intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trái đất ngày xưa có màu tím

Chia sẻ: Ha Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

64
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc sống xa xưa trên trái đất từng bao phủ một màu tím chứ không phải xanh như bây giờ. Các vi khuẩn cổ đại có thể đã sử dụng một phân tử khác ngoài chất diệp lục để khai thác ánh sáng mặt trời, và chính chất này mang lại cho sinh vật sắc tím.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trái đất ngày xưa có màu tím

  1. Trái đất ngày xưa có màu tím Cuộc sống xa xưa trên trái đất từng bao phủ một màu tím chứ không phải xanh như bây giờ. Các vi khuẩn cổ đại có thể đã sử dụng một phân tử khác ngoài chất diệp lục để khai thác ánh sáng mặt trời, và chính chất này mang lại cho sinh vật sắc tím. Chất diệp lục, thành phần quang hợp chính của thực vật, hấp thu chủ yếu sóng màu đỏ và xanh lam từ mặt trời và phản xạ sóng màu xanh lục, chính ánh sáng phản chiếu này mang lại cho thực vật màu xanh tươi. Điều này làm một số nhà sinh vật học băn khoăn bởi phần màu xanh lục của dải quang phổ là nơi mặt trời chứa nhiều năng lượng nhất. "Tại sao chất diệp lục lại từ chối vùng có nhiều năng lượng nhất?", Shil DasSarma, nhà di truyền học vi khuẩn tại Đại học Maryland, Mỹ, nói. Bên cạnh đó, sự tiến hoá đã khiến đôi mắt người nhạy cảm nhất với ánh sáng màu xanh lục (điều đó lý giải vì sao các loại kính nhìn ban đêm thường phủ màu xanh này). Vậy thì tại sao quá trình quang hợp lại không được điều chỉnh như vậy? DasSarma cho rằng đó là bởi chất diệp lục xuất hiện sau khi một phân tử nhạy sáng khác có tên gọi retinal tồn tại trên trái đất. Retinal, ngày nay có ở lớp màng màu mận chín của một phân tử quang hợp gọi là halobacteria, hấp thu ánh sáng màu xanh lá cây và phản chiếu màu đỏ và tím, mang lại màu tía tổng hợp.
  2. Những phân tử nguyên thủy sử dụng retinal để khai thác năng lượng mặt trời có thể đã thống trị trái đất cổ đại, vì vậy khiến các vùng có sự sống đầu tiên trên trái đất có sắc tím nổi bật. Là những kẻ đến sau, các phân tử sử dụng chất diệp lục không thể cạnh tranh trực tiếp với những sinh vật sử dụng retinal, nhưng chúng lại sống sót bằng cách phát triển khả năng hấp thu những sóng ánh sáng mà retinal không sử dụng. Các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng các sinh vật có chất diệp lục và retinal đã tồn tại song song với nhau. "Bạn có thể tưởng tượng tình huống mà quá trình quang hợp diễn ngay ra dưới lớp của sinh vật mang màng tím", DasSarma nói. Nhưng sau đó các nhà khoa học thấy rằng cán cân nghiêng về chất diệp lục bởi nó hiệu quả hơn retinal. "Chất diệp lục có thể không khai thác được cái tốt nhất của dải quang phổ nhưng nó lại tận dụng tốt hơn những ánh sáng mà nó hấp thu được", Sparks giải thích. Trong khi đó retinal có cấu trúc đơn giản hơn chất diệp lục và hoạt động dễ hơn trong môi trường thiếu oxy ban đầu của trái đất. Ngoài ra, halobacteria, một sinh vật sống ngày nay sử dụng retinal, lại không phải là một vi khuẩn. Nó thuộc về nhóm sinh vật gọi là archaea, có từ thời trái đất chưa có bầu khí quyển. Tất cả những điều này cho thấy retinal ra đời sớm hơn chất diệp lục, DasSarma kết luận. Nhóm đã trình bày giả thuyết về trái đất màu tím của mình vào đầu năm tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội thiên văn học Mỹ và miêu tả công trình trong tạp chí American Scientist số mới nhất.
  3. Hệ Mặt Trời Hệ Mặt trời chỉ là một hệ sao-hành tinh bình thường trong vũ trụ, nhưng nó lại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với chúng ta vì một lẽ giản dị: chúng ta là một thành viên của hệ. Trong lịch sử, việc nghiên cứu hệ mặt trời có lúc đã vượt khỏi lĩnh vực thiên văn , trở thành một vấn đề tranh luận gay gắt của lịch sử, đánh dấu một bước tiến vượt bậc của con người trong việc nhận thức giới tự nhiên. Trong cuộc đấu tranh đó, có nhứng nhà nguỵ biện, những tiến sĩ nhai lại, nhưng đồng thời cũng xuất hiện những vị anh hùng, mà tài năng và lòng dũng cảm của họ được lưu truyền tới hôm nay. SỰ HÌNH THÀNH HỆ MẶT TRỜI: - việc hình thành Thái dương hệ được bắt đầu từ sau khi Côpecnich, Kepler khám phá ra quy luật chuyển động của các hành tinh và Newton khám phá ra hiện tượng hấp dẫn của vật chất trong vũ trụ. Vào giữa thế kỉ mười tám, nhà triết học người Đức là Căng lần đầu tiên đã nêu lên sự tiến hoá của vũ trụ. Ông cho rằng hệ mặt trời hình thành từ một đám tinh vân khổng lồ. Tiếp đó, Laplatxơ cho rằng hệ mặt trời hình thành từ một đám khí bụi khổng lồ. Khối khí bụi từ từ quay quanh trục và ở trung tâm khối là một nhân cô đặc. Thể tích khối khí bụi nhỏ dần, co lại do lực hấp dẫn làm nó quay nhanh hơn. Đến một
  4. tốc đọ quay nhất định, lực ly tâm của vành vật chất ở xích đạo lớn hơn lực hấp dẫn, vành này tách khỏi trung tâm và tiếp tục quay như trước. Khối trung tâm tiếp tục quay nhanh hơn dẫn đến việc tách ra của vành vật chất thứ 2 , thứ 3 .v.v.... Do sự phân bố vật chất trong các vành không đều nên vật chất trong vành dần tích tụ thành phôi thai của hành tinh. Mỗi phôi thai đó lại quay nhanh dần làm tách ra các vành vậtchất tạo thành vệ tinh. Phần khối khí còn lại ở trung tâm tạo thành Mặt trời. CÁC HÀNH TINH THÁI DƯƠNG HỆ : 1-Thuỷ tinh: Cách mặt trời 58 triệu km, có khối lượng bằng 0,05 khối lượng trái đất nhưng là hành tinh có khối lượng riêng lớn nhất trong hệ mặt trời. Thuỷ tinh quay quanh mặt trờihết 88 ngày và quay quanh trục hết 58 ngày đêm trái đất. 2-Kim tinh: Cách mặt trời 108 triệu km, có khối lượng bằng 0,82 khối lượng trái đất và bán kính xích đạo bằng 0,95 bán kính xích đạo trái đất. Một năm sao Kim dài bằng 225 ngày đêm trái đất và một ngày của nó dài từ 20-24 ngày đêm trái đất. 3-Hoả tinh: Cách mặt trời 228 triệu km. Sao Hoả có hai vệ tinh đều nhỏ hơn mặt trăng của trái đất. Khối lượng của nó bằng 0,12 khối lượng trái đất, nó tự quay quanh trục theo chu kì 24h37mn và quay quanh mặt trời hết 687 ngày đêm trái đất. 4-Mộc tinh: Là hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời với bán kính xích đạo =11,3 lần của trái đất. Mộc tinh cách xa MT hơn TĐ 5,2 lần. Nó quay quanh MT 1 vòng hết 12 năm nhưng 1 ngày chỉ có 9h50mn. 5-Thổ tinh: Cách MT 9,5 lần khoảng cách TĐ-MT, sao thổ là hành tinh lớn thứ 2 trong hệvớib bán kính xích bđạo lớn hơn trái đất 9,5 lầnvà khối lượng bằng 95 lần khối lượng trái đất. Thổ tinh quay quanh MT hết 30 năm TĐ và 1 ngày đêm sao Thổ dài 10h 6-Thiên vương tinh:
  5. Cách MT hơn TĐ 19,2 lần, có bán kính lớn gấp 4 lần bán kính TĐ , được phát hiện năm 1781 .Một nămsao Thiên vương tinh bằng 84 năm TĐ và một ngày dài 10h49mn. Một năm có 72 ngàn ngày đêm 7- Hải vương tinh: được phát hiện vào năm 1846, cách xa MT hơn TĐ 30 lần, có kích thước tương đương sao thiên vương và khối lượng bằng 17,2 lần khối lượng TĐ. Một năm sao hải vương dài băng 165 năm TĐ và một ngày đêm ở đây dài 15h 8- Sao Diêm vương: Cách MT 39,37 u.a, được phát hiện vào năm 1930. Sao DV tự quay quanh trục hết 6 ngày đêm TĐ và một năm dài bằng 247 năm TĐ. Bán kính hành tinh này là 1140 km, có tỷ trong bằng 2. Diêm vương tinh được bao phủ bởi một lớp vật chất nănmg hơn nước đá, chủ yếu là methane trắng, ngoài ra còn có N2 và CO dưới dạng băng hà, trọng lực ở đây chỉ bằng 1/380 của TĐ. Sao diêm vương có một vệ tinh duy nhất là Charon phát hiện năm 1978 , cách hành tinh mẹ 19640km và có bán kính 590km.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2