intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trắc nghiệm chương 2: Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lí người

Chia sẻ: Vũ Thị Thu Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

749
lượt xem
184
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1. Cơ sở tự nhiên của tâm lí người là cơ sở sinh lí, là tiền đề vật chất, là điều kiện: A. Cần; B. Đủ; C. Cần chứ không phải là đủ; D. Cả A và B. Câu 2. Cơ sở xã hội của tâm lí người là: A. Hoạt động; B. Giao tiếp; C. Các mối quan hệ xã hội và nền văn hoá xã hội; D. Cả A, B, C. Câu 3. Cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lí người là: A. Di truyền; B. Sự chín muồi của những tiềm năng sinh vật dưới tác động của môi trường; C. Sự lĩnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trắc nghiệm chương 2: Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lí người

  1. Chương 2. Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lí người Câu 1. Cơ sở tự nhiên của tâm lí người là cơ sở sinh lí, là tiền đề vật chất, là điều kiện: A. Cần; B. Đủ; C. Cần chứ không phải là đủ; D. Cả A và B. Câu 2. Cơ sở xã hội của tâm lí người là: A. Hoạt động; B. Giao tiếp; C. Các mối quan hệ xã hội và nền văn hoá xã hội; D. Cả A, B, C. Câu 3. Cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lí người là: A. Di truyền; B. Sự chín muồi của những tiềm năng sinh vật dưới tác động của môi trường; C. Sự lĩnh hội nền văn hóa xã hội; D. Tự nhận thức, tự giáo dục. Câu 4. Hoạt động thần kinh cấp cao được thực hiện ở: A. Não trung gian; B. Các lớp tế bào thần kinh vỏ não; C. Các phần dưới vỏ não; D. Cả A, B, C. Câu 5. Đối với sự phát triển các hiện tượng tâm lí, cơ chế di truyền đảm bảo: A. Khả năng tái tạo lại ở thế hệ sau những đặc điểm của thế hệ trước; B. Tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lí con người; C. Sự tái tạo lại những đặc điểm tâm lí dưới hình thức “tiềm tàng” trong cấu trúc sinh vật của cơ thể; D. Cho cá nhân tồn tại được trong môi trường sống luôn thay đổi. Câu 6. Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là cơ cở sinh lí thần kinh của hiện tượng tâm lí cấp cao của con người: A. Các phản xạ có điều kiện; B. Các phản xạ không điều kiện; C. Các quá trình hưng phấn và ức chế thần kinh; D. Hoạt động của các trung khu thần kinh. Câu 7. Hiện tượng nào dưới đây chứng tỏ tâm lí tác động đến sinh lí: A. Thẹn đỏ mặt; B. Giận đến run người; C. Lo lắng đến mất ngủ; D. Cả A, B, C. Câu 8. Hiện tượng nào cho thấy sinh lí có ảnh hưởng rõ rệt đến tâm lí: A. Tuyến nội tiết làm thay đổi tâm trạng; B. Lạnh làm run người; C. Buồn rầu làm ngưng trệ tiêu hoá; 1
  2. D. Ăn uống đầy đủ giúp cơ thể khoẻ mạnh. Câu 9. Hiện tượng sinh lí và hiện tượng tâm lí thường: A. Diễn ra song song trong não; B. Đồng nhất với nhau; C. Có quan hệ chặt chẽ với nhau; D. Có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lí có cơ sở vật chất là não bộ. Câu 10. Phản xạ có điều kiện là: A. Phản ứng tất yếu của cơ thể với các tác nhân kích thích bên ngoài để thích ứng với môi trường luôn thay đổi; B. Phản ứng tất yếu của cơ thể với tác nhân kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể để thích ứng với môi trường luôn thay đổi; C. Phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể, được hình thành do quá trình luyện tập để thích ứng với môi trường luôn thay đổi; D. Phản ứng tất yếu của cơ thể với các tác nhân kích thích trong môi trường. Câu 11. Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là quy luật của hoạt động thần kinh cấp cao? A. Hưng phấn hay ức chế nảy sinh ở một điểm trong hệ thần kinh, từ đó lan toả sang các điểm khác; B. Cường độ kích thích càng mạnh thì hưng phấn hay ức chế tại một điểm nào đó trong hệ thần kiinh càng mạnh; C. Hưng phấn tại một điểm này sẽ gây ức chế tại một điểm khác và ngược lại; D. Độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích tác động trong phạm vi con người có thể phản ứng lại được. Câu 12. Định hình động lực là: A. Hệ thống phản xạ có điều kiện; B. Hệ thống phản xạ có điều kiện được lặp đi lặp lại theo một trình tự nhất định vào một khoảng thời gian nhất định trong thời gian dài; C. Cơ sở sinh lí của việc hình thành thói quen, kĩ năng, kĩ xảo…; D. Cả B và C. Câu 13. Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là đặc điểm của phản xạ có điều kiện? A. Phản xạ tự tạo trong đời sống của từng cá thể nhằm thích ứng với sự thay đổi của điều kiện sống; B. .Phản ứng tất yếu của cơ thể đáp lại những kích thích của môi trường; C. Quá trình diễn biến của phản xạ là quá trình hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa các điểm trên vỏ não; D. Phản xạ được hình thành với kích thích bất kì và báo hiệu gián tiếp sự tác động của một kích thích khác. Câu 14. Di truyền có vai trò như thế nào trong sự hình thành và phát triển tâm lí người? A. Chủ đạo; B. Quyết định; C. Định hướng; D. Tiền đề. Câu 15 Yếu tố nào tạo nên sự khác biệt về các đặc điểm của giác quan, của hệ thần kinh cũng như năng lực hoạt động khác nhau của con người? A. Di truyền; 2
  3. B. Tư chất; C. Bẩm sinh; D. Đặc điểm giải phẫu sinh lí. Câu 16. Não người là cơ sở vật chất, là nơi diễn ra các hoạt động: A. Tâm lí; B. Tâm sinh lí; C. Tâm vật lí; D. Sinh lí. Câu 17. Mọi hiện tượng tâm lí người đều có cơ sở sinh lí là những: A. Phản ánh sinh lí; B. Phản xạ có điều kiện; C. Phản xạ không điều kiện; D. Cả A và C. Câu 18. Theo I.M.Xêtrenov thì phản xạ có mấy khâu chủ yếu? A. Hai; B. Ba; C. Bốn; D. Năm. Câu 19. Khâu đầu tiên của phản xạ là quá trình : A. Thần kinh trên não, xử lí thông tin, tạo ra hoạt động tâm lí; B. Nhận kích thích bên ngoài, biến thành hưng phấn theo đường hướng tâm dẫn truyền vào não; C. Truyền hưng phấn từ trung ương theo hướng li tâm, gây nên phản ứng của cơ thể; D. Thành lập đường liện hệ thần kinh tạm thời giữa trung khu nhận kích thích và đại diện của trung khu trực tiếp thực hiện phản xạ không điều kiện. Câu 20. Khâu trung tâm của phản xạ là quá trình : A. Thần kinh trên não, xử lí thông tin, tạo ra hoạt động tâm lí; B. Nhận kích thích bên ngoài, biến thành hưng phấn theo đường hướng tâm dẫn truyền vào não; C. Truyền hưng phấn từ trung ương theo hướng li tâm, gây nên phản ứng của cơ thể; D. Thành lập đường liện hệ thần kinh tạm thời giữa trung khu nhận kích thích và đại diện của trung khu trực tiếp thực hiện phản xạ không điều kiện. Câu 21. Khâu kết thúc của phản xạ là quá trình : A. Thần kinh trên não, xử lí thông tin, tạo ra hoạt động tâm lí; B. Nhận kích thích bên ngoài, biến thành hưng phấn theo đường hướng tâm dẫn truyền vào não; C. Truyền hưng phấn từ trung ương theo hướng li tâm, gây nên phản ứng của cơ thể; D. Thành lập đường liện hệ thần kinh tạm thời giữa trung khu nhận kích thích và đại diện của trung khu trực tiếp thực hiện phản xạ không điều kiện. Câu 22. Vòng phản xạ có mấy khâu? A. Hai; B. Ba; C. Bốn; D. Năm. 3
  4. Câu 23. Nguồn gốc tâm lí người được thể hiện rõ ở khâu nào của vòng phản xạ? A. Khâu dẫn vào; B. Khâu dẫn ra; C. Khâu trung tâm; D. Khâu liên hệ ngược. Câu 24. Nội dung tâm lí người được thể hiện rõ ở khâu nào của vòng phản xạ? A. Khâu dẫn vào; B. Khâu dẫn ra; C. Khâu trung tâm; D. Khâu liên hệ ngược. Câu 25. Sự biểu hiện ra bên ngoài của hiện tượng tâm lí người được thể hiện rõ ở khâu nào của vòng phản xạ? A. Khâu dẫn vào; B. Khâu dẫn ra; C. Khâu trung tâm; D. Khâu liên hệ ngược. Câu 26. Chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh và kiểm tra của hiện tượng tâm lí được thể hiện rõ nhất là ở khâu nào của vòng phản xạ? A. Khâu dẫn vào; B. Khâu dẫn ra; C. Khâu trung tâm; D. Khâu liên hệ ngược. Câu 27. Phản xạ có điều kiện là phản ứng tự tạo trong đời sống cá thể để: A. Thích ứng với điều kiện môi trường luôn thay đổi; B. Thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi; C. Thích ứng với điều kiện môi trường không thay đổi; D. Tồn tại trong điều kiện môi trường luôn thay đổi. Câu 28. Phản xạ có điều kiện báo hiệu: A. Trực tiếp kích thích không điều kiện tác động vào cơ thể; B. Gián tiếp kích thích có điều kiện tác động vào cơ thể; C. Gián tiếp kích thích không điều kiện tác động vào cơ thể; D. Trực tiếp kích thích có điều kiện tác động vào cơ thể. Câu 29. Quá trình sinh lí và tâm lí diễn ra: A. Song song và đồng thời nhưng không phụ thuộc vào nhau; B. Không phụ thuộc vào nhau; C. Phụ thuộc vào nhau; D. Phụ thuộc một phần; Câu 30. Khi nẩy sinh trên não, hiện tượng tâm lí thực hiện: A. Một loạt các hoạt động khác nhau; B. Một loạt các hành động khác nhau; C. Chức năng tâm sinh lí; D. Chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người. Câu 31. Cơ sở của các chức năng tâm lí cấp cao của con người là: A. Hệ thống tín hiệu thứ nhất; 4
  5. B. Hệ thống tín hiệu thứ hai; C. Cả A và B; D. Phản xạ. Câu 32. Hệ thống tín hiệu thứ hai: A. Chỉ có ở người; B. Chỉ có ở động vật bậc cao; C. Chỉ có ở người và động vật bậc cao; D. Có ở người và động vật. Câu 33. Những đặc điểm giải phẫu và và các chức năng tâm – sinh lí mà cá thể đạt được trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định, dưới tác động của môi trường sống và hoạt động là nội dung thuộc về thuật ngữ nào: A. Giải phẫu sinh lí của cá thể; B. Di truyền; C. Tư chất; D. Bẩm sinh. Câu 34. Sự kế thừa của cơ thể sống từ các thế hệ trước, đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới các đặc điểm giống nhau về mặt sinh vật và các đáp ứng với môi trường theo cơ chế có sẵn.là nội dung thuộc về thuật ngữ nào: A. Giải phẫu sinh lí của cá thể; B. Di truyền; C. Tư chất; D. Bẩm sinh. Câu 35. Các yếu tố giải phẫu và các chức năng tâm – sinh lí của cá thể có được từ khi mới sinh.là nội dung thuộc về thuật ngữ nào: A. Giải phẫu sinh lí của cá thể; B. Di truyền; C. Tư chất; D. Bẩm sinh. Câu 36. Các yếu tố của cơ thể do di truyền và các yếu tố tự tạo nên trong đời sống cá thể của sinh vật là nội dung thuộc về thuật ngữ nào: A. Giải phẫu sinh lí của cá thể; B. Di truyền; C. Tư chất; D. Bẩm sinh Câu 37. Quy luật nào được thể hiện trong nội dung sau: Trong những điều kiện ổn định thì các tác động nối tiếp nhau theo trật tự nhất định vào trong não sẽ hình thành một hệ thống phản xạ có điều kiện theo một ttrật tự nhất định. A. Quy luật lan toả và tập trung; B. Quy luật cảm ứng qua lại; C. Quy luật về sự phụ thuộc vào cường độ kích thích; D. Qui luật hoạt động theo hệ thống. 5
  6. Câu 38. Quy luật nào được thể hiện trong nội dung sau: Trong trạng thái bình thường của vỏ não, sự phản ứng phụ thuộc vào độ mạnh yếu của các kích thích tác động. Kích thích có cường độ lớn gây ra phản ứng mạnh và ngược lại. A. Lan toả và tập trung; B. Cảm ứng qua lại; C. Về sự phụ thuộc vào cường độ kích thích; D. Qui luật hoạt động theo hệ thống. Câu 39. Quy luật nào được thể hiện trong nội dung sau: Hưng phấn hay ức chế ở một điểm trong hệ thần kinh có thể lan sang các điểm khác, sau đó lại tập trung về điểm ban đầu. A. Quy luật lan toả và tập trung; B. Quy luật cảm ứng qua lại; C. Quy luật về sự phụ thuộc vào cường độ kích thích; D. Qui luật hoạt động theo hệ thống. Câu 40. Quy luật nào được thể hiện trong nội dung sau: Hưng phấn hay ức chế tại một điểm trong hệ thần kinh có thể gây ức chế hay hưng phấn tại điểm khác và tại điểm đó ngay sau khi kết thúc hưng phấn hay ức chế đó. A. Quy luật lan toả và tập trung; B. Quy luật cảm ứng qua lại; C. Quy luật về sự phụ thuộc vào cường độ kích thích; D. Qui luật hoạt động theo hệ thống. Câu 41. Trong tâm lí học, hoạt động là: A. Phương thức tồn tại của con người trong thế giới; B. Sự tiêu hao năng lượng, thần kinh, cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan để thoả mãn các nhu cầu cuả cá nhân; C. Môi quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía chủ thể, cả về phía con người; D. Điều kiện tất yếu đảm bảo sự tồn tại của cá nhân. Câu 42. Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và khách thể để tạo ra sản phẩm: A. Về phía chủ thể; B. Về phía khách thể; C. Về phía đối tượng; D. Cả A và B. Câu 43. Trong hoạt động diễn ra hai quá trình: A. Đối tượng hoá khách thể và khách thể hoá đối tượng; B. Đối tương hoá chủ thể và chủ thể hoá đối tượng; C. Đối tượng hoá chủ thể và khách thể hoá đối tượng; D. Đối tượng hoá chủ thể và đối tượng hoá khách thể. Câu 44. Hoạt động bao gồm hai quá trình diễn ra: A. Tách rời nhau nhưng bổ sung cho nhau; B. Tách rời nhau và không bổ sung cho nhau; C. Đồng thời nhưng không bổ sung cho nhau; D. Đồng thời và bổ sung cho nhau. 6
  7. Câu 45. Theo tâm lí học mác xít, cấu trúc chung của hoạt động được khái quát bởi: A. Kích thích - phản ứng (S – R); B. Chủ thể - khách thể (S- O); C. Chủ thể - chủ thể (S – S); D. Chủ thể - chủ thể và khách thể (S – S và O). Câu 46. Khi tiến hành hoạt động, về phía chủ thể gồm 3 thành tố nào? A. Hoạt động – hành động - mục đích; B. Hoạt động - động cơ - mục đích; C. Hoạt động – hành động – thao tác; D. Hoạt động – hành động – phương tiện (điều kiện). Câu 47. Khi tiến hành hoạt động, về phía khách thể gồm có 3 thành tố nào? A. Động cơ - mục đích – phương tiện (điều kiện); B. Động cơ - mục đích – thao tác; C. Động cơ – hành động - mục đích; D. Động cơ - hoạt động - mục đích. Câu 48. Động cơ của hoạt động là: A. Đối tượng của hoạt động; B. Cấu trúc tâm lí bên trong của chủ thể; C. Khách thể của hoạt động; D. Bản thân quá trình hoạt động; Câu 49. Động cơ của hoạt động nằm ở: A. Trong đối tượng của hoạt động; B. Ngoài đối tượng tượng của hoạt động; C. Trong mục đích của hạot động; D. Trong phương tiện của hoạt động. Câu 50. Đối tượng của hoạt động là: A. Có trước khi chủ thể tiến hành hoạt động; B. Có sau khi chủ thể tiến hành hoạt động; C. Được hình thành và bộc lộ dần trong quá trình hoạt động; D. Là mô hình tâm lí định hướng hoạt động của cá nhân; Câu 51. Quá trình chủ thể thực hiện mục đích bằng một phương tiện (hay điều kiện) nhất định là thuộc về thuật ngữ: A. Hoạt động; B. Hành động; C. Hành vi; D. Thao tác. Câu 52. Quá trình chủ thể chiếm lĩnh đối tượng mà chủ thể thấy cần phải đạt được nó trên con đường hiện thực hoá động cơ là thuộc về thuật ngữ: A. Hoạt động; B. Hành động; C. Hành vi; D. Thao tác. 7
  8. Câu 53. Quá trình chủ thể hướng đến đối tượng nhằm thoả mãn nhu cầu, quá trình hiện thực hoá động cơ là thuộc về thuật ngữ: A. Hoạt động; B. Hành động; C. Hành vi; D. Thao tác. Câu 54. Cái mà con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh trong hoạt động được gọi là: A. Khách thể; B. Đối tượng; C. Mục đích; D. Động cơ. Câu 55. Cái luôn thúc đẩy con người hoạt động để tạo nên những cấu tạo tâm lí mới với những năng lực mới được gọi là: A. Đối tượng; B. Mục đích; C. Kết quả; D. Động cơ. Câu 56. Mục đích của hoạt động là làm biến đổi: A. Khách thể; B. Chủ thể; C. Động cơ; D. Cả A và B. Câu 57. Trong cấu trúc của hoạt động nói chung, thì yếu tố hoạt động được cụ thể hoá như thế nào? A. Hoạt động -> hành động -> mục đích; B. Hoạt động -> hành động -> thao tác; C. Hoạt động -> động cơ -> mục đích; D. Hoạt động -> động cơ -> thao tác. Câu 58. Trong cấu trúc của hoạt động nói chung, thì yếu tố động cơ được cụ thể hoá như thế nào? A. Động cơ -> mục đích -> thao tác; B. Động cơ –> mục đích -> hành động; C. Động cơ -> mục đích -> điều kiện (phương tiện); D. Động cơ -> điều kiện -> thao tác. Câu 59. Chủ thể của hoạt động là do: A. Một người tiến hành; B. Nhiều người tiến hành; C. Một nhóm người tiến hành; D. Một hoặc nhiều người tiến hành. Câu 60. Khi tiến hành hoạt động thì công cụ tâm lí, ngôn ngữ và công cụ lao động giữ chức năng gì giữa chủ thể và khách thể? A. Trực tiếp; B. Gián tiếp; C. Vừa trực tiếp vừa gián tiếp; 8
  9. D. Không giữ chức năng gì. Câu 61. Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là đặc điểm của hoạt động? A. Hoạt động bao giờ cũng là quá trình chủ thể tiến hành các hành động trên đồ vật cụ thể; B. Hoạt động bao giờ cũng được tiến hành bởi một chủ thể nhất định. Chủ thể có thể là một người hoặc nhiều người; C. Hoạt động bao giờ cũng có mục đích là tạo ra sản phẩm thoả mãn nhu cầu của chủ thể; D. Hoạt động bao giờ cũng nhằm vào đối tượng nào đó để làm biến đổi nó hoặc tiếp nhận nó. Câu 62. Sự kiện sau thể hiện đặc điểm nào của hoạt động: Ước vọng của tôi là trở thành cô giáo, nên tôi xác định cho mình là phải thực hiện tốt việc tiếp thu tri thức khoa học, rèn luyện nghiệp vụ và giao tiếp sư phạm? A. Tính đối tượng; B. Tính chủ thể; C. Tính mục đích; D. Tính gián tiếp. Câu 63. Sự kiện sau thể hiện đặc điểm nào của hoạt động: Để trở thành cô giáo trong tương lai, tôi xác định cho mình mục đích, mục tiêu học tập rõ ràng và cụ thể? A. Tính đối tượng; B. Tính chủ thể; C. Tính mục đích; D. Tính gián tiếp. Câu 64. Sự kiện sau thể hiện đặc điểm nào của hoạt động: Trong học tập, nhiệm vụ của tôi là phải chiếm lĩnh được các tri thức khoa học, các kĩ năng và kĩ xảo nghề nghiệp do các thầy cô giáo truyền thụ? A. Tính đối tượng; B. Tính chủ thể; C. Tính mục đích; D. Tính gián tiếp. Câu 65. Sự kiện sau thể hiện đặc điểm nào của hoạt động: Trong quá trình học tập ngoại ngữ để rèn luyện các kĩ năng cơ bản là nghe – nói - đọc - viết, tôi đã phải sử dụng rất nhiều đến các tài liệu và phương tiện học tập như sách, từ điển, đài, băng đĩa, máy ghi âm, …? A. Tính đối tượng; B. Tính chủ thể; C. Tính mục đích; D. Tính gián tiếp. Câu 66. Tâm lí, nhân cách của chủ thể được hình thành và phát triển: A. Trong thế giới khách quan; B. Trong hoạt động và giao tiếp của mỗi người; C. Trong môi trường xã hội D. Từ trong bụng mẹ. Câu 67. Tâm lí, nhân cách của chủ thể được bộc lộ, được khách quan hoá trong: 9
  10. A. Bản chất của quá trình hoạt động; B. Cơ chế của quá trình hoạt động; C. Các quá trình của hoạt động; D. Sản phẩm của quá trình hoạt động Câu 68. Cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lí con người là: A. Cơ chế xã hội; B. Cơ chế di truyền; C. Cơ chế lĩnh hội nền văn hoá xã hội; D. Cả A, B, C. Câu 69. Đặc điểm cơ bản của quá trình lĩnh hội là tạo ra ở con người: A. Cái mới, cái khác biệt so với trước; B. Những chức năng mới; C. Những chức năng tâm lí mới, những năng lực mới; D. Cả A, B, C. Câu 70. Lao động sản xuất của người thợ thủ công được vận hành: A. Theo nguyên tắc gián tiếp; B. Theo nguyên tắc trực tiếp; C. Theo nguyên tắc vừa trực tiếp vừa gián tiếp; D. Không theo nguyên tắc nào cả. Câu 71. Sự phát triển xã hội loài người tuân theo quy luật văn hoá – xã hội. Trong đó, hoạt động tâm lí của con người chịu sự chi phối của: A. Môi trường xã hội; B. Hoàn cảnh gia đình; C. Giáo dục; D. Cả A, B, C. Câu 72. Để định hướng, điều khiển, điều chỉnh việc hình thành các phẩm chất tâm lí của cá nhân, điều quan trọng nhất là: A. Tổ chức cho cá nhân tiến hành các hoạt động và giao tiếp trong môi trường tự nhiên và xã hội phù hợp; B. Tạo ra môi trường sống lành mạnh, phong phú; C. Tổ chức hình thành ở cá nhân các phẩm chất tâm lí mong muốn; D. Cá nhân tự tổ chức quá trình tiếp nhân các tác động của môi trường sống để hình thành cho mình các phẩm chất tâm lí mong muốn. Câu 73. Hoạt động mà ở đó diễn ra với hình ảnh, biểu tượng, khái niệm, … và tạo ra sản phẩm tinh thần gọi là hoạt động: A. Thực tiễn; B. Lí luận; C. Xã hội; D. Lao động. Câu 74. Hoạt động hướng vào vật thể hay quan hệ, tạo ra sản phẩm vật chất là chủ yếu gọi là hoạt động: A. Thực tiễn; B. Lí luận; C. Lao động; 10
  11. D. Xã hội. Câu 75. Xét về phương diện cá thể thì ở con người có bốn loại hoạt động cơ bản nào? A. Vui chơi, học tập, lao động và hoạt động xã hội; B. Vui chơi, nhận thức, lao động và hoạt động xã hội; C. Vui chơi, biến đổi, lao động và hoạt động xã hội; D. Vui chơi, lí luận, lao động và hoạt động xã hội. Câu 76. Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách con người là: A. Bẩm sinh di truyền; B. Môi trường; C. Hoạt động và giao tiếp; D. Cả A và B. Câu 77. Hoạt động và giao tiếp là phương thức con người phản ánh thế giới khách quan tạo nên: A. Thế giới riêng của mỗi người; B. Tâm lí, ý thức và nhân cách; C. Cơ chế hoạt động; D. Môi trường sống của mỗi người. Câu 78. Giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa: A. Chủ thể với khách thể; B. Chủ thể này với chủ thể khác; C. Một chủ thể với nhiều khách thể; D. Một chủ thể này với một chủ thể khác. Câu 79. Giao tiếp là: A. Sự tiếp xúc tâm lí giữa con người – con người; B. Quá trình con người trao đổi về thông tin, về cảm xúc; C. Con người tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau; D. Cả A, B, C. Câu 80. Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa: A. Cá nhân với cá nhân; B. Cá nhân với nhóm; C. Nhóm với nhóm; D. Người với người. Câu 81. Chức năng của giao tiếp là: A. Tạo cảm xúc; B. Nhận thức và đánh giá lẫn nhau; C. Điều chỉnh hành vi và phối hợp hoạt động giữa các cá nhân; D. Cả A, B và C. Câu 82. Chức năng nào của giao tiếp được thể hiện trong sự kiện sau: Buổi nói chuyện của thầy trưởng khoa hôm sinh viên mới nhập trường đã để lại trong tâm trí Hoàng ấn tượng sâu sắc? A. Chức năng nhận thức; B. Chức năng cảm xúc; 11
  12. C. Chức năng điều chỉnh hành vi; D. Chức năng phối hợp hoạt động. Câu 83. Chức năng nào của giao tiếp được thể hiện trong sự kiện sau: Trong buổi tiếp xúc với thầy trưởng khoa, Hoàng đã hỏi thầy nhiều điều về trường đại học mà Hoàng đang cần biết? A. Chức năng nhận thức; B. Chức năng cảm xúc; C. Chức năng điều chỉnh hành vi; D. Chức năng phối hợp hoạt động. Câu 84. Chức năng nào của giao tiếp được thể hiện trong sự kiện sau: Sự lúng túng, ngượng ngập của Hoàng lúc mới tiếp xúc với thầy trưởng khoa biến mất lúc nào mà chính Hoàng cũng không biết. các động tác của Hoàng trở nên tự nhiên hơn? A. Chức năng nhận thức; B. Chức năng cảm xúc; C. Chức năng điều chỉnh hành vi; D. Chức năng phối hợp hoạt động. Câu 85. Chức năng nào của giao tiếp được thể hiện trong sự kiện sau: Qua buổi nói chuyện của thầy trưởng khoa, Hoàng đã hiểu thêm nhiều điều về trường đại học mà trước đây Hoàng biết rất lờ mờ? A. Chức năng nhận thức; B. Chức năng cảm xúc; C. Chức năng điều chỉnh hành vi; D. Chức năng phối hợp hoạt động. Câu 86. Mối quan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng và phong phú là do: A. Giao tiếp có quan hệ với hoạt động; B. Giao tiếp có nhiều loại hình; C. Giao tiếp có nhiều chức năng; D. Các loại giao tiếp luôn tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Câu 87. Giao tiếp nhằm thực hiện nhiệm vụ chung theo chức trách, quy định, thể chế là thuộc loại giao tiếp nào? A. Trực tiếp; B. Gián tiếp; C. Chính thức; D. Không chính thức. Câu 88. Giao tiếp giữa những người hiểu biết rõ về nhau, không cậu nệ vào thể thức, mà theo kiểu thân tình, nhằm mục đích chính là thông cảm, đồng cảm với nhau là thuộc laọi giao tiếp nào? A. Trực tiếp; B. Gián tiếp; C. Chính thức; D. Không chính thức. Câu 89. Trường hợp nào dưới đây được xếp vào giao tiếp? A. Em bé đang ngắm cảnh đẹp thiên nhiên; B. Con khỉ gọi bầy; 12
  13. C. Em bé vuốt ve, trò chuyện với chú méo; D. Cô giáo giảng bài. Câu 90. Bản chất tâm lí của con người được tạo nên bởi các quan hệ: A. Kinh tế; B. Xã hội; C. Kinh tế - xã hội; D. Văn hoá – kinh tế. Câu 91. Giáo dục giữ vai trò gì trong sự phát triển tâm lí người? A. Quan trọng; B. Quyết định; C. Định hướng; D. Chủ đạo. Câu 92. Câu thơ: “ Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà nên” đề cập tới vai trò của yếu tố nào trong sự hình thành, phát triển nhân cách? A. Di truyền; B. Môi trường; C. Giáo dục; D. Hoạt động và giao tiếp. Câu 93. Tính tích cực của chủ thể trong hoạt động và giao tiếp giữ vai trò gì trong sự nẩy sinh, hình thành và phát triển tâm lí người? A. Quan trọng; B. Quyết định; C. Định hướng; D. Chủ đạo. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0