intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trắc nghiệm kiểm soát hen: Biện pháp hữu hiệu cho người bệnh và thầy thuốc

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự ô nhiễm môi trường đang làm gia tăng bệnh hen, một trong các bệnh mạn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhằm giúp người bệnh có những kỹ năng phòng và kiểm soát bệnh hiệu quả, các chuyên gia dị ứng, miễn dịch lâm sàng Việt Nam đang từng bước đưa các biện pháp y học hiện đại đến với người bệnh, trong đó trắc nghiệm kiểm soát hen được xem là một yếu tố đặc biệt cần thiết. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trắc nghiệm kiểm soát hen: Biện pháp hữu hiệu cho người bệnh và thầy thuốc

  1. Trắc nghiệm kiểm soát hen: Biện pháp hữu hiệu cho người bệnh và thầy thuốc Sự ô nhiễm môi trường đang làm gia tăng bệnh hen, một trong các bệnh mạn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhằm giúp người bệnh có những kỹ năng phòng và kiểm soát bệnh hiệu quả, các chuyên gia dị ứng, miễn dịch lâm sàng Việt Nam đang từng bước đưa các biện pháp y học hiện đại đến với người bệnh, trong đó trắc nghiệm kiểm soát hen được xem là một yếu tố đặc biệt cần thiết. Phóng viên (PV) báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc phỏng vấn PGS.TS. Trần Thúy Hạnh, Quyền Giám đốc, Trưởng khoa Dị ứng - miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này. PV: Thưa PGS, xin bà cho biết tình hình bệnh hen hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam có diễn biến như thế nào, tại sao hen vẫn là bệnh gây tác hại nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh? PGS.TS. Trần Thúy Hạnh: Theo Chương trình phòng chống hen toàn cầu (GINA), hiện nay trên thế giới có hơn 400 triệu người mắc bệnh hen, con số này ngày một gia tăng cùng với sự tác động của ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ảnh
  2. hưởng của khí thải công nghiệp. Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tình trạng kiểm soát hen mới chỉ đạt từ 1-2%. Đối với nước ta, bệnh hen đang chiếm tới 5% dân số và cũng đang không ngừng gia tăng. Có tới 99% bệnh nhân chưa đạt được tiêu chuẩn kiểm soát hen. 90% bệnh nhân hen cho rằng triệu chứng bệnh là điều thường xảy ra mà không lường hết được hậu quả, họ cũng không biết được rằng tình trạng kiểm soát hen hoàn toàn có thể cải thiện bằng các biện pháp y học hiện đại. Do vậy, bệnh nhân hen phải nhập viện, nghỉ học, nghỉ làm còn rất cao, trong khi đây là bệnh có thể chung sống hòa bình suốt đời nếu biết kiểm soát và được điều trị tốt. PV: Các biện pháp phòng và điều trị hen hiện nay được khuyến cáo như thế nào, tại sao chương trình trắc nghiệm hen ACT được coi là yếu tố quan trọng đối với cả bệnh nhân và thầy thuốc? * Bệnh nhân hen điều trị tại Khoa dị ứng, miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai chiếm 10%. * Thuốc điều trị dự phòng từ 200.000- 300.000
  3. PGS.TS. Trần Thúy Hạnh: Tổ chức Dị đồng/lọ/dùng trong một tháng, ứng thế giới vừa đưa ra những kiến nghị về vấn bệnh nhân nghèo không có điều đề kiểm soát bệnh hen trên toàn cầu trong đó kiện tiếp cận. nhấn mạnh đây là bệnh nguy hiểm, phải điều trị lâu dài, trong đó biện pháp điều trị dự phòng bằng corticoid khí dung là chủ yếu. Đối với tất cả các trường hợp hen chưa được kiểm soát thì cần có sự phối hợp giữa một thuốc kháng viêm và một thuốc giãn phế quản kéo dài, phác đồ này phù hợp với cơ chế bệnh sinh trong hen là viêm và co thắt phế quản. Năm 2008, Hội hen, dị ứng và miễn dịch lâm sàng Việt Nam sẽ tập trung vào việc nâng cao mức độ phát hiện tình trạng kiểm soát hen tại cộng đồng. Để thực hiện được mục tiêu này, Hội sẽ triển khai chương trình sử dụng phiếu trắc nghiệm kiểm soát hen ACT (asthma control test). Đây là một phương tiện đơn giản và hữu hiệu nhằm đánh giá hiệu quả của kiểm soát hen. Phiếu trắc nghiệm ACT là bảng có 5 câu hỏi được Chương trình phòng chống hen toàn cầu đưa vào bản hướng dẫn từ năm 2006, được áp dụng rất hiệu quả ở nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á. Bảng câu hỏi giúp bệnh nhân tự đánh giá mức độ kiểm soát hen, có thể tự mình sử dụng tại nhà, giúp họ nhận biết sớm nhất những thay đổi trong kiểm soát hen của mình, tạo điều kiện cho bệnh nhân vươn đến kiểm soát hen triệt để thông qua can thiệp sớm trong hen. ACT giúp các bác sĩ nhanh chóng xác định được tình trạng kiểm soát hen ở người bệnh của mình và biết cách xử trí thích hợp.
  4. PV: Hội hen, dị ứng và miễn dịch lâm sàng Việt Nam sẽ có những hành động cụ thể nào để cải thiện tình hình mắc hen ở nước ta, thưa bà? PGS.TS. Trần Thúy Hạnh: Thực tế cho thấy tình hình kiểm soát hen tại nước ta còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Đối với bệnh nhân họ thường chủ quan, không tuân thủ dùng thuốc đầy đủ, khi có dấu hiệu cắt cơn rồi thì không chú ý sử dụng thuốc phòng bệnh thường xuyên, do đó cơn hen cấp tính có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nguy hiểm đến tính mạng. Thậm chí có người còn giấu bệnh. Đối với người bệnh nghèo họ thiếu thuốc chữa bệnh. Bệnh hen đòi hỏi phải điều trị suốt đời nhưng bệnh nhân ở Việt Nam chủ yếu là điều trị nội trú, trong khi đây là bệnh điều trị ngoại trú là chủ yếu. Các bác sĩ chưa nắm vững được các kiến thức và phương pháp mới để kiểm soát hen. Nước ta chưa có chương trình phòng chống hen có hệ thống... Để khắc phục những hạn chế này cần có sự tuyên truyền tốt cho bệnh nhân hiểu biết về bệnh, nhấn mạnh việc dùng thuốc dự phòng là chủ yếu, xây dựng các khoa dị ứng, miễn dịch lâm sàng tại các bệnh viện và tăng cường đào tạo lại bác sĩ tuyến cơ sở. PV: Nếu người bệnh hen lại mắc đồng thời các bệnh mạn tính khác như tim mạch, đái tháo đường thì mức độ bệnh sẽ nguy hiểm như thế nào, lời khuyên của bác sĩ với bệnh nhân hen nói chung và những người bệnh phối hợp này là gì?
  5. PGS.TS. Trần Thúy Hạnh: Hen, tim mạch, đái tháo đường là những bệnh mạn tính nguy hiểm, nếu trên cùng một bệnh nhân có các bệnh này phối hợp thì sẽ càng nguy hiểm hơn. Do vậy họ phải được theo dõi, kiểm soát bệnh một cách toàn diện hơn. Đối với bệnh nhân hen nói chung, các yếu tố phòng ngừa cần chú ý là thời tiết, khói bụi, stress, bệnh cúm và cần có chế độ tập luyện phù hợp với sức khỏe. Hiện tại đang là mùa bệnh hen trỗi dậy, do đó các bệnh nhân và người thân nên đặc biệt chú ý. PV: Xin cảm ơn bà!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2