YOMEDIA
ADSENSE
Trả lời câu hỏi cuộc thi viết "Tìm hiểu hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" -
63
lượt xem 8
download
lượt xem 8
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tài liệu gồm các câu trả lời các câu hỏi trong cuộc thi viết "Tìm hiểu hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam". Tài liệu được biên soạn nhằm phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu cho các bạn khi cần. Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trả lời câu hỏi cuộc thi viết "Tìm hiểu hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam" -
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung ̀ ̣ ̉ PHONG GDĐT HUYÊN CU CHI CÔNG HOA XA HÔI CHU NGHIA VIÊT NAM ̣ ̀ ̃ ̣ ̉ ̃ ̣ TRƯƠNG TH NHUÂN ĐỨ ̀ ̣ C 2 Đôc lâp – Tự do – Hanh phuc ̣ ̣ ̣ ́ Nhuân Đưc, ngay 28 thang 03 năm 2015 ̣ ́ ̀ ́ TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỘC THI VIẾT “TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” Câu 1: Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có mấy bản Hiến pháp? Các bản Hiến pháp đó được Quốc hội thông qua vào ngày, tháng, năm nào? Trả lời: Từ năm 1945 khi thanh lâp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước ̀ ̣ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp, gồm: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946: là bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta, được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Khóa I) thông qua tại kỳ họp thứ 2, vào ngày 09 tháng 11 năm 1946. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959: được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Khóa I) thông qua tại kỳ họp thứ 11, vào ngày 31 thang 12 năm 1959. ́ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980: được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khoá VI) thông qua tại kỳ họp thứ 7, vào ngày 18 thang 12 năm 1980. ́ Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Khóa VII) thông qua tại kỳ họp thứ 11, vào ngày 15thang 4 năm 1992; bản Hiến pháp này được Quốc hội khóa ́ X sửa đổi, bổ sung một số điều, tại kỳ họp thứ 10, vào ngày 25 thang 12 năm 2001. ́ 1
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung Hiến pháp pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013: được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 6, vào ngày 28 thang 11 năm ́ 2013. Câu 2: Bản Hiến pháp mới được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/11/2013 (Hiến pháp năm 2013) có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào? So với Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) có bao nhiêu điều được giữ nguyên? Có bao nhiêu điều được sửa đổi, bổ sung? Điều sửa đổi, bổ sung nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? Trả lời: Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ VI, vào ngày 28/11/2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014. Hiên phap năm 2013 co 11 ́ ́ ́ chương, 120 điêu, so vơi Hiên phap năm 1992 ̀ ́ ́ ́ (sửa đôi, bô sung năm 2001) chi giữ ̉ ̉ ̉ nguyên 7 điêu, bô sung 12 điêu mớ ̀ ửa đôi 101 điêu). ̀ ̉ ̀ i va s ̉ ̀ Điêu sửa đôi bô sung được tôi tâm đăc nhât: Điều 6: “Nhân dân thực ̀ ̉ ̉ ́ ́ hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”, trong đó dân chủ trực tiếp là điểm mới của Hiến pháp. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung đầy đủ hơn các hình thức thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân, không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như trước đây mà còn thông qua các cơ quan khác của Nhà nước và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp. Dân chủ đại diện là phương thức thực hiện quyền lực nhà nước cơ bản và phổ biến nhất của nhân dân. Theo đó, nhân dân thông qua các cơ quan đại biểu do mình bầu ra và ủy thác quyền lực như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp; rồi đến lượt mình Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục lập ra các cơ quan khác của Nhà nước để thực hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Như vậy, hiểu một cách đầy đủ, cơ quan nhà nước được nhân dân ủy quyền không chỉ là các cơ quan dân cử như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp mà còn bao gồm cả các cơ quan trong hệ thống hành pháp và tư pháp; các cơ quan này thay mặt nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước để điều hành, quản lý xã hội và chịu sự giám sát của nhân dân. Biểu hiện rõ nét và tập trung nhất của hình thức dân chủ đại diện ở nước ta là việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Điều 69 Hiến pháp năm 2013, với quy định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" đã 2
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung nhấn mạnh vai trò của nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân và do nhân dân ủy thác cho Quốc hội. Tính chất đại diện thể hiện ở sự hình thành của Quốc hội cơ quan duy nhất ở nước ta bao gồm những người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Dân chủ trực tiếp, là phương thức người dân trực tiếp thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình mà không phải thông qua cá nhân hay tổ chức đại diện. Các hình thức thực hiện dân chủ trực tiếp của người dân, có thể như: tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, đối thoại trực tiếp giữa nhân dân với đại diện cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, biểu tình ... Về hình thức trưng cầu ý dân, trong Hiến pháp năm 1946, tại Ðiều 21 có quy định: "Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia..." và Ðiều 32 quy định: "Những việc có quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết, nếu hai phần ba số nghị viên đồng ý...". Các bản Hiến pháp 1959, 1980, 1992 sau này đều có đề cập đến việc trưng cầu ý dân nhưng chưa có cơ chế thực hiện cụ thể nên những quy định của Hiến pháp chưa được thực hiện trong thực tế. Sau khi Hiến pháp năm 2013 được ban hành, để cụ thể hóa các quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, trong đó có hai đạo luật rất quan trọng đó là Luật trưng cầu ý dân và Luật biểu tình (Luật trưng cầu ý dân giao Hội Luật gia Việt Nam chủ trì xây dựng, Luật biểu tình giao Bộ Công an chủ trì xây dựng). Cả hai dự án luật này Chính phủ dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII vào cuối năm 2015. Như vậy có thể nói, trước khi Hiến pháp năm 2013 ra đời, vấn đề dân chủ trực tiếp đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, vì tính chất cấp bách và quan trọng của nó trước yêu cầu tiếp tục đổi mới và phát triển đất nước. Dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện là hai hình thức cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước; có mối quan hệ tác động qua lại với nhau và đều có vai trò quan trọng trong nền dân chủ đương đại. Nếu như bằng hình thức dân chủ đại diện nhân dân lập ra bộ máy nhà nước từ trung ương tới cơ sở để quản lý, điều hành xã hội một cách thường xuyên liên tục, giữ vững ổn định thể chế và phát triển đất nước, thì với hình thức dân chủ trực tiếp nhân dân lại góp phần làm cho bộ máy nhà nước đó ngày càng hoàn thiện hơn bằng việc giám sát, tham gia ý kiến hay biểu thị thái độ với chính các cá nhân hay cơ quan nhà nước do mình lập nên. Thực hiện tốt và bảo đảm hài hòa cả hai hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp là cơ sở vững chắc để hướng tới một thể chế Nhà nước hoàn thiện mà nhân dân là người chủ đích thực của nó. 3
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung Câu 3: Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…”. Bạn hãy nêu và phân tích ngắn gọn các quy định của Hiến pháp năm 2013 về những cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước. Trả lời: Trong Hiến pháp năm 2013, những quy định về cách thức để Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, như sau: Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước ". Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung đầy đủ hơn các hình thức thực hiện quyền lực nhà nước của Nhân dân, không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp như trước đây mà còn thông qua các cơ quan khác của Nhà nước và bằng các hình thức dân chủ trực tiếp như: Tham gia ý kiến khi Nhà nước trưng cầu ý dân, biểu tình theo quy định của pháp luật, thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở ... Hiến pháp năm 2013 thể hiện những nhận thức mới về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật, trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng”. Điều 53 Hiến pháp năm 2013, quy định: "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý", đã khẳng định quyền sở hữu của Nhân dân và Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước đại diện mình để sở hữu và thống nhất quản lý, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về việc quản lý tài sản do Nhân dân ủy quyền. Điều 65 Hiến pháp năm 2013, quy định: "Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế". Bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa là quyền và trách nhiệm của Nhan dân; Nhân dân giao trách nhiệm này cho lực lượng vũ trang và yêu cầu là phải tuyệt 4
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung đối trung thành với Nhân dân và trước hết là phải bảo vệ Nhân dân là chủ nhân tối cao của đất nước, sau đó là bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Điều 69 Hiến pháp năm 2013, quy định: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", đã nhấn mạnh vai trò của Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, tất cả quyền lực Nhà nước đều thuộc về Nhân dân. Nhân dân ủy thác thực hiện quyền lực cao nhất cho Quốc hội. Câu 4: Những quy định nào của Hiến pháp năm 2013 thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc? Trả lời: Hiến pháp năm 2013 đã hiến định sâu sắc hơn, toàn diện hơn về vấn đề dân tộc, góp phần xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thể hiện trên một số quy định sau: Ngày 23/2, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Đoàn đại biểu người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang về thăm Thủ đô Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Khang TTXVN - Điều 5 quy định: "Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước". Khoản 1 Điều 9: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” 5
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung Điều 42: "Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp". Điều 61: "Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề". Khoản 1 Điều 58: “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn”. Khoản 1 Điều 60: “Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Khoản 2 Điều 75: “Hội đồng dân tộc nghiên cứu và kiến nghị với Quốc hội về công tác dân tộc; thực hiện quyền giám sát việc thi hành chính sách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Câu 5: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Điểm mới nào bạn tâm đắc nhất? Vì sao? Trả lời: So với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Hiến pháp năm 2013 có những sửa đổi, bổ sung và phát triển quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân sau đây: Về tên chương cũng có sự thay đổi, nếu như ở Hiến pháp năm 1992 là "Quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân", đến Hiến pháp năm 2013 chương này có tên là "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân". Qua đó để khẳng định quyền con người được Nhà nước thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo vệ theo Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Tại Điều 14 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng". So với Hiến pháp năm 1992 thì Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người, quyền công dân chỉ sẽ hạn chế trong 6
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung một số trường hợp nhất định, tránh tình trạng xâm phạm quyền con người, quyền công dân. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 thay cụm từ "mọi công dân" thành "mọi người", cụ thể tại Điều 16 quy định "Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội". Bổ sung thêm quy định: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật" tại Điều 19 Hiến pháp sửa đổi năm 2013. Tại khoản 3 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”, đây là điểm mới so với Hiến pháp năm 1992, thể hiện được quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác của mọi người để chữa bệnh cho người thân, cũng như đề cao vai trò của bộ phận cơ thể người phục vụ cho việc nghiên cứu, chữa bệnh trong y học hiện nay. Về quyền tự do kinh doanh: Tại Điều 57 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh” thì tại Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” đã mở rộng hơn về đối tượng được kinh doanh và ngành nghề được kinh doanh tạo điều kiện mọi người tự do kinh doanh làm giàu chính đáng, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội. Ngoài một số nội dung cơ bản trên, Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân đã quy định rõ ràng, cụ thể và bổ sung đầy đủ hơn so với Hiến pháp năm 1992 như gộp các điều 65, 66, 67 và bổ sung thêm một số nội dung thành Điều 37 Hiến pháp năm 2013; tách Điều 53 Hiến pháp năm 1992 quy định về công dân có quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân thành Điều 29 Hiến pháp năm 2013: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”… Về cách thức thể hiện, Hiến pháp năm 2013 có sự đổi mới quan trọng theo hướng ghi nhận mọi người có quyền, công dân có quyền và quyền con người là quyền tự nhiên, bất cứ ai cũng cũng có quyền đó; quyền công dân là quyền của người có quốc tịch Việt Nam… Để mọi người, công dân thực hiện quyền của mình thì Hiến pháp năm 2013 quy định trách nhiệm của Nhà nước là phải ban hành văn bản pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người và công dân thực hiện đầy đủ các quyền của mình. 7
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung Điêm mơi mà tâm đăc nhât đo la: Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng ̉ ́ tôi ́ ́ ́ ̀ định “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Vi: ̀ Quy định này thể hiện sự phát triển quan trọng về nhận thức và tư duy trong việc ghi nhận quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp. Nếu như Hiến pháp năm 1992 đã thừa nhận thuật ngữ "quyền con người" thông qua quy định “quyền con người về chính trị, dân sự và kinh tế, văn hóa, xã hội được thể hiện trong quyền công dân” tại Điều 50. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 lại chưa phân biệt rạnh ròi được quyền con người với quyền cơ bản của công dân. Khắc phục thiếu sót đó, Hiến pháp năm 2013 đã có sự phân biệt giữa “quyền con người” và “quyền công dân”. Theo đó, quyền con người được quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con người từ lúc sinh ra (kể cả đối với người quốc tịch nước ngoài, người không quốc tịch, người có quốc tịch Việt Nam đã bị tước hoặc hạn chế một số quyền công dân); còn quyền công dân, trước hết cũng là quyền con người, nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp lý của công dân trong quan hệ với nhà nước. Để làm rõ sự khác biệt này, tham khảo các công ước Quốc tế về quyền con người và Hiến pháp của các nước, Hiến pháp 2013 đã sử dụng từ “mọi người” khi thể hiện quyền con người và dùng từ “công dân” khi quy định về quyền công dân. Bên cạnh đó, nhằm khắc phục sự tùy tiện ra các quy định trong việc hạn chế quyền con người, quyền công dân, Hiến pháp năm 2013 đã quy định nguyên tắc “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự án toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Theo đó, không ai được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền, ngoại trừ các trường hợp cần thiết nói trên do Luật định. Điều này xác lập nguyên tắc quyền con người, quyền công dân chỉ bị hạn chế bằng Luật chứ không phải các văn bản dưới luật. Câu 6: Những điểm mới, quan trọng về vị trí, chức năng của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013. Phân tích điểm mới về mối quan hệ giữa các cơ quan đó trong thực hiện quyền lực Nhà nước? Trả lời: 1. Quốc hội: Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định về Quốc hội ở Chương 6 (từ điều 83- điều 100); Hiến pháp 2013 quy định về Quốc hội ở Chương 5 (từ điều 69- điều 85). Về cơ bản, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội trong Hiến pháp 2013 không thay đổi nhiều so với Hiến pháp 1992 ; đồng thời, có sửa đổi, bổ sung để phù hợp với chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập hiến, lập 8
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; cụ thể như sau: Sửa đổi, bổ sung Điều 83 của Hiến pháp năm 1992, khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước (Điều 69). Quy định rõ, khả thi và phù hợp hơn trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN quyền quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế xã hội của đất nước (khoản 3 Điều 70) để xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm, quyền quyết định của Quốc hội và quyền quản lý, điều hành của Chính phủ. Tiếp tục quy định Quốc hội quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước; bổ sung thẩm quyền Quốc hội quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ (khoản 4 Điều 70). Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (khoản 7 Điều 70) để phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình Tòa án nhân dân, làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện quyền tư pháp, đồng thời nâng cao vị thế của Thẩm phán theo tinh thần cải cách tư pháp. Bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc giám sát, quy định tổ chức và hoạt động, quyết định nhân sự đối với Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập (các khoản 2, 6, 7 và 9 Điều 70). Tiếp tục quy định việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn (khoản 8 Điều 70). Quy định rõ và hợp lý hơn các loại điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn hoặc bãi bỏ của Quốc hội (khoản 14 Điều 70). Đó là những điều ước quốc tế liên quan đên chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của ́ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội. Hiến định thẩm quyền của Quốc hội trong việc thành lập Ủy ban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định được quy định tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Luật tổ chức Quốc hội (Điều 78). Đồng thời, bổ sung quy định giao Quốc hội quyết định việc thành lập, giải thể Ủy ban của Quốc hội (Điều 76). 2.Chinh Phu: ́ ̉ Chương VII của Hiến pháp năm 2013 quy định về Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Đây là chương có nhiều nội dung mới so với Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). + Vê vị trí pháp lý, chức năng của Chính ̀ 9
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung phủ: Vị trí, chức năng của Chính phủ đã được quy định trong Điều 109 Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi, bổ sung năm 2001). Theo đó: “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hiến pháp năm 1992 mới chỉ đề cập đến Chính phủ với tư cách là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính Nhà nước còn Chính phủ với tư cách là cơ quan thực hiện quyền hành pháp chưa được làm rõ. Hiến pháp năm 2013 kế thừa đồng thời bổ sung để thể hiện một cách toàn diện tính chất, vị trí, chức năng của Chính phủ. Điều 109 Hiến pháp năm 2013: “Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến VN, Hiến pháp chính thức khẳng định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp xác định cụ thể, rõ ràng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, vai trò của Chính phủ trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. + Vê nhiệm vụ, quyền hạn được thiết kế lại : ̀ Hiến pháp năm 1992, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được liệt kê quá chi tiết nên một mặt không bao quát đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn thực tế đang thực hiện. Mặt khác, không tạo cho Chính phủ quyền chủ động, linh hoạt để xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiến pháp năm 2013 đã thay đổi kỹ thuật lập hiến khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. Theo đó, các quy định này được thể hiện khái quát hơn, tạo cơ sở hiến định để kiện toàn bộ máy Chính phủ, nâng cao hiệu quả quản lý vĩ mô trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. So với Hiến pháp năm 1992, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong Hiến pháp hiện hành có những điểm mới cơ bản sau: Hiến pháp quy định cụ thể các loại văn bản QPPL mà Chính phủ tổ chức thi hành. Khoản 1 Điều 96 Hiến pháp năm 2013: “Tổ chức thi hành Hiến pháp và các VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;” Hiến pháp bổ sung thêm một số nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc “thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;” (khoản 3 Điều 96), “đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn…” (khoản 2 Điều 96). Thẩm quyền này thể hiện rõ vai trò của Chính phủ trong việc thực hiện chức năng hành pháp chức năng hoạch định và thực hiện chính sách. Hiến pháp đã chuyển thẩm quyền quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vi hành chính dưới cấp tỉnh sang thẩm quyền của Ủy ban ̣ Thường vụ Quốc hội. Hiến pháp đã thay đổi cách thức quy định về hình thức ban hành văn bản quy 10
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung phạm pháp luật của Chính phủ. Hiến pháp năm 1992 quy định cụ thể các hình thức ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Các quy định này đã được sửa đổi bởi Luật Ban hành văn bản quy phạm năm 2008. Để phù hợp với thực tiễn xây dựng pháp luật ở nước ta và hiến pháp nhiều nước trên thế giới, Điều 100 Hiến pháp năm 2013 sửa lại là:“Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật”. Hiến pháp phân định cụ thể thẩm quyền của Chính phủ trong việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70 của Hiến pháp. + Vê tổ chức của Chính phủ gọn nhẹ hơn: ̀ Điều 110 Hiến pháp năm 1992: “Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội”. Quy định trên được sửa lại tại Điều 95 Hiến pháp năm 2013: “1. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.” Có thể thấy, Hiến pháp năm 2013 đã bỏ cụm từ “các thành viên khác” của Hiến pháp 1992, bổ sung quy định “cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quy định” để trên cơ sở đó quy định trong luật về cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ. Như vậy, Chính phủ mới có cơ cấu gọn nhẹ, hợp lý và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới. + Vê Thủ tướng Chính phủ được đề cao hơn: ̀ Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa quy định Hiến pháp năm 1992, đồng thời khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm của Thủ tướng với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, đồng thời là một thiết chế độc lập có quyền hạn và nhiệm vụ riêng và đứng đầu hệ thống hành chính nhà nước. Cụ thể: * Vị trí pháp lý, vai trò được xác định rõ: Lần đầu tiên Hiến pháp khẳng định: “Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ”(Khoản 2 Điều 95 Hiến pháp năm 2013). Hiến pháp đã bổ sung quy định: “Phó Thủ tướng,… chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.” (Khoản 3 Điều 95); “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ” (Khoản 4 Điều 95); “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Thủ tướng Chính phủ” … (Khoản 2 Điều 99) * Nhiệm vụ, quyền hạn tăng cường hơn: Hiến pháp sắp xếp, cơ cấu lại nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ một cách khoa học và hợp lý hơn, bảo đảm tương thích với nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ. 11
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung Hiến pháp đã phân biệt và quy định rõ 2 loại nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng: nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách là người đứng đầu Chính phủ và nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách là một thiết chế độc lập tương đối. Điều này được thể hiện rõ nét khi chúng ta so sánh một số nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong hai bản Hiến pháp. Cụ thể: Hiến pháp đã làm rõ hơn thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc lãnh đạo, điều hành Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước. Đ114 Hiến pháp năm 1992: “1 Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;” Quy định trên được sửa đổi, bổ sung lại tại Điều 98 Hiến pháp năm 2013: “1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ; lãnh đạo việc xây dựng chính sách và tổ chức thi hành pháp luật; 2. Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốt của nền hành chính quốc gia;” Hiến pháp đã bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc “quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;” (khoản 5 Điều 98). Hiến pháp quy định đầy đủ hơn nhiệm vụ báo cáo công tác của Thủ tướng Chính phủ. Theo Khoản 6 Điều 114 Hiến pháp năm 1992, Thủ tướng Chính phủ phải“Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết”. Khoản 6 Điều 98 Hiến pháp năm 2013 sửa lại là: “Thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ”. * Chế độ chịu trách nhiệm rõ hơn, toàn diện hơn Điều 110 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước ”. Quy định trên được sửa lại là: “Thủ tướng Chính phủ…, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước” (Khoản 2 Điều 95 Hiến pháp năm 2013). Với các sửa đổi, bổ sung đã được đề cập, vị thế, vai trò, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ đã được nâng cao hơn, rõ ràng hơn, thể hiện đúng vai trò là “nhạc trưởng” trong điều hành vĩ mô đối với toàn bộ hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính Nhà nước từ Trung ương tới địa phương, Qua đó năng lực của cá nhân Thủ tướng Chính phủ được thể hiện một cách rõ ràng, không bị khuất bởi hai chữ “tập thể”. + Vê Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: trách nhiệm được nhấn ̀ mạnh trên các mặt công tác. Các quy định của Hiến pháp năm 2013 đề cao, nhấn mạnh hơn trách nhiệm 12
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung cá nhân của Bộ trưởng trên các mặt công tác: trách nhiệm trước Quốc hội (được Quốc hội phê chuẩn), trách nhiệm trước Chính phủ với tư cách là thành viên của tập thể, trách nhiệm trước TTCP với tư cách là người được TTCP tín nhiệm, lựa chọn và đề nghị Quốc hội phê chuẩn, trách nhiệm trước Bộ ngành với tư cách là người đứng đầu ngành, lĩnh vực, trách nhiệm chính trị trước nhân dân(với tư cách là chủ thể được nhân dân ủy quyền). Cụ thể: * Về vị trí, vai trò Hiến pháp hiện hành quy định “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công” (Khoản 1 Điều 99 Hiến pháp năm 2013). Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến của nước ta, Hiến pháp khẳng định rõ vị trí, vai trò của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. * Về nhiệm vụ, quyền hạn Hiến pháp đã bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cụ thể: “…; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc” (Khoản 1 Điều 99 Hiến pháp năm 2013); “…, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật” (Điều 100 Hiến pháp năm 2013). * Về chế độ chịu trách nhiệm Điều 116 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành mình phụ trách trong phạm vi cả nước, bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật”. Quy định trên được sửa đổi, bổ sung tại Điều 99 Hiến pháp năm 2013: “1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công tác của bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. 2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý”. Như vậy, cụm từ “bảo đảm quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở theo quy định của pháp luật” đã không còn được quy định trong Hiến pháp. Điều này có nghĩa là Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang bộ chỉ tập trung vào quản lý nhà nước vĩ mô và sử dụng các công cụ điều tiết vĩ mô toàn xã hội, tách bạch rõ ràng giữa hoạt động quản lý nhà nước đối với ngành, lãnh thổ và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, xóa bỏ cơ chế Bộ chủ quản. Theo Điều 117 Hiến pháp năm 1992: “Bộ trưởng và các thành viên khác 13
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung của Chính phủ chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về lĩnh vực, ngành mình phụ trách”. Khoản 4 Điều 95 Hiến pháp năm 2013 sửa lại là: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ”. Có thể thấy, Hiến pháp hiện hành đã bổ sung trách nhiệm cá nhân của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trước Chính phủ với tư cách là một thiết chế có trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước; và trách nhiệm tập thể với tư cách là thành viên Chính phủ về hoạt động của Chính phủ. Mặt khác, Hiến pháp làm rõ hơn mối quan hệ giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ. Hiến pháp đã bổ sung quy định về trách nhiệm giải trình (khoản 2 Điều 99 Hiến pháp 2013: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ báo cáo công tác trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý”. Như vậy, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ còn phải chịu trách nhiệm giải trình trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý. 3. Tòa án Nhân dân (TAND): Điều 102: “1) Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. 2) Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định. 3) Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.” Theo trên, Hiến pháp 2013 bổ sung quy định Tòa án nhân dân thực hiện quyền Tư pháp; sửa đổi quy định về hệ thống tổ chức Tòa án (2) cho phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp theo hướng không xác định cấp Tòa án cụ thể trong Hiến pháp mà để luật định, làm cơ sở hiến định cho việc tiếp tục đổi mới hoạt động tư pháp, phù hợp với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền; bổ sung quy định nhiệm vụ tổng quả của Tòa án nhân dân là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 14
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung Về nguyên tắc hoạt động của Tòa án nhân dân, Điều 103 Hiến pháp 2013 có bổ sung quy định đáng chú ý là “… nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”; đặc biệt “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” được đưa vào Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa rất to lớn, mang tính cách mạng trong nền tư pháp Việt Nam hiện nay. Hiến pháp năm 2013 không quy định về việc thành lập các tổ chức thích hợp ở cơ sở để giải quyết các tranh chấp nhỏ trong nhân dân như Điều 127 Hiến pháp năm 1992 mà theo luật định (đã có quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở). Về mối quan hệ giữa Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân: + Mối quan hệ giữa Quốc hội và Tòa án nhân dân trong Hiến pháp năm 2013 đã có sự kế thừa các hiến định trong mối quan hệ giữa hai cơ quan này tại Hiến pháp năm 1992 như các hiến định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội trong việc: Xét báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tối cao (Khoản 2 Điều 70); Quy định tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân (Khoản 6 Điều 70); Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (Khoản 7 Điều 70); Bãi bỏ văn bản của Tòa án nhân dân tối cao (Khoản 10 Điều 70). Bên cạnh việc kế thừa các hiến định trong Hiến pháp năm 1992 thì Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung thêm thẩm quyền cho Quốc hội trong việc: “Phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (khoản 7 Điều 70).” Việc bổ sung thẩm quyền này đã đáp ứng được những yêu cầu trong việc đổi mới mô hình Tòa án nhân dân, làm rõ hơn vai trò của Quốc hội trong mối quan hệ với cơ quan thực hiện quyền tư pháp, đồng thời nâng cao vị thế của Thẩm phán theo tinh thần cải cách tư pháp. + Môi quan hê giưa Quôc hôi vớ ́ ̣ ̃ ́ ̣ ̉ i Chinh phu: ́ Thứ nhất, để tạo điều kiện cho Chính phủ chủ động, linh hoạt trong việc đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh; Hiến pháp năm 2013 đã bỏ quy định về thẩm quyền của Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; tạo điều kiện cho Chính phủ và các chủ thể khác chủ động, linh hoạt trong việc đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh. Theo đó, Chính phủ sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn: “trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban thường vụ Quốc hội;” (Khoản 2 Điều 96). Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 đã phân định rõ hơn phạm vi chính sách và các vấn đề quan trọng do Quốc hội và Chính phủ quyết định trong một số lĩnh vực (như Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển KTXH của đất nước, quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia…, 15
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung còn Chính phủ có thẩm quyền ban hành các chính sách cụ thể, biện pháp để quản lý, điều hành các lĩnh vực). Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội “quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia”, đồng thời bổ sung thẩm quyền của Quốc hội trong việc “quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ” (Khoản 4, Điều 70). Hiến pháp năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo hướng khái quát, hợp lý hơn, phù hợp với vị trí hành pháp của Chính phủ (Điều 96), như: Khẳng định vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ, Hiến pháp quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ "đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này"(khoản 2 Điều 96). Khẳng định vai trò quản lý, điều hành vĩ mô của Chính phủ, đồng thời đã làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ với vị trí là cơ quan chấp hành của Quốc hội trong việc tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật; thi hành các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân; bổ sung quy định trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính đối với đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Thứ ba, phân định rõ và phù hợp hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chính phủ trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế... Theo đó, Quốc hội có thẩm quyền: “Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đên chiến ́ tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia, tư cách thành viên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng, điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân vàđiều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội;” (khoản 14 Điều 70) còn Chính phủ có thẩm quyền"Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, trừ điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70"(khoản 7 Điều 96). Câu 7: Cấp chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm những cơ quan nào? Bạn hãy nêu nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với Nhân dân. Trả lời: Cấp chính quyền địa phương quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (Khoản 2 Điểu 111). Như vây, tất cả ̣ đơn vị hành chính đều có chính quyền nhưng chính quyền tại mỗi đơn vị hành chính được tổ chức không giống nhau, chỉ ở đơn vị hành chính nào có cơ cấu tổ chức gồm cả HĐND và UBND thì mới gọi là cấp chính quyền. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với Nhân dân: 16
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung Điều 112 Hiến pháp năm 2013 quy định: chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên. Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó. Đây được xem như là một định hướng quan trọng trong việc thiết lập cơ chế điều chỉnh mối quan hệ giữa chính quyền địa phương và chính quyền Trung ương trong thời gian tới. Trên cơ sở phân định rõ ràng thẩm quyền của mỗi cấp chính quyền, việc xác định trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền cũng như việc kiểm soát quyền lực mới có hiệu quả, phát huy tính tự quản, chủ động của chính quyền địa phương. HĐND thực hiện 02 loại chức năng chính là: Điều 113: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.” Đối với UBND, kế thừa Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 quy định: ở cấp chính quyền nào có HĐND thì UBND phải do HĐND cùng cấp bầu ra và được xác định là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.Về chức năng, nhiệm vụ của UBND, khoản 2 Điều 114 tiếp tục quy định UBND tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND, đồng thời có bổ sung nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao. Câu 8: Hiến pháp năm 2013 quy định như thế nào về trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đối với cử tri và Nhân dân? rả lời: T Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội: Trách nhiệm của đại biểu Quốc hội được quy định tại điều 79, Hiến pháp 2013. 17
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung 1. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. 2. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo. 3. Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật. 4. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước. 5. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội; trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho trả lời bằng văn bản. 6. Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội yêu cầu trong thời hạn luật định. 7. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đại biểu, có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội. 8. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện để đại biểu Quốc hội làm nhiệm vụ đại biểu. 9. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động của đại biểu Quốc hội. 10. Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng Nhân dân (HĐND): Hiến pháp 2013 quy định về đại biểu HĐND tại Điều 115. 18
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung 1. Đại biểu hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Hội đồng nhân dân, trả lời những yêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đại biểu Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ vận động Nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật, chính sách của Nhà nước, nghị quyết của Hội động nhân dân, động viên Nhân dân tham gia quản lý nhà nước. 2. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền chất vấn Chủ tịch ủy ban nhân dân, các thành viên khác của ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng các cơ quan thuộc ủy ban nhân dân. Người bị chất vấn phải trả lời trước Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân có quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, tổ chúc, đơn vị ở địa phương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm tiếp đại biểu, xem xét, giải quyết kiến nghị của đại biểu. Câu 9. “… Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (trích Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013). Theo bạn, Nhà nước và mỗi người dân có trách nhiệm làm gì và làm như thế nào để thi hành và bảo vệ Hiến pháp? rả lời T : Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền. Nhiều hiến pháp cũng bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân. Trong bài viết này, ngoài Hiến pháp được hiểu như hiến pháp chính quyền còn có một số hình thức khác mang nghĩa rộng hơn như là hiến chương, luật lệ, nguyên tắc giữa các tổ chức chính trị. Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước,nó thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó. Tầm quan trọng của Hiến pháp: 19
- ̣ ̀ ̣ Ho va tên: Lê Thi Kim Chung Trước hết, Hiến pháp sửa đổi đã thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và nhà nước ta về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ XHCN và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đề cao, đưa lên vị trí trang trọng hàng đầu trong Hiến pháp (chương II). Đó vừa là sự kế thừa Hiến pháp năm 1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh Trưởng ban Soạn thảo; vừa thể hiện nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. *Chính vì tầm quan trọng của Hiến pháp 2013 mà nhà nước và người dân cần phải: Một là, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp Bảo đảm tính tối cao của hiến pháp đòi hỏi: 1. Tất cả các cơ quan nhà nước được nhân dân uỷ quyền không những phải tổ chức và hoạt động theo quy định của hiến pháp mà các cơ quan này còn phải ban hành các văn bản pháp luật (kể cả các văn bản luật và văn bản dưới luật) phù hợp với hiến pháp. Xuất phát từ nguyên tắc này thì: các văn bản dưới luật phải được ban hành trên cơ sở các văn bản luật, phù hợp với các văn bản luật, nội dung không được trái với các văn bản luật, nhằm để thực hiện các văn bản luật; văn bản của các cơ quan chấp hành và điều hành phải được ban hành phù hợp với văn bản của các cơ quan quyền lực, đại diện; văn bản của các cơ quan cấp dưới phải được ban hành phù hợp với văn bản của cơ quan cấp trên, nhưng phải bảo đảm sự phân định rõ ràng về thẩm quyền của cơ quan ở mỗi cấp; mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp. 2. Nhà nước không được tham gia ký kết các điều ước quốc tế có nội dung mâu thuẫn, đối lập với các quy định của hiến pháp. Khi có mâu thuẫn, đối lập giữa quy định của điều ước với hiến pháp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tham gia ký kết, không phê chuẩn hoặc phải bảo lưu (không thực hiện) đối với những điều mâu thuẫn đó của các điều ước quốc tế. 3. Tính tối cao của hiến pháp còn đòi hỏi văn kiện của các tổ chức chính trị xã hội khác cũng không được có nội dung trái với hiến pháp và pháp luật. 4. Trong những trường hợp có sự mâu thuẫn giữa quy định của các văn bản pháp luật khác với các quy định của hiến pháp thì thực hiện theo quy định của hiến pháp, nếu văn kiện của các tổ chức, đoàn thể xã hội có nội dung trái với hiến pháp và các văn bản luật khác của nhà nước thì phải áp dụng quy định của hiến pháp, của các văn bản luật. 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn