong khi đó sữa mẹ lại rất ít, bé cũng chẳng bú sữa mẹ. Mỗi lần cho em ăn phải dùng muỗng đúc từng thìa, có lúc bé nút có lúc phun ra. Tôi cho bé ăn dặm bớt. Vậy xin hỏi có phương pháp nào giúp bé chịu ăn hơn không? Thuy linh [thuylinhketoan@yahoo.com] Trả lời:
- Bé con chị 6 tháng tuổi, em bé không chịu bú bình chỉ thích bú mẹ là do bé đã phân biệt được vú mẹ mềm mại, có tình cảm, quen bú và dễ bú, còn bú bình đầu vú cứng hơn và 2 kiểu bú khác nhau. Sữa mẹ của chị rất ít. Theo tôi nghĩ là không ít, vì muốn có sữa mẹ tốt thì chị phải ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, và quan trọng là tuyến vú phải kích thích nhiều mới tăng tiết sữa được. Nói chung là càng cho bé bú nhiều thì càng nhiều sữa, còn cho bú ít thì sẽ ít sữa. Hiện tại chị đã cho bé ăn dặm bột là đúng rồi. Chị nên đến phòng khám BVNĐ1 để xem nấu ăn cho lức tuổi của bé. Bé con chị 6 tháng tuổi, tôi cần biết thêm là bé trai hay gái, cân nặng, chiều cao, để xem bé có trong giới hạn bình thường hay suy dinh dưỡng. Nếu chị cho bé ăn dặm đúng theo lứa tuổi mà bé vẫn còn biếng ăn thì có thể cho bé dùng thêm men tiêu hóa, giúp bé ăn uống dễ tiêu, kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Hỏi: Thưa bác sĩ, con tôi được 3 tháng 25 ngày, cân nặng 8kg, cao 65 cm. Xin bác sĩ cho biết khi nào thì ăn dặm. Bây giờ tôi có thể pha nước cháo loãng với sữa bột Enfalac cho cháu bú được chưa, và cho cháu ăn trứng gà, uống nước cam được chưa? Xin bác sĩ hướng dẫn cho tôi cách chế biến thức ăn dặm, ăn dặm những loại thức ăn nào, nên ăn mấy bữa một ngày? Rất mong nhận được sự giải đáp của bác sĩ. Lam Phuong Trang Lam [lamptrang@yahoo.com.vn] Trả lời: Tôi cần biết thêm con chị là bé trai hay gái. Nhưng dù trai hay gái đi nữa thì con chị cũng phát triển rất tốt. Khi bé được 120 ngày thì chị cho bé ăn dặm. Hiện tại cho bé uống nước cam là được. Cách chế biến thức ăn dặm, ăn dặm loại thức ăn nào, nên ăn mấy bữa một ngày: mời chị đến phòng khám dinh dưỡng BVNĐ1 để xem hướng dẫn cụ thể hơn (từ Thứ 2 đến Thứ 6). Hỏi: Tôi có một con gái, tính đến thời điểm này (19/8/06) là 10 tháng tuổi, nhưng càng về sau này cháu càng bú sữa và ngủ ít đi, khoảng từ 3 4 giờ (vào ban ngày), hiện cháu nặng 8,6 kg. Xin bác sĩ cho hỏi sức khỏe cháu như vậy có bình thường không? Xin cám ơn quý bệnh viện. Xuan Pham [truongxuantl@yahoo.com] Trả lời: Con chị 10 tháng tuổi, cân nặng = 8,6 kg. Sức khỏe của cháu dựa vào cân nặng là nằm trong giới hạn bình thường. Bé 10 tháng càng về sau này càng bú sữa và ngủ ít là vì lứa tuổi này bé đã ăn dặm rồi. Bé sẽ biết được nhiều món thức ăn hơn so với lúc trước chỉ có sữa. 10 tháng đã mọc vài cái răng sữa nên bé sẽ thích ăn những món ăn đặc hơn là lỏng. Hỏi: Hiện con gái tôi đã được 32,5 tháng tuổi, cháu được 11,5 kg và cao 93 cm. Cháu rất lười ăn, hay ra nhiều mồ hôi , hiện cháu đã tiêm canxi được gần 6 tháng. Trước đây tôi đã cho cháu uống sữa các loại như abbot, dumex,
- alpha nhưng cháu vẫn hay bị táo. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp cách khắc phục tình trạng trên. Ngoài ra, từ khi sinh ra trên đầu cháu chếch bên tai trái lên 4 cm có 1 bướu bằng hạt đỗ tương, mềm, di chuyển, nằm sát dưới da đầu, không đau. Có người nói là bã đậu cho đi chích là hết. Nếu muốn đưa bé đi khám thí khám ở đâu? Nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không? Xin chân thành cảm ơn. Hong loan [hongloanlt73@yahoo.com] Trả lời: Bé gái 32,5 tháng, cân nặng 11,5 kg, chiều cao 93 cm, như vậy là không bị suy dinh dưỡng, phát triển tương đối tốt. Mỗi 6 tháng bé chích canxi như lời chị nói, tôi nghĩ là vitamin D3. Thuốc này uống hay chích cũng được, 6 tháng / lần với chỉ định của bác sĩ. Bé bị táo bón thường xuyên, chị nên xem lại chế độ ăn của bé có đủ dầu, đủ rau hay không (xem hướng dẫn dinh dưỡng ở viện dinh dưỡng). Nếu dinh dưỡng bé ăn đủ mà vẫn còn táo bón thường xuyên, chị nên cho bé đi khám, có thể bác sĩ cho chụp phim đường ruột để xem có bị dãn hay dài không. Trên đầu bé có 1 bưới nhỏ, chị nên cho bé đến khám chuyên khoa Nhi để biết rõ hơn nhằm có biện pháp điều trị tốt cho bé. Hỏi: Con gái em được gần 8 tháng, hiện bé cân nặng chỉ 7,7 kg, dài 6,8 cm. Bé có vẻ rất thích ăn, ăn và uống sữa nhiều nhưng lại tăng cân không nhiều. Xin cho em hỏi, tình trạng bé như thế là ổn hay không? Hằng ngày, ngoài những lần bú sữa (sữa ngoài vì mẹ mất sữa từ khi bé 2,5 tháng), em cho bé ăn dặm 2 lần: sáng dùng bột mặn Ri advanced, chiều ăn cháo và tôm, thịt, rau…xay nhuyễn. Chế độ ăn uống của bé có cần phải thay đổi gì không và làm thế nào để tăng cân nhanh? Bé rất hiếu động và ra rất nhiều mồ hôi, kể cả khi ngủ. Xin cho em biết cách chữa trị. Minh khiet [minhkhiet1979@hcm.vnn.vn] Trả lời: Về cân nặng và chiều cao của bé như vậy là tốt. Bé có vẻ rất thích ăn, ăn và uống sữa nhiều nhưng lại tăng cân không nhiều. Chị nên đến khoa dinh dưỡng BVNĐ1 để được hướng dẫn cách nấu ăn cho bé (1 chén cháo phải đủ dầu, rau, đậu) Bé lứa tuổi này có thể đổ nhiều mồ hôi là bình thường, hơn nữa bé hiếu động thì mồ hôi càng nhiều hơn. Chị nên cho bé tắm nắng 15 phút / ngày trước 10 giờ sáng và có thể uống thêm canxiVitamin D3 theo hướng dẫn của bác sĩ. Hỏi:Tôi có một cháu trai 5 tuổi, cao 110 cm, cân nặng 25 kg. Xin hỏi cháu có bị béo phì không và xin các bác sĩ hướng dẫn công thức để kiểm tra chiều cao và cân nặng của cháu để tránh béo phì. Thu Thao [thao@visphere.com.sg] Trả lời: Bé của chị đã bị béo phì độ I Hiện tại phòng khám khoa dinh dưỡng của chúng tôi đang làm hồ sơ quản lý những bé béo phì, chị nên đến để được tư vấn về vấn đề dinh dưỡng của bé.
- Hỏi: Con em sinh ngày 02 /11/2004, hiện cháu được 12 kg, cao 83 phân, thân hình nhỏ con, ít ốm vặt nhưng rất lười ăn. Có cách nào cho cháu ăn được ngon miệng hơn? Hôm nay em thấy cháu đi cầu có 2 con giun nhỏ, không biết có phải do giun nên cháu chậm lớn như vậy không? Tran Thi Que Anh [receptionist@pmpcpvc.com] Trả lời: Các số đo chiều cao và cân nặng hiện tại của cháu là trong giới hạn bình thường. Tuy cân nặng như vậy không bị suy dinh dưỡng nhưng bé thuộc diện “nhỏ con”. Hiện tại bé đi tiêu ra giun nhỏ (có lẽ là giun kim) chị nên cho bé uống thuốc xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng theo hướng dẫn của bác sĩ. Quần áo bé phải được ngâm nước nóng, giữ vệ sinh cho bé, cắt móng tay…để tránh hiện tượng tái nhiễm giun kim. Giun kim làm cho bé khó ngủ về đêm vì lúc khuya giun kim thường ra ngoài hậu môn để đẻ trứng. Đó cũng là nguyên nhân góp phần cho bé chậm tăng cân. Hỏi: Tôi có một cháu trai được 44 tháng, nặng 14 kg. Cháu rất ốm, như vậy có bị suy dinh dưỡng không? Cháu rất lười ăn, suốt ngày chỉ bú (sữa Nuti) và bị ói thường xuyên mỗi khi ho, đã uống thuốc nhiều nơi nhưng không hết. Vậy cháu bị bệnh gì? Có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?. Vế vấn đề suy dinh dưỡng, xin cho hỏi ở Quận 8 có nơi nào tư vấn không? lephuong0209 mai [lephuong0209@yahoo.com.vn] Trả lời: Bé trai 44 tháng, nặng 14 kg. Cháu tuy ốm nhưng hiện tại không bị suy dinh dưỡng. Cháu bị ói thường xuyên, bị ho, uống thuốc nhiều nơi nhưng không hết, chị nên đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa Nhi để khám.Ngoài việc thăm khám, bé có thể được làm thêm xét nghiệm, siêu âm…để giúp thêm chẩn đoán. Hiện tại BVNĐ1 có khoa phòng khám dinh dưỡng, mời chị đến để được tư vấn dinh dưỡng cho cháu. Hỏi: Xin bác sĩ vui lòng tư vấn một số điều sau: Từ tháng tuổi nào có thể cho bé ăn Yaourt, sữa tươi đóng hộp? Nên ăn loại bán sẵn hay tự làm. Bé 2,5 tuổi rất thích ăn Yaourt, ăn ngày 34 hộp có được không? Có phải do bé vừa bú mẹ vừa bú bình mà bé rất lười bú bình dù là loại sữa bé vẫn thường bú? Có cách nào khắc phục? Có nên trộn thêm bột vào sữa hay ngược lại thêm sữa vào bột? Bé 9 tháng tuổi nên cho ăn bột/cháo ngày mấy lần? Bé gái 9 tháng, nặng 9,1 kg là có đủ dinh dưỡng không? Có nên trộn các loại thuốc cho bé uống chung? Nếu không nên thì phải uống theo thứ tự nào? trước hay sau bữa ăn? Có một số thuốc rất ngọt, không thể pha ít nước, có nên chia làm nhiều lần trong ngày cho bé uống ? Le Thi Lan huong [lhuong@jvpc.com.vn] Trả lời: Khoảng từ 45 tháng là cho bé ăn yaourt được. Yaourt mua sẵn hay tự làm miễn hợp vệ sinh đều được. Trên 1 tuổi bé dùng được sữa tươi đóng hộp. Bé 2,5 tuổi ăn yaourt ngày 34 hộp cũng không sao, với điều kiện bé vẫn đi
- tiêu phân bình thường. Bé vừa bú mẹ vừa bú bình mà rất lười bú bình là do đầu vú mẹ mềm mại, dễ bú, đầy tình cảm giữa mẹ và con. Không nên trộn thêm bột vào sữa hay ngược lại vì như thế khẩu vị sẽ thay đổi. Tuy nhiên, sữa và bột có thể trộn lẫn với điều kiện đó là bột gạo (chế biến giống bột ngọt). Bé 9 tháng nên ăn bột/cháo ngày khoảng 3 chén ( 200ml / chén), chia làm mấy lần cũng được. Bé gái 9 tháng, cân nặng 9,1 kg như vậy là tốt. Nên hay không nên trộn các loại thuốc uống chung còn tùy vào loại thuốc, việc này chị phải hỏi trực tiếp bác sĩ kê toa cho con chị. Thuốc uống trước hay sau bữa ăn, có nên chia làm nhiều lần trong ngày hay không cũng tùy loại thuốc, phải theo hướng dẫn của bác sĩ kê đơn. Thuốc để chữa bệnh phải uống đúng liều lượng. Hỏi: Con em hiện được 13 tháng tuổi. Từ lúc sinh đến giờ bé ngủ không ngon giấc, rất dễ thức giấc mặc dù tiếng động rất nhỏ. Bây giờ một đêm bé thức đến 56 lần. Từ lúc 8 tháng đến giờ bé không lên cân mà còn sụt. Lúc 8 tháng được 11,6 kg, giờ chỉ còn gần 10 kg. Có cách nào giúp cháu phát triển và ngủ ngon không? hong tran thi bich [bichhongtap@gmail.com] Trả lời: Với cân nặng hiện tại, con chị không suy dinh dưỡng. Đêm bé ngủ không ngon giấc thì chị cần xem lại những vấn đề sau: phòng ngủ bé có được yên tĩnh, ánh sáng có quá sáng hay không, nhiệt độ phòng có quá lạnh, quá nóng, bé có bị ướt bởi nước tiểu, bé có bị đói không? Lúc 8 tháng bé 11,6 kg trong khi hiện tại 10 kg (13 tháng), chị nên cho bé đến BVNĐ1 khám và tư vấn dinh dưỡng để biết ngoài việc chậm tăng cân bé có bệnh gì khác không? Hỏi: Trẻ 4 tháng rưởi tuổi,quấy khóc, ngủ khong say giấc, hay giật mình, đổ mồ hôi đầu và chảy nước miếng … (chau22au@yahoo.com) Trẻ 32 tháng,ngủ không ngon giấc, hay khóc và uống nước ban đêm (kst_pn@hcm.vnn.vn) Trẻ 1 tuổi, hay khóc đêm, đang ngủ, ngồi dậy tìm cái gì, ra mồ hôi trộm … (hongdiemhp7111@yahoo.com.vn) Trẻ 18 tháng ,khoảng 13giờ sáng trẻ lăn lộn và giấc ngủ không sâu … (meofbin@yahoo.com) Trả lời: Cả bốn trẻ đểu ở lứa tuổi nhỏ và có khó khăn trong giấc ngủ ban đêm. Cha mẹ nên xem lại nhiệt độ trong phòng ngủ của trẻ, cách trẻ mặc quần áo . Trẻ nhỏ chưa tự điều chỉnh tốt nhiệt độ cơ thể so với nhiệt độ bên ngoài nên trẻ có thể cảm thấy khó chịu khi thời tiết quá nóng . Trẻ cũng khó ngủ nếu cha mẹ còn thức và âm thanh ti vi quá lớn đối với trẻ. Ánh sáng trong phòng ngủ cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Những hình ảnh trẻ nhìn thấy trên ti vi hoặc trong sinh hoạt ban ngày có thể ảnh hưởng đến những ác mộng trong giấc ngủ. Ngoài ra, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, nhất là mối quan hệ mâu thuẫn giữa vợ chồng hay sự lo âu, căng thẳng của người mẹ ví một lý do nào đó gây sự bất an cho mẹ cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Cha mẹ có thể đến đơn vị Tâm Lý, bệnh viện Nhi Đồng 1 để được tư vấn thêm về cách xử trí trong từng trường hợp . Hỏi: Bé trai 7 tháng tuổi bị nốt mẩn đỏ ở cổ được BS chẩn đoán là viêm da. Bệnh này có năng không?điều trị? (thienantlv@hcm.fpt.vn)
- Trả lời: Bệnh viêm da không phải là bệnh nặng, tuy nhiên cần được BS quan sát lâm sàng để có hướng điều trị thích hợp. Hỏi: Trẻ 19 tháng tuổi mà chỉ nói vài từ không rõ ràng … (dungtk@vietsov.com.vn) Trẻ 23 tháng chỉ nói được vài từ thôi, nhưng có thể nghe và làm theo động tác của mẹ. Lúc 10 tháng bé bị dính đầu lưỡi và đã cắt ở bệnh viện Nhi Đồng 1 nhưng đến nay vẫn không nói được nhiều … (vantien179@yahoo.com.vn) Trả lời: Chậm nói là một dấu hiệu khá thường gặp ở trẻ nhỏ. Ngoài nguyên nhân dính thắng lưỡi có thể gây trở ngại cho việc phát âm , bệnh điếc bẩm sinh hoặc là biến chứng của viêm tai giữa , hoặc một tổn thương thần kinh cũng có thể đưa đến chậm nói. Cũng có thể do trẻ ít được tiếp xúc với người lớn, ít được cha mẹ quan tâm, chơi với trẻ, nói chuyện với trẻ nên trẻ khó có cơ may phát triển ngôn ngữ. Trẻ cần được đưa đến đơn vị Tâm lý và âm ngữ trị liệu của bệnh viện Nhi Đồng 1 để được đánh giá về tuổi phát triển, tìm nguyên nhân của chậm nói và cách giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ . Hỏi: Trẻ 6 tháng tuổi, rất kén ăn, không chịu bú bình cũng chẳng bú sữa mẹ … (thuylinhketoan@yahoo.com) Trẻ 9 tháng, nặng 7,3 kg, …phải lựa lúc ngủ mới cho bú được, trẻ rất khó ăn, hay ói (camthu_xhh@yahoo.com) Trẻ 6 tháng tuổi, rất kén ăn, không chịu bú bình, hay bị ọc sữa (thao_%20asiagmt@vnn.vn) Trả lời: Cả ba trẻ trên đều không được bú sữa mẹ vì mẹ không có hoặc không đủ sữa cho con bú. Trước hết, cần tìm hiểu lý do mẹ không đủ sữa cho con, vì theo các nghiên cứu về sữa mẹ, một bà mẹ suy dinh dưỡng vẫn có thể có đủ sữa mẹ cho con bú. Trẻ nhỏ hơn 1 tuổi rất gắn bó với mẹ và nếu chẳng may, trẻ phải xa cách mẹ quá sớm , cảm thấy bị mẹ bỏ rơi thì sẽ rơi vào tình trạng trầm cảm , ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống của trẻ. Chúng ta nên nhớ trẻ rất cần tình thương của mẹ thể hiện qua hơi ấm, qua giọng nói nhẹ nhàng, qua ánh mắt trìu mến, qua những cử chỉ vuốt ve của mẹ hơn là bình sữa công thức cho dù sữa được mua với giá nào…Ngoài ra , chúng ta cũng nên nhớ sữa mẹ và sữa công thức không giống về mùi vị, cách bú núm vú mẹ và núm vú cao su cũng khác nhau… Hỏi: hiện tượng ọc sữa của bé 3 tháng tuổi (xavier.tu.pham@iitsvn.com) Trả lời: Cần lưu ý đến tư thế của trẻ trong lúc bú, đầu cao hơn thân mình của trẻ. Cũng lưu ý đến lỗ của núm vú cao su, nếu sữa chảy quá nhanh thi trẻ không nuốt kịp và ói ra. Trong khi trẻ bú bình, cần lưu ý cho sữa lấp đầy núm vú để trẻ không bú không khí cùng với lưọng sữa. gây đầy hơi trong bụng và làm trẻ dễ ói. Ngoài ra, cần đưa trẻ đến cho BS khám xem trẻ có bị chứng trào ngược dạ dày thực quản không. Hỏi: Trẻ 21 tháng tuổi rất thích uống nước dừa xiêm mỗi ngày một trái, xin cho biết lợi hại của nước dừa xiêm (lethanhdat20042000@yahoo.com) Trả lời: Nước dừa xiêm có thể được dùng như một loại nước giải khát có chứa đường và giàu muối kali. Tuy nhiên, cũng nên đa dạng hóa thức uống của trẻ bằng cách thay thế những loại nước hoa quả khác như nước chanh, nước cam vắt… Hỏi: Bé gái 21 tháng tuổi, từ lúc đi nhà trẻ, thường xuyên bị bệnh tai mũi họng. Làm thế nào để khỏi dứt bệnh và uống kháng sinh kéo dài có tác hại gì không? (vanphung@vusetsc.edu.vn) Trả lời: Trước khi cho bé đi nhà trẻ, cần có sự chuẩn bị tinh thần cho trẻ bằng cách giải thích lý do bé đi nhà trẻ và cho bé làm quen dần với môi trường mới của nhà trẻ, chứ không nên đột xuất gởi trẻ ngay một mình vào nhà trẻ. Sự căng thẳng tinh thần có thể làm giảm sức đề kháng của trẻ và làm cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh. Bệnh tai mũi họng kéo dài của trẻ có thể là một loại bệnh tâm thể, nghĩa là bệnh thể chất do nguyên nhân tâm lý.
- Uống kháng sinh kéo dài sẽ gây hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc và cũng có thể làm cho trẻ biếng ăn, hoặc rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa viêm hô hấp trên ở trẻ nhỏ thường do virút không thể được điều trị bằng kháng sinh thông thường. Hỏi: Bé trai 10 tháng tuổi, bị lác đồng tiền hai bên khuỷu tay. Tôi có thể dùng nizoral thoa được không? Cần cho trẻ uống thêm canxi ? (lienhoian@yahoo.com) Trả lời: Nên cho trẻ khám BS da liễu trước khi dùng thuốc. Nếu trẻ đang được bú sữa có bổ sung canxi thì không cần uống thêm canxi. Hỏi: Lưỡi trẻ trai 6 tuổi dễ bị đóng bợn màu trắng. Khám ở đầu?làm thế nào? (lenguyet@pacificairlines.com.vn) Trả lời: Có thể trẻ bị nhiễm nấm, có thể rơ lưỡi bằng Mycostatin .Nếu không bớt, nên đưa trẻ đến khám phòng Tai Mũi Họng , bệnh viện Nhi Đồng 1. Hỏi: Trẻ gái 8 tháng tuổi bị thông liên thất. Xin cách giải quyết (tranthiduyen05@yahoo.com) Trả lời: Trẻ cần được BS chuyên khoa Tim Mạch Nhi theo dõi tiến triển của tật tim bẩm sinh này cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Hỏi: Điều trị hẹp bao qui đầu bằng Diprosone (myhanhdl1@yahoo.com) Trả lời: Không biết tình trạng của bệnh nhân và tên của loại thuốc BS cho , nên không thể trả lời có nên dùng Diprosone là một loại kem chống viêm. Hỏi: Trẻ 3 tháng tuổi có thể ăn dậm bột lỏng được không? (quocthao99@yahoo.com) Trả lời: Trẻ dưới 46 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn là tốt nhất. Trong trường hợp trẻ không đuợc bú mẹ thì có thể bú sữa công thức. Vì bộ phận tiêu hóa của trẻ còn yếu, nên việc hấp thụ chất bột ở trẻ 3 tháng còn kém, và bột lỏng không cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho trẻ ở lứa tuổi này. Hỏi: Trẻ sinh năng 2,8kg nay được 1 tháng 10 ngày cân nặng 4,3kg có đủ chuẩn không (cctyag@hcm.vnn.vn) Trả lời: Trẻ này tăng trọng tốt. Thường 1 trẻ 56 tháng có cân nặng gấp đôi lúc mới sinh: 2,8 kg x 2 = 5,6 kg. Trẻ 1 tuổi có cân nặng gấp ba: 2,8 kg x 3 = 8,4 kg. Trẻ 2 tuổi có cân nặng gấp 4: 2,8 kg x 4 = 11,2 kg. Mỗi năm sau tăng trung bình 2 kg/năm. Hỏi: Trẻ nặng 10 kg, 13 tháng tuổi, có 4 chiếc răng. Cần bổ sung canxi và vitamin gì? (anhkim2907@yahoo.com.vn) Trả lời: Không biết lúc sinh cân nặng của trẻ là bao nhiêu, tuy nhiên trẻ có cân nặng tốt so với tuổi. Tuổi mọc răng có thể thay đổi tùy theo mỗi trẻ và tùy thức ăn của trẻ có đủ canxi . Việc bổ sung canxi và vitamin cần có ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng tùy theo khẩu phần ăn của trẻ. Hỏi: Trẻ gái 9 tháng nặng 7 kg cao 68 cm bú 500 ml sữa bột, ăn 2 chén cháo và bú mẹ ban đêm.Bé tăng cân chậm, thậm chí không tăng cân 2 tháng qua.. Làm thế nào để cải thiện tình hình? (douyen72003@yahoo.com) Trả lời: Không biết cân nặng của trẻ lúc sinh, nhưng nếu trẻ không tăng cân 2 tháng qua, thì cần gặp BS dinh dưỡng để thảo luận về nguyên nhân của sự không tăng cân. Nên đa dạng hoá thức ăn của trẻ(ví dụ đổi cháo thành nui, ăn thêm bánh flan, yaourt…). Làm cho bữa ăn thành hấp dẫn, vui tươi đối với trẻ. Hỏi: Trẻ 21 tháng tuổi, cân nặng 13 kg, chiều cao 88 cm, thóp đầu chưa đóng kín. Có phải trẻ thiếu calcium hay vitamin D? (dolysign@yahoo.ca)
- Trả lời: Trẻ phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao so với tuổi. Trẻ cần được BS chuyên khoa thần kinh theo dõi sự phát triển của vòng đầu và của não. Hỏi: làm sao trị tật tiểu lắc nhắc của trẻ em, nhất là bé trai
- Vitamine K1 không phải là vắc xin. Chị nên kiểm tra lại xem cháu có được chích Vitamine K1 chưa ? Nếu chưa tiêm thì nên đưa cháu đến bệnh viện tiêm ngay vì bệnh xuất huyết não, màng não ở trẻ sơ sinh cũng rất nguy hiểm. Trân trọng kính chào. Ths.Bs. Lê Nguyễn Thanh Nhàn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Cách cho thai nhi nghe nhạc khoa học nhất
4 p | 404 | 115
-
PHIẾU ĐIỀU TRA
0 p | 687 | 90
-
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA CÁC BÀ MẸ VỀ PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE
29 p | 493 | 87
-
Khám chấn thương sọ não (Kỳ 1)
6 p | 260 | 78
-
Các vấn đề về hô hấp ở trẻ em
30 p | 212 | 36
-
Trẻ tự kỷ (2a)
7 p | 104 | 23
-
Hen suyễn là gì?
11 p | 214 | 21
-
TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ BỆNH GAN TÍNH KHÔNG ÐÁP ỨNG VỚI VACCIN VIÊM GAN SIÊU VI B, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
4 p | 154 | 13
-
Vài điều về Cảm và Cúm
10 p | 82 | 11
-
Cách nhận biết tình trạng yếu thính giác ở trẻ
2 p | 114 | 6
-
Những câu hỏi thường gặp về cấy tóc
4 p | 96 | 6
-
120 câu hỏi phòng chữa đục thủy tinh thể: phần 2
150 p | 51 | 5
-
MỤC ĐÍCH KHÁM DẤU CHỨNG LÂM SÀNG THẦN KINH VỀ TÌNH TRẠNG Ý THỨC VÀ VẬN ÐỘNG
22 p | 86 | 4
-
con hỏi bố mẹ trả lời: phần 1
80 p | 33 | 4
-
Nguyên nhân Cảm Cúm
7 p | 91 | 4
-
Tự chăm sóc để cải thiện chứng đau nhức xương khớp
7 p | 68 | 3
-
Đàn ông loãng xương, vì sao?
6 p | 74 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn