intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trái cây trị cao huyết áp

Chia sẻ: Anhdao_1 Anhdao_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

95
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp và khái niệm thường dùng trong dân chúng gọi là bệnh tăng xông (tension). Việc điều trị huyết áp cao là vấn đề cần lưu ý trong cộng đồng vì những hậu quả to lớn của nó. Dưới đây là những loại quả có thể cải thiện tình cao huyết áp. 1. Táo Chứa hơn 10 loại dinh dưỡng như axit malic, axit citric, vitamin A, B, C… ăn táo có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và chống xơ vữa động mạch. Một nghiên cứu gần đây cho biết: táo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trái cây trị cao huyết áp

  1. Trái cây trị cao huyết áp
  2. Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp và khái niệm thường dùng trong dân chúng gọi là bệnh tăng xông (tension). Việc điều trị huyết áp cao là vấn đề cần lưu ý trong cộng đồng vì những hậu quả to lớn của nó. D ưới đây là những loại quả có thể cải thiện tình cao huyết áp. 1. Táo Chứa hơn 10 loại dinh dưỡng như axit malic, axit citric, vitamin A, B, C… ăn táo có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu và chống xơ vữa động mạch. Một nghiên cứu gần đây cho biết: táo có tác dụng điều hòa huyết áp tốt đối với những người thích ăn mặn, người bị huyết áp cao. 2. Chuối tiêu Rất giàu các chất như tinh bột, pectin, vitamin A, B, C… chuối tiêu có thể thanh nhiệt, hạ huyết áp và làm giảm cholesterol máu. Người bị tăng huyết áp hàng ngày nên ăn chuối tiêu 3 lần, mỗi lần 1-2 quả. Ăn liên tục khoảng một
  3. tháng, huyết áp sẽ giảm xuống rõ ràng. Ngoài ra, để làm giảm cholesterol máu, hàng ngày nên lấy vỏ chuối (chú ý lấy cả cuống) 30-60g sắc uống; liên tục trong 10-12 ngày, hàm lượng cholesterol có thể đã giảm xuống thấy rõ. Các nghiên cứu đ ã phát hiện thấy: tác dụng hạ huyết áp đó có liên quan đ ến hàm lượng chất kali chứa trong quả chuối và tỉ lệ bị tai biến mạch máu não do huyết áp lên cao ở những người thường xuyên ăn chuối thấp hơn ở những người không ăn chuối khoảng 23,6%. 3. Táo mèo (sơn trà) Sơn trà cũng có tác dụng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, an thần, trấn tĩnh, góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra. Sơn trà, cúc hoa, lá trà tươi mỗi thứ 10g, hãm với nước sôi trong bình kín 15 phút, uống thay trà trong ngày. Dùng cho người bị tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành và rối loạn lipid máu. 4. Cam, quýt Loại quả này chứa nhiều vitamin C, axit citric, đường và hàng chục hoạt chất sinh học khác thiết yếu đối với cơ thể. V ới những người bị tăng huyết áp do viêm gan mạn tính, loại quả họ nhà cam, quýt có tác dụng tăng cường khả năng giải độc của gan, xúc tiến quá trình chuyển hóa cholesterol và dự phòng xơ vữa động mạch. Sau mỗi bữa cơm, ăn thêm 1 trái quít không những có tác dụng kích thích tiêu hóa, mà còn có thể tiêu trừ tình trạng rối loạn tiêu hóa do huyết áp tăng cao.
  4. 5. Mã thầy Trong mã thầy, có 68,52% nước, 18,75% tinh bột, 2,25% protein, 0,19% lipid, và các dưỡng chất khác như đường, pectin, muối canxi, phốt pho, sắt… N goài ra, với thành phần giàu vitamin A, B1, B2, C... và một hoạt chất gọi là puchin, quả mã thầy được coi là có tác d ụng kháng khuẩn, hạ huyết áp và phòng ngừa ung thư rất tốt. 6. Dưa bở Có tác d ụng hạ huyết áp, thanh nhiệt, tiêu đờm và trừ phiền. Có thể sử dụng như một loại “thuốc” đối với những người bị tăng huyết áp, kèm theo các chứng trạng: đầy tức ở vùng ngực, chóng mặt, hoa mắt (theo Đông y, các triệu chứng đó là do đàm nhiệt gây nên).
  5. Cũng có thể áp dụng bài thuốc: Dây dưa bở, dây dưa chuột, dây dưa hấu, mỗi thứ đều 15g khô, đem sắc kỹ với nước, chia 2 lần uống vào đầu buổi sáng và đầu buổi chiều trong ngày. 7. Quả hồng K ết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, quả hồng có tác dụng chống xơ vữa động mạch và làm giảm huyết áp. H àng ngày có thể dùng quả hồng tươi ép lấy nước cốt, hòa với sữa hoặc nước cơm uống, ngày uống 3 lần mỗi lần nửa chén. Có tác dụng hạ huyết áp và phòng “trúng phong” (tai biến mạch máu não) do tăng huyết áp. Đối với những người trong vườn có trồng cây hồng hàng ngày có thể dùng 10 -15g lá hồng khô sắc uống thay trà. Từ thời xưa người Nhật có tập quán dùng “trà lá hồng” để dưỡng sinh và phòng trị bệnh tật. Theo các nghiên cứu hiện đại, lá hồng có tác dụng diệt khuẩn, hạ huyết áp, tăng độ bền thành mạch máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch; dùng để chống mất ngủ, giảm béo, chữa bệnh bệnh tim và động mạch vành tim, tiểu đường... Theo kết quả nghiên cứu của Viện u bướu Trung Quốc, lá hồng còn có tác dụng phòng chống ung thư: hàng ngày dùng 15g lá hồng uống thay trà có tác dụng trị liệu tương đối tốt đối với bệnh ung thư thực quản. Có thể tự chế “trà lá hồng” theo cách như sau: Từ khoảng trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 9, hái lá hồng về, buộc thành từng chuỗi, đem nhúng vào nước nóng 85oC trong 15 phút, lấy ra nhúng vào nước lạnh, sau đó đem hong khô trong bóng mát (không phơi nắng), khi lá hồng khô thì vò vụn là được “trà lá hồng”; khi uống có thể hãm với nước sôi như pha trà. 8. Quả dứa :
  6. K ết quả nghiên cứu cho thấy, trong trái dứa có một số loại enzym (men) có tác dụng xúc tiến phân giải các chất đạm, cải thiện tuần hoàn máu và tiêu thũng. N gười bị tăng huyết áp thường xuyên ăn dứa hoặc uống nước dứa có tác dụng điều hòa huyết áp, dự phòng phù thũng do tăng huyết áp và ngăn chặn sự hình thành các huyết khối gây nghẽn tắc mạch máu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2