intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trách nhiệm hình sự

Chia sẻ: Thiuyen3 Thiuyen3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

220
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước Nhà nước phải chịu những tác động pháp lý bất lợi được quy định trong luật hình sự do Tòa án áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất định. 1. Trách nhiệm hình sự là "hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chố người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước". 2. Trách nhiệm hình sự là một dạng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trách nhiệm hình sự

  1. Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở trách nhiệm của người phạm tội trước Nhà nước phải chịu những tác động pháp lý bất lợi đ ược quy định trong luật hình sự do Tòa án áp dụng theo một trình tự tố tụng nhất định. 1. Trách nhiệm hình sự là "hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chố người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước". 2. Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong PLHS bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện. 3. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định.
  2. 4. TNHS là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu TNHS, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích. Các đặc điểm của TNHS 1. TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm Xuất phát từ nguyên tắc có luật, có tội và trách nhiệm hình sự, nên TNHS chỉ đặt ra khi có một tội phạm được thực hiện. Điều 2 BLHS 1999 quy định: "Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự". Chính việc thực hiện tội phạm là sự kiện pháp lý làm phát sinh TNHS. Do vậy, TNHS phát sinh và tồn tại khách quan kể từ khi tội phạm được thực hiện không phụ thuộc vào việc cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện được tội phạm và người phạm tội chưa. 2. TNHS là một dạng trách nhiệm nghiêm khắc nhất trong các trách nhiệm pháp lý Trách nhiệm pháp lý gồm nhiều loại: Trách nhiệm hình sự  Trách nhiệm hành chính 
  3. Trách nhiệm vật chất  Trách nhiệm kỷ luật  Tính chất nghiêm khắc vượt trội của TNHS thể hiện ở chổ người phạm tội bị Tòa án kết ản, phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp và mang án tích, Hình phạt, biện pháp tư pháp và án tích vừa là nội dung của TNHS vừa là hình thức thực hiện TNHS Bằng việc ra bản án kết tội đối với một người, tòa án nhân danh nhà nước chính thức lên án người phạm tội. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế chủ yếu của luật hình sự không chỉ hạn chế quyền tự do, quyền tài sản, quyền chính trị mà thậm chí có thể tước bỏ cả quyền sống của người phạm tội. Ngoài ra, người bị kết án phải chấp hành các biện pháp tư phap như bị tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm, trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi, bắt buộc chữa bệnh, giáo dục tại ph ường xã thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng. Án tích là một tình trạnh pháp lý bất lợi về hình sự đối với người phạm tội thể hiện ở chổ án tích là dấu hiệu định tội dối với một số trường hợp được quy định tại Phần các tội phạm BLHS. Án tích cũng là điều kiện để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong vụ án hình sự. Người phạm tội bị mang án tích kể từ khi bị kết án cho đến khi được xóa án hoặc miễn TNHS.
  4. 3. THHS là trách nhiệm cá nhấn của người phạm tội trước nhà nước. Đặc điểm này xuất phát từ quan hệ pháp luật hình sự là quan hệ giữa Nhà nước và người phạm tội và hàm chứa hai nội dung. 1. TNHS là trách nhiệm cá nhân của người phạm tội. Những người thân thích của họ không phải cùng chịu TNHS. Một người khi phạm tội đã gây nguy hiểm cho xã hội thì cá nhân họ phải chịu TN về việc phạm tội. 2. Với ý nghĩa là phản ứng của Nhà nước trước TP nên TNHS mang tính công công. Nghĩa là chỉ có Nhà nước mới có thẩm quyền truy cứu TNHS đối với người phạm tội. Người phạm tội không chịu TNHS tr ước cá nhân hoặc tổ chức đã bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại. 4. TNHS được xác định bằng trình tự đặc biệt được quy định trong luật tố tụng hình sự Chỉ có những cơ quan tiến hành tố tụng mới có thẩm quyền xác định TNHS đối với người phạm tội. Việc xác định TNHS đó không đ ược tùy tiện mà phải tuân thủ trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ để tránh oan sai, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự. 5. TNHS được phản ánh trong bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án
  5. Quyết định về TNHS chỉ có thể được thể hiện trong bản án hoặc quyết định của Tòa án, Kết quả của việc xác định TNHS theo luật tố tụng hình sự phải được phản ánh trong phán quyết kết tội của tòa án thể hiện bản án hoặc quyết định của Tòa án. TNHS phát sinh khi một tội phạm được thực hiện. TNHS được thực hiện kể từ khi bản án kết tội có hiệu lực và được đưa ra thi hành. TNHS chấm dứt thì không còn những tác động pháp lý về hình sự bất lợi đối với người phạm tội. Trong thực tiễn, TNHS chấm dứt khi người phạm tội được miễn TNHS hoặc được xóa án tích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2