intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trắc nghiệm về Cấp cứu tâm thần

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:12

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm về cấp cứu tâm thần giúp ôn luyện các kiến thức quan trọng trong nhận biết, đánh giá và xử trí các tình huống khẩn cấp như kích động, tự sát, hoang tưởng cấp, loạn thần cấp. Nội dung phù hợp cho sinh viên y khoa, bác sĩ tâm thần, bác sĩ cấp cứu và người học ôn thi chuyên ngành. Tài liệu có đáp án, hỗ trợ kiểm tra và củng cố kiến thức lâm sàng hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trắc nghiệm về Cấp cứu tâm thần

  1. CẤP CỨU TÂM THẦN Tổng điểm 49/49 1.Các bước trong cấp cứu tâm thần, chọn ý đúng A. Chẩn đoán xác định B. Xử trí (quản lý) các triệu chứng cấp tính C. Tiếp cận bệnh nhân D. Đánh giá 2.Thứ tự các bước trong cấp cứu tâm thần A. (1) phân loại, (2) đánh giá khẩn trương và thích đáng, (3) quản lý các triệu chứng cấp tính, và (4) chẩn đoán phân biệt hợp lý. B. (1) chẩn đoán phân biệt hợp lý, (2) đánh giá khẩn trương và thích đáng, (3) phân loại, và (4) quản lý các triệu chứng cấp tính. C. (1) phân loại, (2) chẩn đoán phân biệt hợp lý, (3) đánh giá khẩn trương và thích đáng, và (4) quản lý các triệu chứng cấp tính. D. (1) phân loại, (2) đánh giá khẩn trương và thích đáng, (3) chẩn đoán phân biệt hợp lý, và (4) quản lý các triệu chứng cấp tính. 3.Nói về cấp cứu trong tâm thần, chọn câu phát biểu phù hợp A. Xử trí cấp cứu tâm thần đòi hỏi đủ các thăm khám và cận lâm sàng. B. Tình trạng cấp cứu được xác định bởi khả năng chịu đựng của bệnh nhân hay môi trường xung quanh đối với các triệu chứng cấp cứu. C. Cấp cứu tâm thần không quan trọng như các cấp cứu nội ngoại khoa khác. D. Cấp cứu đòi hỏi sự đánh giá ngay lập tức và quản lý tốt các triệu chứng cấp thiết. 4.Trong phần "phân loại" của cấp cứu tâm thần, chọn ý đúng A. không được bỏ sót những nhu cầu của một bệnh nhân ăn mặc gọn gàng đến mà không có rối loạn rõ rệt
  2. B. phải đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân cho đến khi họ được bác sĩ tâm thần hay chuyên gia sức khỏe tâm thần khác đánh giá C. là phân biệt giữa những tình huống gây nên tình trạng cấp cứu thật sự với những tình huống có thể chờ đợi an toàn D. bệnh sử đầy đủ và đánh giá thực thể dựa trên thăm khám cẩn thận là phần chính yếu của chức năng phân loại 5.Trong phần "đánh giá" của cấp cứu tâm thần, chọn ý đúng A. bao gồm bệnh sử hiện tại và yếu tố gây sang chấn tâm lý xã hội, những bệnh lý y khoa hiện tại và trong quá khứ, thuốc men bệnh nhân đang sử dụng và sự tuân thủ điều trị, tiền sử lạm dụng chất,... B. đánh giá này sẽ giúp chúng ta đưa ra hướng chỉ định về xử trí thuốc men. C. cố gắng đánh giá đầy đủ về nội khoa và tâm thần D. người đánh giá nên hình thành một cảm nhận bao quát về bệnh nhân 6.Trong "chẩn đoán phân biệt" cấp cứu tâm thần cho các rối loạn, chọn ý đúng A. chậm phát triển và tăng động B. vấn đề nội khoa hay độc chất C. rối loạn giấc ngủ và ăn uống D. tính toán trước để đạt được lợi ích hay tránh những hậu quả rắc rối 7.Thứ tự ưu tiên trong "chẩn đoán phân biệt" cấp cứu tâm thần cho các rối loạn A. (1) bệnh lý nội khoa hay độc chất, (2) tính toán trước để đạt được lợi ích hay tránh những hậu quả rắc rối , (3) trạng thái lo âu, trầm cảm hay rối loạn nhân cách và (4) tâm thần phân liệt hay cơn hưng cảm B. (1) bệnh lý nội khoa hay độc chất, (2) tâm thần phân liệt hay cơn hưng cảm, (3) trạng thái lo âu, trầm cảm hay rối loạn nhân cách và (4) tính toán trước để đạt được lợi ích hay tránh những hậu quả rắc rối C. (1) bệnh lý nội khoa hay độc chất, (2) tâm thần phân liệt hay cơn hưng cảm, (3) tính toán trước để đạt được lợi ích hay tránh những hậu quả rắc rối và (4) trạng thái lo âu, trầm cảm hay rối loạn nhân cách
  3. D. (1) tâm thần phân liệt hay cơn hưng cảm, (2) bệnh lý nội khoa hay độc chất, (3) trạng thái lo âu, trầm cảm hay rối loạn nhân cách và (4) tính toán trước để đạt được lợi ích hay tránh những hậu quả rắc rối 8.Trong phần "xử trí ban đầu" của cấp cứu tâm thần, chọn ý đúng A. Giáo dục B. Cách ly an toàn C. Quản lý bệnh nhân D. Sử dụng hoá dược 9.Trong phần "xử trí ban đầu" của cấp cứu tâm thần, chọn ý SAI A. Hoá dược B. Can thiệp khủng hoảng C. Cách ly D. Phục hồi chức năng 10.Trong phần "sử dụng hoá dược" của xử trí ban đầu cấp cứu tâm thần, chọn ý SAI A. thuốc trihexyphenidyl và thuốc SSRI để kiểm soát những triệu chứng kích thích tâm thần vận động B. nên can thiệp điều trị thuốc khởi đầu cho bệnh nhân vì rất an toàn C. chlorpromazine thích hợp trong điều trị lo âu nặng hay kích động liên quan đến cai rượu D. haloperidol có hiệu quả trong trạng thái rối loạn loạn thần cấp tính 11.Trong phần "can thiệp cơn khủng hoảng" và "giáo dục" của xử trí ban đầu cấp cứu tâm thần, chọn ý SAI A. Nhiều kỹ thuật được ghi nhận là có hiệu quả như thở oxi qua mask, nhận dạng ra nhiều khả năng để chọn lựa,... B. Bệnh nhân với mới khởi phát cơn đau ngực, khó thở có thể tránh được việc phải quay lại phòng cấp cứu
  4. C. Dựa trên nền tảng mô hình sinh học – cá nhân – xã hội có thể giúp giảm bớt sự khủng hoảng D. Bệnh nhân có thể tránh được cảm giác bị xa lánh, ghét bỏ, xấu hổ và tuyệt vọng bởi sự hiểu rõ hơn về vấn đề của mình 12.Trường hợp nào sau đây mang tính chất cấp cứu tâm thần A. Rối loạn vận động muộn do thuốc chống loạn thần. B. Kích động. C. Hội chứng ác tính thần kinh do thuốc chống loạn thần. D. Tự sát. 13.Trong "đánh giá" của bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, chọn ý đúng A. Cấp cứu tâm thần phổ biến bao gồm sảng, sa sút tâm thần, nghiện chất và lo âu. B. Đánh giá nội khoa cẩn thận song song với đánh giá tâm thần C. Xem xét các hệ cơ quan, thăm khám cơ thể toàn diện, và những xét nghiệm kiểm tra phù hợp D. Tiếp cận đánh giá định hướng tâm thần có thể hiệu quả hơn so với đánh giá nội khoa truyền thống 14.Trong "sảng" của bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, chọn ý SAI A. Bệnh nhân với thay đổi đột ngột trạng thái tâm thần hoặc hành vi cần chẩn đoán phân biệt với sảng B. Ngay khi có nghi ngờ của sảng, đánh giá tâm thần toàn diện nên bắt đầu ngay để xác định bệnh nguyên C. Sảng là một cấp cứu chủ yếu chuyên khoa tâm thần D. Nguyên nhân của sảng là tác dụng phụ thuốc kháng adrenergic 15.Nói về nguyên nhân thường gây ra "sảng" của bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, chọn ý đúng A. Bệnh tâm thần B. Bệnh nội khoa
  5. C. Nhiễm trùng D. Ngộ độc thuốc 16.Bệnh nhân bị sa sút tâm thần thường được đưa đến phòng cấp cứu với trạng thái rối loạn ý thức A. SAI B. ĐÚNG 17.Nói về thứ tự ưu tiên để chẩn đoán lý do của bệnh nhân sa sút tâm thần hiện diện tại phòng cấp cứu A. (1) loạn thần, (2) táo bón, bí tiểu, té ngã, (3) sảng và đau, (4) buồn phiền B. (1) sảng và đau, (2) táo bón, bí tiểu, té ngã, (3) loạn thần, (4) buồn phiền C. (1) sảng và đau, (2) buồn phiền, (3) loạn thần, (4) táo bón, bí tiểu, té ngã D. (1) buồn phiền, (2) táo bón, bí tiểu, té ngã, (3) loạn thần, (4) sảng và đau 18.Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về "trầm cảm" của bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần A. Lập kế hoạch điều trị phải kĩ lưỡng B. Nguy cơ tự sát cao C. Triệu chứng khí sắc trầm chiếm ưu thế D. Triệu chứng mất hứng thú ít quan trọng 19.Trong bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, khi thấy có hiện tượng "loạn thần", thì cần thiết phải xem xét vấn đề ưu tiên là A. Ngộ độc thuốc B. Sảng C. Tâm thần phân liệt D. Sa sút tâm thần 20.Trong "điều trị" bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng A. điều trị trong sự hợp tác giữa các chuyên khoa B. nên cách ly bệnh nhân vào phòng tối khi có hiện tượng sảng
  6. C. môi trường nhiều kích thích khó dung nạp cho bệnh nhân loạn thần D. khả năng có các bệnh lý nội khoa đi kèm cao 21.Trong bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, "điều trị" bệnh nhân sa sút với kích thích tâm thần vận động, chọn phát biểu đúng A. bệnh nhân sa sút tâm thần tuổi già nên được ở bệnh viện sẽ tốt hơn môi trường nhà B. nhập viện có thể làm cải thiện tình trạng suy giảm nhận thức C. bệnh nhân có thể bình tĩnh lại sau khi tách khỏi môi trường gây thất vọng D. nên quan tâm gần gũi, chuyển sự chú ý của bệnh nhân đến các chủ đề khác 22.Trong bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, nếu cần thiết sử dụng thuốc để kiểm soát kích động thì liều thấp thuốc chống loạn thần (ví dụ, haloperidol 1 mg) thường được ưa chuộng hơn các benzodiazepine. A. ĐÚNG B. SAI 23.Trong bệnh lão khoa cấp cứu tâm thần, thuốc chống loạn thần hoạt lực thấp (như thioridazine hoặc chlorpromazine) nên tránh sử dụng do gây ra tác dụng phụ cholinergic A. ĐÚNG B. SAI C. KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI 24.Trong "đánh giá" lạm dụng rượu cấp cứu tâm thần, các biểu hiện này thường xuyên nhất là tình trạng A. quên do rượu B. nhiễm độc C. chấn thương D. cai
  7. 25.Trong "đánh giá" nhiễm độc và cai rượu cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng A. cai rượu có thể gây co giật và sảng B. trong nhiễm độc, phải xác định lại khả năng còn có những chất khác dùng chung rượu hay không C. bệnh cảnh nhiễm độc thường không phụ thuộc vào nồng độ rượu trong máu D. trạng thái nhiễm độc và cai có sự kết hợp giữa thay đổi tâm lý và thay đổi cơ thể 26.Hội chứng cai rượu (sảng do cai rượu) biểu hiện với trạng thái tăng hoạt dopaminergic A. ĐÚNG B. SAI 27.Trong "điều trị" nhiễm độc và cai rượu cấp cứu tâm thần, "phỏng vấn tăng động lực" là cung cấp cho bệnh nhân A. phục hồi chức năng B. các lợi ích để hướng bệnh nhân tham gia điều trị C. kiến thức về “cai bỏ” D. hướng nghề nghiệp 28.Trong "điều trị" bệnh nhân lạm dụng rượu cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng A. xem xét vấn đề về tâm thần khác liên quan (trầm cảm, loạn thần) B. nên thăm khám cơ thể cẩn thận C. nếu có nguy cơ tự sát, thì xem xét cho bệnh nhân nhập viện điều trị một thời gian D. nếu có hành vi giết người, thì xem xét cho bệnh nhân nhập viện điều trị một thời gian 29.Trong cấp cứu tâm thần, khống chế bằng hoá dược (như lorazepam hoặc haloperidol), cách ly, hoặc cố định bệnh nhân có thể cần thiết để quản lý
  8. những hành vi bạo lực liên quan đến nhiễm độc chất (ví dụ "ngáo đá"-ngộ độc cấp methamphetamin) A. ĐÚNG B. SAI 30.Trong bảng "chứng cứ về việc lạm dụng chất khác" cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng (cơ thể) A. Phencyclidine gây giật nhãn cầu, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim B. Chất hít (inhalant) gây giảm hô hấp, cơn rùng mình C. Chất gây ảo giác (hallucinogen) gây giãn đồng tử, tăng nhịp tim, run D. Cocaine gây co đồng tử trong ngộ độc, giãn đồng tử trong cai 31.Trong bảng "chứng cứ về việc lạm dụng chất khác" cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng (tâm thần) A. Chất hít gây hấn, thẫn thờ B. Các amphetamine gây khoái cảm, tăng cảnh giác C. Cannabis (cần sa) gây lo âu, thu rút xã hội D. Phencyclidine gây khí sắc không ổn định, quên 32.Chỉ định thuốc điều trị hội chứng cai opiat (ngưng chất từ cây anh túc - thuốc phiện, morphin, heroin) trong bối cảnh cấp cứu thường ít khi thực hiện vì cai opiat không đe doạ tính mạng A. ĐÚNG B. SAI C. KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI 33.Trong "đánh giá" loạn thần cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng A. sự tuân thủ với khuyến cáo điều trị trước cần được đánh giá B. đánh giá cũng nên xem xét bệnh lý cơ thể C. loạn thần mới khởi phát thường không cần thiết phải nhập viện D. tần suất cao tình trạng lạm dụng chất
  9. 34.Trong "điều trị" loạn thần cấp cứu tâm thần, kích thích tâm thần vận động nặng hoặc hành vi đe doạ có thể đòi hỏi sự khống chế về thể chất hoặc can thiệp hoá dược (ví dụ, sertralin hoặc amitriptylin qua đường uống hoặc tiêm bắp tuỳ thuộc tình huống lâm sàng và sự hợp tác của bệnh nhân). A. ĐÚNG B. SAI 35.Trong "điều trị" trầm cảm cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng A. Trước khi cho bệnh nhân trầm cảm xuất viện cần xem xét cẩn thận yếu tố an toàn B. Điều trị nội trú thường cho những bệnh nhân với ăn uống kém hoặc mất hứng thú rõ C. Liều thấp thuốc giải lo âu hoặc thuốc an thần điều trị lo âu và mất ngủ có thể được sử dụng để giảm những triệu chứng D. Một số thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng ý tưởng tự sát trong giai đoạn đầu, đặc biệt ở đối tượng trưởng thành 36.Đặc điểm cốt lõi của hưng cảm là khí sắc gia tăng hoặc dễ bị kích thích và tăng đáng kể những hoạt động không mục đích A. ĐÚNG B. SAI C. KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI 37.Trong "đánh giá" hưng cảm cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng A. Nên xem xét việc sử dụng các chất kích thích như cocain, amphetamin, phencyclidin B. Bệnh nhân có hưng cảm là bị rối loạn lưỡng cực (theo DSM-5) C. Nên đánh giá và chẩn đoán phân biệt với rối loạn nhân cách nhóm A D. Bệnh nhân hưng cảm thường chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ 38.Trong "điều trị" hưng cảm cấp cứu tâm thần, bệnh nhân với biểu hiện loạn thần cấp tính nên được điều trị hoá dược (như olanzapin) kết hợp hoặc không cố định thể chất cần được thực hiện
  10. A. ĐÚNG B. SAI C. KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI 39.Valproat (biệt dược Depakine, Encorate,...) là thuốc ổn định khí sắc (cũng thuộc thuốc chống động kinh) dùng trong điều trị hưng cảm A. ĐÚNG B. SAI C. KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI 40.Trong "căng trương lực" cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng A. Loạn trương lực cơ cấp đáng được xem xét như một nguyên nhân của căng trương lực B. Trihexyphenidyl có thể đem lại sự cải thiện nhanh chóng C. Tầm soát nội khoa toàn diện phải được thực hiện để đảm bảo những vấn đề y khoa nghiêm trọng không hiện diện D. Căng trương lực là một hội chứng lâm sàng ít gặp có thể xảy ra với tình trạng kích động hoặc sững sờ 41.Trạng thái lo âu cấp tính hiện diện trong phòng cấp cứu gồm A. Cơn hoảng loạn B. Ám ảnh - cưỡng bách C. Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) D. Rối loạn lo âu lan toả 42.Trạng thái hoảng loạn và lo âu cấp tính đáp ứng tốt và nhanh chóng với benzodiazepin như lorazepam A. ĐÚNG B. SAI C. KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
  11. 43.Bệnh nhân rối loạn hoảng loạn, trong cơn hoảng loạn, có thể có những ý tưởng tự sát và tỷ lệ mưu toan tự sát cao hơn trầm cảm A. ĐÚNG B. SAI C. KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI 44.Trong "đánh giá" rối loạn nhân cách cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng A. Các rối loạn lạm dụng chất đi kèm thường hiện diện và làm nặng hơn sự xung động, làm đánh giá tự sát khó khăn hơn B. Những bệnh nhân này với những mưu toan tự sát khó dự đoán vì chúng có thể xuất hiện trong cách phản ứng lại các sự việc C. Đánh giá bệnh nhân rối loạn nhân cách có thể gặp khó khăn vì triệu chứng loạn thần, suy giảm nhận thức D. Bệnh nhân rối loạn nhân cách nhóm C có thể hiện diện trong phòng cấp cứu 45.Trong "điều trị" rối loạn nhân cách cấp cứu tâm thần, cách thức tiếp cận “bây giờ và tương lai”, tập trung giải quyết các khó khăn hiện tại và hướng tới tương lai, quan trọng hơn cho tình huống lâm sàng này A. ĐÚNG B. SAI 46.Trong "điều trị" rối loạn nhân cách cấp cứu tâm thần, điều trị nội trú có thể nặng hơn các triệu chứng và hầu hết các tình huống nên tránh thực hiện A. ĐÚNG B. SAI 47.Trong "đánh giá" hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh cấp cứu tâm thần, chọn phát biểu đúng A. nên đánh giá bệnh nhân với những rối loạn khác, đặc biệt là các nhiễm trùng B. là phức hợp triệu chứng nặng nề và có khả năng gây tử vong C. xảy ra sau liều đầu hoặc thứ 2 sau sử dụng thuốc chống loạn thần
  12. D. tăng nồng độ men creatin phosphokinase (CPK) và tăng bạch cầu thường được tìm thấy 48.Trong "đánh giá" hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh cấp cứu tâm thần, ba nhóm triệu triệu chứng xảy ra nhanh chóng do phản ứng lại thuốc chống loạn thần (an thần kinh) A. đồng tử co nhỏ, phản xạ kém B. những triệu chứng thần kinh cơ như cứng cơ “ống chì” C. thay đổi mức ý thức D. triệu chứng thực vật như tăng thân nhiệt, tăng nhịp tim, huyết áp dao động, và thở nhanh 49.Trong "điều trị" hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh cấp cứu tâm thần, dantrolen hoặc bromocriptin được chỉ định khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nâng đỡ A. ĐÚNG B. SAI C. KHÔNG ĐỀ CẬP TRONG BÀI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2