YOMEDIA
ADSENSE
TRẮC NGHIỆM - DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
81
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tham khảo tài liệu 'trắc nghiệm - dị vật đường ăn', y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TRẮC NGHIỆM - DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
- TRẮC NGHIỆM - DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN 1. Lứa tuổi nào hay hóc xương nhất ở Việt Nam: A. Nhà trẻ mẫu giáo B. Trẻ em @C. Người lớn D. Người già E. Phụ nữ nuôi con 2: Bản chất dị vật đường ăn ở nước ta hay gặp nhất: A. Dị vật sống @B. Các loại xương trong thực phẩm ăn uống C. Các loại hạt trái cây D. Các mẫu đồ chơi trẻ em
- E. Các vật liệu ngậm vào miệng khi làm việc 3. Dị vật đường ăn nào sau đây có khả năng gây viêm nhiễm sớm nhất ? A. Chiếc kim khâu, cái đinh vít... @B. Xương cá, gà, vịt... C. Mãnh đồ chơi bằng nhựa. D. Viên thuốc bọc võ kẽm E. Hàm răng hoặc chiếc răng giả. 4. Triệu chứng nào sau đây không phù hợp với bệnh nhân bị hóc xương: A. Thực quản sưng nề, cột sống cổ thẳng, mất chiều cong sinh lý . B. Sốt cao, đau vùng cổ, quay cổ hạn chế C. Có tiền sử hóc xương, ấn máng cảnh đau. @D. Cảm giác đau khi nuốt nước bọt, nhưng khi ăn cơm, uống nước bình thường E. Sưng nề vùng cổ, sốt cao, rét run, có thể có khó thở... 5. Dấu chứng nào sau đây không phải biến chứng do hóc xương: A. Sưng tấy, áp xe trung thất.
- B. Thủng các mạch máu lớn. @C. Nuốt tắc nghẹn và đau ngày càng tăng dần đã mấy tháng nay D. Sốt cao rét run do nhiễm trùng máu E. Viêm tấy áp xe quanh thực quản 6. Biện pháp tuyên truyền phòng ngừa dị vật đường ăn nào không hợp lý? A. Hóc xương là một cấp cứu vì có thể nguy hiểm đến tính mạng. @B. Tuyệt đối không nên dùng xương để làm thực phẩm ăn, uống C. Nên ăn chậm nhai kỷ, Không cười đùa trong khi ăn. D. Chế biến thực phẩm có xương thật tốt. E. Khi nghi ngờ hóc cần đến ngay BS Tai Mũi Họng khám, điều trị. 7. Biện pháp nào không có giá trị phòng ngừa dị vật đường ăn: A. Ăn chậm nhai kỹ B. Chế biến tốt thực phẩm có xương @C. Không nên ăn nhiều D. Không nấu xương với các món ăn dễ hóc
- E. Không cười đùa trong khi ăn 8. Chổ hẹp của thực quản nào sau đây không phải là chỗ hẹp sinh lý: A. Chổ thực quản chui qua cơ hoành B. Chổ tỳ vào thực quản của quai động mạch chủ và phế quản gốc trái @C. Chổ thực quản hẹp do rối loạn co thắt cơ năng D. Đoạn tâm vị E. Đoạn miệng thực quản 9. Dị vật xương cá hay gặp nhất ở chổ nào trong hệ thống đường ăn; A. Vùng họng mũi B. Vùng thực quản C. Vùng hạ họng - thanh quản @D. Vùng họng miệng E. Vùng thực quản cổ 10. Dị vật xương cá hay gặp nhất ở vị trí nào sau đây ở vùng họng: A. Thành sau họng
- B. Đáy lưỡi @C. Hai Amidan khẩu cái D. Xoang lê E. Miệng thực quản 11. Bệnh nào cần thiết phải chụp phim để chẩn đoán trong các bệnh sau: A. Loạn cảm họng B. Viêm Amidan cấp C. Ung thư hạ họng thanh quản giai đoạn đầu D. Ung thư miệng thực quản @E. Hóc xương 12. Phân bố dị vật ở thực quản thế nào là đúng nhất trong lâm sàng: @A. Thực quản cổ 80%; thực quản ngực 12%; đoạn cơ hoành tâm vị 8%. B. Thực quản cổ 80%, thực quản ngực 8%, đoạn cơ hoành tâm vị 12% C. Thực quản cổ 8%, thực quản ngực 12%, đoạn cơ hoành tâm vị 80% D. Thực quản cổ 12%, thực quản ngực 80%, đoạn cơ hoành tâm vị 8%
- E. Thực quản cổ 12%, thực quản ngực 8%, đoạn cơ hoành tâm vị 80%. 13. Biện pháp để chẩn đoán chính xacï nhất dị vật đường ăn là: A. Dựa vào khai thác bệnh sử B. Dựa vào thăm khám lâm sàng sốt, nuốt đau, quay cổ hạn chế C. Dựa vào hình ảnh chụp X quang thực quản cổ nghiêng @D. Dựa vào nội soi thực quản có xương E. Mất đấu hiệu chạm cột sống (tiếng lọc cọc thanh quản cột sống mất) 14. Chẩn đoán dị vật đường ăn không nên dựa vào: A. Tiền sử bị hóc xương B. Dựa vào triệu chứng lâm sàng C. Phim chụp thực quản cổ nghiêng D. Dựa vào soi hệ thống đường ăn @E. Dựa vào siêu âm chẩn đoán 15. Dấu hiệu nào sau đây không có ý nghĩa chẩn đoán dị vật thực quản trên phim thực quản cổ nghiêng:
- A. Khoảng cách giữa thanh - khí quản và cột sống dày gấp 2 lần trở lên B. Cột sống cổ thẳng, mất chiều cong sinh lý @C. Sưng nề phần mềm vùng trước thanh - khí quản D. Có hình ảnh áp xe vùng trước cột sống sau khí quản E. Có hình ảnh dị vật cản quang vùng thực quản 16. Biến chứng nào sau đây không phải do dị vật đường ăn gây ra: A. Viêm tấy - Áp xe quanh thực quản B. Viêm tấy áp xe trung thất @C. Xẹp phổi, áp xe phổi D. Dò khí thực quản E. Thủng các mạch máu lớn 17. Biện pháp nào sau đây quan trọng nhất trong điều trị dị vật đường ăn: @A. Nội soi gắp bỏ dị vật đường ăn B. Chú ý dinh dưỡng, truyền dịch nâng cao thể trạng C. Kháng sinh liều cao, phổ rộng
- D. Chụp X quang kiểm tra liên tục để phát hiện dị vật và biến chứng E. Đặt sonde dạ dày cho ăn để thực quản chóng lành 18. Dấu hiệu nào sau đây loại trừ khả năng viêm tấy, áp xe quanh thực quản cổ: A. Sốt cao B. Khó thở C. Nuốt đau @D. Dấu chạm cột sống (lọc cọc thanh quản cột sống) bình thường. E. Quay cổ hạn chế 19. Vị trí của miệng thực quản khi soi ở người trưởng thành cách cung răng trên (CCRT) bao nhiêu cm là chính xác nhất: A. 27 cm CCRT B. 25 cm CCRT @C. 15 cm CCRT D. 20 cm CCRT E. 10 cm CCRT
- 20. Vị trí của đoạn cung động mạch chủ và phế quản gốc trái vắt qua thực quản ở khoảng nào cách cung răng trên (CCRT) là đúng nhất: A. 20 cm CCRT @B. 27 cm CCRT C. 30 ccm CCRT D. 43 cm CCRT E. 15 cm CCRT 21. Tiên lượng hóc dị vật đường ăn không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây: A. Bản chất dị vật B. Tuổi của bệnh nhân C. Đến khám sớm hay trễ D. Trang thiết bị dụng cụ và nhóm Bác sĩ nội soi đường ăn @E. Số lượng dị vật bị hóc 22. Những động tác nào nên làm sau khi bị hóc xương: A. Ăn thêm miếng rau, miếng cơm
- B. Móc họng gây nôn C. Nhờ bàn tay người đẻ ngược cào @D. Đến khám Bác sĩ chuyên khoa E. Uống kháng sinh ngay 23. Triệu chứng nào sau đây không phải dị vật ở đoạn thực quản ngực: A. Có tiền sử hóc xương @B. Cổ sưng, quay cổ hạn chế C. Cảm giác đau sau xương ức D. Cảm giác đau lan lên bả vai, lan ra sau lưng E. Cảm giác khó thở 24. Ý nghĩa lâm sàng của dấu hiệu “giảm hoặc mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống”: A. Chắc chắn mắc dị vật đường ăn B. Cần phải soi ngay thực quản cấp cứu @C. Có sưng nề phần mềm vùng thanh quản - cột sống đoạn cổ
- D. Cần phẩu thuật tháo mủ hoặc lấy dị vật E. Cần điều trị kháng sinh liều cao 25. Bệnh nào sau đây không có “Giảm hoặc mất dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống” A. Dị vật thực quản cổ giai đoạn viêm nhiễm B. Biến chứng viêm tấy áp xe quanh thực quản cổ @C. Hóc xương đoạn thực quản ngực gây áp xe trung thất D. Viêm tuyến giáp cấp E. Viêm túi thừa thực quản 26. Dấu hiệu nào sau đây không nghĩ tới dị vật đường ăn gây áp xe quanh th ực quản: @A. Tuy nuốt đau nhưng vẫn ăn uống được B. Tiền sử hóc xương kèm sốt 38 oC -39oC C. Tiền sử hóc xương, không ăn uống được, cơ thể suy nhược, mặt hốc hác D. Nuốt đau, miệng nhiều nước bọt hơi thở hôi
- E. Tiền sử hóc xương, sốt, xét nghiệm bạch cầu tăng cao 27. Người ta không soi thực quản khi đã có áp xe quanh thực quản bởi vì: A. Do bệnh nhân quá yếu @B. Có thể chèn ép gây ổ mủ vở lan xuống trung thất C. Gây đau đớn cho bệnh nhân D. Gây nhiễm trùng tăng E. Không thể gắp được dị vật 28. Tìm một lý do không đúng tác dụng của phim thực quản cổ nghiêng: A. Xác định vị trí dị vật cản quang B. Xác định kích thước dị vật cản quang C. Xác định biến chứng viêm tấy hoặc áp xe @D. Xác định có hóc dị vật hay không E. Xác định chiều cong bình thường của cột sống cổ 29. Hóc xương đường ăn không thể có biến chứng: A. Nhiễm trùng máu
- B. Viêm tấy áp xe trung thất C. Thủng các mạch máu lớn D. Gây rò khí thực quản @E. Xẹp phổi 30. Cách điều trị viêm tấy áp xe quanh thực quản cổ nào không nên làm: @A. Cho uống bổ sung ngay các viên sinh tố tổng hợp B. Đặt sond dạ dày cho ăn C. Thêm kháng sinh kỵ khí D. Mở cạnh cổ (cervicotomie) dẫn lưu mủ E. Cho ăn chất dễ tiêu nhiều dinh dưỡng 31. Yếu tố nào ít quyết định tiên lượng dị vật đường ăn @A. Dị vật được loại bỏ hay chưa B. Bệnh đến khám sớm hay trễ, đến càng trễ bệnh càng nặng C. Bản chất của dị vật , dị vật hữu cơ nặng hơn các loại dị vật khác D. Trang thiết bị dụng cụ chữa bệnh và sự thành thạo của kíp gây mê, phẩu thuật
- E. Trẻ càng bé và người càng già bệnh càng nặng 32. Biến chứng thủng mạch máu lớn do hóc xương ít khi có triệu chứng nào sau đây: @A. Thường xẩy ra ngay sau hóc xương B. Xẩy ra đột ngột, không có dấu hiệu lâm sàng nào báo trước C. Chảy máu ồ ạt mất máu rất nhanh chóng D. Cấp cứu rất khó vì không biết chính xác vị trí chảy máu E. Các động, tỉnh mạch lớn bị thủng đều do dị vật gây tổn thương trực tiếp từ thực quản. 33. Biến chứng thủng mạch máu lớn thường xẩy ra sau hóc 2,3 ngày đúng hay sai? A. Đúng @B. Sai 34. Khi bị mất dấu hiệu chạm cột sống (lọc cọc thanh quản cột sống) tức l à thực quản vùng cổ bình thường đúng hay sai? A. Đúng @B. Sai
- 35. Dấu hiệu quan trọng nhất của loạn cảm họng mà hóc xương không có là bệnh nhân vẫn ăn uống bình thường đúng hay sai? @A. Đúng B. Sai 36. Dị vật vùng họng thanh quản có thể gây ngạt thở, khó thở đúng hay sai? @A. Đúng B. Sai 37. Dị vật nhỏ sắc nhọn như xương cá hay gặp trong thực quản hơn vùng miệng đúng hay sai? A. Đúng @B. Sai 38. Dị vật vùng họng thanh quản có thể gây áp xe xoang lê đúng hay sai/ @A. Đúng B. Sai 39. Dị vật đường ăn ở Việt Nam gặp trẻ em nhiều hơn người lớn đúng hay sai/
- A. Đúng @B. Sai 40. Trong dân gian khi hóc x ương thường nuốt thêm miếng cơm, miếng rau để dị vật xuống dạ dày đúng hay sai? A. Đúng @B. Sai
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn