Trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2023
lượt xem 0
download
Bài viết mô tả thực trạng trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 256 người bệnh điều trị nội trú theo bộ câu hỏi CAHPS (Consumer Assessment of Healthcare Providers and Systems - Bộ câu hỏi đánh giá trải nghiệm của người sử dụng dịch vụ y tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe). Thời gian nghiên cứu từ 11/2022 đến 5/2023 tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2023
- Phùng Thanh Hùng và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT23-040 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) BÀI BÁO NGHIÊN CỨU GỐC Trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2023 Phùng Thanh Hùng¹*, Bùi Thị Mỹ Anh¹, Nguyễn Thị Thịnh¹, Nguyễn Thanh Huyền¹, Nguyễn Đức Mạnh2 TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 256 người bệnh điều trị nội trú theo bộ câu hỏi CAHPS (Consumer Assessment of Healthcare Providers and Systems - Bộ câu hỏi đánh giá trải nghiệm của người sử dụng dịch vụ y tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe). Thời gian nghiên cứu từ 11/2022 đến 5/2023 tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. Kết quả: Tỷ lệ trải nghiệm tích cực chung đạt 91,4%. Trong 8 khía cạnh về trải nghiệm bệnh viện, trải nghiệm về chăm sóc của bác sĩ có tỷ lệ trải nghiệm tích cực cao nhất đạt 92,6% và thấp nhất là khía cạnh nằm viện với tỷ lệ trải nghiệm tích cực là 65,4%. Nghiên cứu đã đề xuất ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng của bệnh viện nói chung và trải nghiệm của người bệnh nói riêng như: Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và giao tiếp ứng xử cho NVYT, thành lập các đoàn giám sát về chuyên môn cũng như giao tiếp ứng xử của NVYT, nhân viên vệ sinh, bảo vệ. Từ khóa: Trải nghiệm người bệnh, CAHPS, người bệnh, điều trị nội trú, bệnh viện. ĐẶT VẤN ĐỀ cực của NB càng cao thì nhu cầu khám và điều trị của người bệnh ngày càng tăng chính Chất lượng dịch vụ y tế là bản chất của sự vì vậy lãnh đạo bệnh viện cần chú ý đến nhu phát triển bệnh viện và là nhân tố chính ảnh cầu của NB và gia đình họ (5). Trong nghiên hưởng đến lòng trung thành của người bệnh cứu của Mahmoud Farghaly và cộng sự năm (1). Trong đó cách tiếp cận “lấy người bệnh 2021 về trải nghiệm điều trị nội trú tại Ai Cập làm trung tâm” ngày càng được coi trọng để sử dụng bộ công cụ dựa trên CAHPS cho thấy các bác sĩ cung cấp dịch vụ chăm sóc chất trải nghiệm tích cực với phòng ở và phòng vệ lượng cao (2). Trên thế giới, khảo sát trải sinh là 64,8%, giải thích tác dụng với chỉ định nghiệm người bệnh đã được sử dụng thay thế của thuốc 24,2%, giải thích về tác dụng phụ cho khảo sát sự hài lòng của người bệnh do của thuốc là 7,6% (6). Tại Việt Nam, nghiên kết quả khảo sát trải nghiệm người bệnh giúp cứu của Nguyễn Thị Thúy Anh và cộng sự về cung cấp nhiều thông tin hơn và thông tin đó trải nghiệm của người nhà bệnh nhi điều trị có thể đo lường, qua đó giúp nhà quản lý biết nội trú tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình khâu hay quy trình nào cần cải thiện trong các năm 2021 cho thấy tỷ lệ trải nghiệm tích cực dịch vụ từ bệnh viện (3, 4). Trải nghiệm tích chung của người nhà bệnh nhi về bệnh viện đạt Địa chỉ liên hệ: Phùng Thanh Hùng Ngày nhận bài: 02/6/2023 Email: phungthanhhung@hmu.edu.vn Ngày phản biện: 15/10/2023 1 Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng Ngày đăng bài: 31/10/2023 ²Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT23-040 55
- Phùng Thanh Hùng và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT23-040 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) 54,7% (7). Trong những năm qua, bệnh viện p(1-p) Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội luôn chú n = Z2(1 - /2) d2 trọng, quan tâm đến việc duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tới người - n: Là cỡ mẫu nghiên cứu dân và thực hiện các đề tài nghiên cứu khảo sát - p: Ước tính tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm về sự hài lòng của người bệnh nhưng trên thực tích cực. tế cho thấy tỷ lệ hài lòng toàn diện của người bệnh chỉ đạt 61,25% và điều đó cũng đã trở - d: Khoảng sai lệch tương đối mong muốn thành những thách thức lớn cho các nhà quản giữa tham số mẫu và tham số quần thể. d= 0,05 lý bệnh viện (8). Câu hỏi ưu tiên đặt ra: Thực trạng trải nghiệm của người bệnh điều trị nội - Z(1-α/2): Là khoảng tin cậy phụ thuộc mốc ý trú như thế nào? Nhận thấy tính cấp thiết trong nghĩa thống kê. khảo sát trải nghiệm người bệnh, chúng tôi tiến Ta có : Z2(1-α/2) = 1,96 với α = 0,05. Chọn d= hành thực hiện nghiên cứu: “Trải nghiệm của 0,05 ; lấy p= 0,825 tỷ lệ trải nghiệm tích cực người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Răng chung lấy từ nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2023”. Kết Mỹ Anh (9). quả từ nghiên cứu được cung cấp cho lãnh đạo bệnh viện và các nhà quản lý cùng với cơ sở dữ Thay vào công thức ta được n= 222. Lấy thêm liệu y tế Việt Nam bằng chứng khoa học để cải 10% dự phòng trong trường hợp các phiếu thiện chất lượng và đem lại sự hài lòng đối với thu thập được bị lỗi, hỏng. Tổng số mẫu thu người bệnh. Nghiên cứu được thực hiện với thập thực tế là 256. mục tiêu: Mô tả trải nghiệm của người bệnh Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận điều trị nội trú tại bệnh viện Răng Hàm Mặt tiện. Các đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu Trung ương Hà Nội năm 2023. tại bệnh viện được điều tra viên giải thích về nghiên cứu, nếu đồng ý tham gia nghiên cứu PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU sẽ được phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi. Trung bình mỗi ngày có từ 5-10 người Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt bệnh nội trú xuất viện. Nên nghiên cứu tiến ngang sử dụng phương pháp định lượng. hành thu thập số liệu đến khi đủ cỡ mẫu trong vòng 2-3 tháng. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ 11/2022 đến 5/2023 tại Bệnh viện Răng Hàm Các biến số nghiên cứu: Các nhóm biến Mặt Trung ương Hà Nội - 40B Tràng Thi, chính sử dụng trong nghiên cứu gồm: Các Hoàn Kiếm, Hà Nội biến số về thông tin chung của người bệnh: Giới tính, tuổi, nghề nghiệp, học vấn, sử dụng Đối tượng nghiên cứu: Người bệnh điều bảo hiểm y tế, nơi sinh sống ; trải nghiệm của trị nội trú tại các khoa của bệnh viện Răng người bệnh: Khi vào gửi xe, khi nhập viện, Hàm Mặt Trung ương Hà Nội trong thời gian chăm sóc của điều dưỡng, chăm sóc của bác nghiên cứu. Người bệnh đã hoàn thành quá sĩ, môi trường bệnh viện, trải nghiệm khi điều trình điều trị và chuẩn bị xuất viện tại 1/2 trị, khi làm thủ tục thanh toán, khi xuất viện. khoa điều trị nội trú tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội trong thời gian thu Công cụ và phương pháp thu thập thông thập dữ liệu. tin: Bộ công cụ được sử dụng trong nghiên cứu được tham khảo dựa trên nghiên cứu trải Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước nghiệm của người bệnh nội trú tại bệnh viện lượng cho một tỷ lệ: Thanh Nhàn của tác giả Trần Thị Diệp năm 56
- Phùng Thanh Hùng và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT23-040 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) 2021 (10). Dựa trên bộ công cụ CAHPS xây mục đích nghiên cứu và tính bảo mật thông tin dựng và phát triển bởi Cơ quan nghiên cứu trước khi tiến hành thu thập số liệu. Điều tra chất lượng Y tế của Mỹ AHQR phiên bản viên tiến hành phỏng vấn đối tượng dựa trên tiếng Việt sẵn có đã được dịch dành cho đối bộ công cụ đã có. Đối với trẻ dưới 18 tuổi sẽ tượng từ 18 tuổi trở lên. Bộ công cụ khảo sát được phỏng vấn khi sự cho phép của cha mẹ trải nghiệm bao gồm 23 tiểu mục tổng hợp với hoặc người giám hộ, những thông tin trẻ không 8 khía cạnh chính: Trải nghiệm của người bệnh được trải nghiệm sẽ được thu thập qua cha mẹ khi vào gửi xe (3 mục), Trải nghiệm của người hoặc người giám hộ của trẻ. bệnh khi làm thủ tục nhập viện (3 mục), chăm sóc của điều dưỡng (4 mục), chăm sóc của bác Xử lý và phân tích số liệu: Số liệu được sĩ (3 mục), môi trường bệnh viện (2 mục), trải nhập bằng phần mềm Epidata, xử lý thống kê nghiệm của người bệnh trong quá trình điều với phần mềm Stata 14 để xác định tỷ lệ trải trị (3 mục), trải nghiệm của người bệnh khi nghiệm của người bệnh điều trị nội trú trong làm thủ tục thanh toán (3 mục), trải nghiệm bệnh viện. của người bệnh khi xuất viện (2 mục). Trong Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được Hội đó các câu hỏi đo lường được dựa trên thang đồng đạo đức Trường Đại học Y Hà Nội thông 4 điểm : không bao giờ/thỉnh thoảng/thường qua theo quyết định số 1102/QĐ-ĐHYHN. xuyên/luôn luôn hoặc rất không đồng ý/không đồng ý/đồng ý/rất đồng ý. Đối với nhận xét và đánh giá tổng quan về bệnh viện được sử KẾT QUẢ dụng thang điểm từ 0-10 (kém nhất đến tốt nhất). Đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (n=256) Đặc điểm Tần số (n) Tỷ lệ (%) Nam 146 57,0 Giới tính Nữ 110 43,0 50 tuổi 29 11,3 Kinh doanh, lao động tự do 65 25,4 Học sinh, sinh viên 58 22,7 Nghề nghiệp Công nhân 19 7,4 Nông dân 19 7,4 Nghỉ hưu 18 7 Khác 77 30,1 Trình độ học vấn THPT trở lên 185 72,3 Dưới THPT 71 27,7 Có 184 71,9 BHYT Không 72 28,1 Thành thị 121 47,3 Nơi sinh sống Nông thôn, miền núi 135 52,7 57
- Phùng Thanh Hùng và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT23-040 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên lệ cao nhất là 25,4%, tiếp theo là đối tượng học 256 đối tượng người bệnh điều trị nội trú tại sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ là 22,7%. Trình độ bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. học vấn của ĐTNC cho thấy trình độ Trung học Kết quả cho thấy đối tượng tham gia nghiên phổ thông trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất là 72,3%. cứu phân bổ đồng đều ở cả hai nhóm nam và nữ Đối với việc sử dụng BHYT, ĐTNC có sử dụng chiếm tỷ lệ lần lượt là 57% và 43%. Tỷ lệ đối thẻ BHYT chiếm tỷ lệ cao nhất là 71,9%. Kết tượng tham gia nghiên cứu có độ tuổi từ 18-50 quả cho thấy 47,3% ĐTNC sống ở thành thị. tuổi trở lên chiếm 75,4%. Về nghề nghiệp, đối tượng làm kinh doanh, lao động tự do chiếm tỷ Trải nghiệm của người bệnh nội trú Bảng 2. Trải nghiệm của người bệnh tại các khía cạnh gửi xe, nhập viện, chăm sóc của điều dưỡng và chăm sóc của bác sĩ Tỷ lệ trải nghiệm Nội dung tích cực Trải nghiệm của người bệnh về khía cạnh khi vào gửi xe 76,5% Bệnh viện công khai giá trông giữ xe cho người bệnh 100% Nhân viên bảo vệ tôn trọng và lịch sự với người bệnh 70,6% Nhân viên bảo vệ hướng dẫn nơi để xe của người bệnh 58,8% Trải nghiệm của người bệnh khi nhập viện 79,4% Người bệnh được bác sĩ khám, giải thích về tình trạng bệnh và hướng điều trị bệnh. 85,9% Nhân viên tiếp đón thường tôn trọng, lịch sự với người bệnh và hướng dẫn 84% và giải thích dễ hiểu những điều NB cần biết Được nhân viên khoa nội trú phổ biến về nội quy bệnh viện và khoa phòng. 68,4% Trải nghiệm của người bệnh về khía cạnh chăm sóc của Điều dưỡng 89,5% Điều dưỡng có thường tôn trọng và lịch sự với người bệnh 90,6% Điều dưỡng có giải thích dễ hiểu những điều người bệnh cần biết 90,2% Điều dưỡng có thường lắng nghe người bệnh 88,7% Điều dưỡng có đến giúp đỡ khi người bệnh cần 88,3 Trải nghiệm của người bệnh về khía cạnh chăm sóc của Bác sĩ 92,6% Bác sĩ tôn trọng và lịch sự đối với người bệnh 94.5% Bác sĩ lắng nghe những điều người bệnh bày tỏ 92,2% Bác sĩ giải thích một cách dễ hiểu những điều người bệnh cần biết 91,0% Bảng trên cho thấy tỷ lệ NB có trải nghiệm tích có trải nghiệm tích cực là 79,4%. Ở khía cạnh cực khi vào gửi xe là 76,5%. Tỷ lệ NB có trải “Chăm sóc của bác sĩ”, tỷ lệ NB có trải nghiệm nghiệm tích cực cao nhất ở tiểu mục “Bệnh viện tích cực là 92,6%. Tỷ lệ NB có trải nghiệm tích công khai giá trông giữ xe cho người bệnh” đạt cực cao nhất ở tiểu mục “Bác sĩ tôn trọng và lịch 100%, và tỷ lệ NB có trải nghiệm tích cực thấp sự đối với người bệnh” đạt 94,5%. Tỷ lệ NB có nhất ở tiểu mục “Nhân viên bảo vệ hướng dẫn trải nghiệm tích cực thấp nhất ở tiểu mục “Bác nơi để xe của người bệnh” là 58,8%. Đối với sĩ giải thích một cách dễ hiểu những điều người khía cạnh trải nghiệm khi nhập viện, tỷ lệ NB bệnh cần biết” đạt 91%. 58
- Phùng Thanh Hùng và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT23-040 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) Bảng 3. Trải nghiệm của người bệnh tại các khía cạnh môi trường bệnh viện, nằm viện, thanh toán và xuất viện Tỷ lệ trải nghiệm Nội dung tích cực Trải nghiệm của người bệnh về khía cạnh Môi trường bệnh viện 68,0% Phòng nằm và phòng vệ sinh thường xuyên được lau dọn sạch sẽ 76,9% Những nơi xung quanh phòng bệnh được giữ yên tĩnh ban đêm 58,9% Trải nghiệm của người bệnh về khía cạnh trong quá trình điều trị 51,8% Nhân viên y tế giải thích về thuốc mới và hướng dẫn sử dụng thuốc cho 68,6% người bệnh NVYT giải thích về tác dụng phụ và cách sử dụng thuốc cho người bệnh 66,7% Người bệnh cần NVYT giúp đỡ đi vào phòng vệ sinh hoặc dùng bô tiểu kịp 20,0% thời trong đợt điều trị Trải nghiệm của người bệnh về khía cạnh khi làm thủ tục thanh toán 89,8% Người bệnh được nhân viên hướng dẫn thủ tục thanh toán viện phí. 90,2% NVYT thường tôn trọng và lịch sự với ông/bà 89,8% Người bệnh được công khai các khoản thu trong hoá đơn thanh toán viện phí. 89,0% Trải nghiệm của người bệnh về khía cạnh xuất viện 70,7% Người bệnh được cung cấp thông tin bằng giấy tờ hoặc văn bản về các triệu 85,3% chứng hay vấn đề y tế cần lưu ý sau khi xuất viện NVYT hỏi xem người bệnh cần người hay dịch vụ cần thiết để hỗ trợ sau khi 56,2% xuất viện. Đối với khía cạnh điều trị của người bệnh, đạt 20%. Ở khía cạnh làm thủ tục thanh toán, tỷ lệ trải nghiệm tích cực của NB là 51,8%. tỷ lệ NB có trải nghiệm tích cực là 89,8%. Tỷ Tỷ lệ NB có trải nghiệm tích cực cao nhất ở lệ NB có trải nghiệm tích cực cao nhất ở tiểu tiểu mục “Nhân viên y tế giải thích về thuốc mục “Người bệnh được nhân viên hướng dẫn mới và hướng dẫn sử dụng thuốc cho người thủ tục thanh toán viện phí” đạt 90,2%. Tỷ lệ bệnh” đạt 68,6%. Tỷ lệ NB có trải nghiệm NB có trải nghiệm tích cực thấp nhất ở tiểu tích cực thấp nhất ở tiểu mục “Người bệnh mục “Người bệnh được công khai các khoản cần NVYT giúp đỡ đi vào phòng vệ sinh hoặc thu trong hoá đơn thanh toán viện phí” đạt dùng bô tiểu kịp thời trong đợt điều trị” chỉ 89,0%. 59
- Phùng Thanh Hùng và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT23-040 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) Hình 1. Kết quả trải nghiệm tích cực chung của người bệnh với bệnh viện Kết quả nghiên cứu cho thấy trải nghiệm chung về tác dụng của thuốc với nghiên cứu của tác của người bệnh theo 8 khía cạnh: tỷ lệ người giả Bùi Thị Mỹ Anh và cộng sự năm 2022 với bệnh có trải nghiệm tích cực đạt 91,4%. Trải tỷ lệ 57,3% (9). Điều này có thể đến từ công nghiệm của người bệnh chưa tích cực đạt 8,6%. việc hàng ngày của các điều dưỡng thường khá nhiều nên việc giải thích về tác dụng phụ và làm rõ thuốc cho người bệnh chưa rõ ràng và thiếu BÀN LUẬN bước xác định thắc mắc với người bệnh, ngoài ra mỗi người bệnh thường có một người nhà Trải nghiệm chung của người bệnh theo 8 khía chăm sóc để hỗ trợ vào nhà vệ sinh thay điều cạnh cho thấy: Tỷ lệ NB có trải nghiệm tích dưỡng nên khi điều dưỡng đến chậm sẽ dễ bị cực chung đạt 91,4% và tỷ lệ NB chưa có trải so sánh với tình huống túc trực của người nhà. nghiệm tích cực đạt 8,6%. Trong đó tỷ lệ NB có trải nghiệm tích cực cao nhất về khía cạnh khi Tỷ lệ NB có trải nghiệm tích cực với tiểu mục xuất viện đạt 92,6 và tỷ lệ người bệnh có trải “Phòng nằm và phòng vệ sinh thường xuyên nghiệm tích cực thấp nhất là khía cạnh nằm viện được lau dọn sạch sẽ” là 76,9% và tiểu mục với 65,4%. Trong đó tỷ lệ NB có trải nghiệm “Những nơi xung quanh phòng bệnh được giữ tích cực cao nhất ở tiểu mục “Bác sĩ tôn trọng yên tĩnh ban đêm” đạt 58,9%. Kết quả này cao và lịch sự đối với người bệnh”.Thấp nhất là tiểu hơn so với nghiên cứu của Võ Phước Thảo mục “Người bệnh cần NVYT giúp đỡ đi vào Nguyên và cộng sự năm 2021 (11). Thực tế phòng vệ sinh hoặc dùng bô tiểu kịp thời trong cho thấy bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương đợt điều trị” Hà Nội có lượng người bệnh điều trị nội trú tại khoa khá cao, bên cạnh đó cũng có những Tỷ lệ người bệnh có trải nghiệm thấp nhất là tiểu người chăm sóc của họ dẫn đến việc nhà vệ sinh mục “Người bệnh cần NVYT giúp đỡ đi vào thường được sử dụng liên tục. Bệnh viện cũng phòng vệ sinh hoặc dùng bô tiểu kịp thời trong có các nhân viên vệ sinh thường trực hoạt động đợt điều trị” chỉ đạt 20%. Kết quả này tương tuy nhiên do số lượng người sử dụng kể trên dẫn đồng với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Diệp tới việc nhân viên vệ sinh không thể túc trực năm 2022 (10). Bên cạnh đó, cùng thuộc khía liên tục lau dọn nhà vệ sinh chung, điều này cạnh trải nghiệm nằm viện là tiểu mục “NVYT cũng dẫn xuất phát từ ý thức chung của người giải thích về thuốc mới và hướng dẫn sử dụng bệnh. Bên cạnh đó tại phòng thường, đôi khi thuốc cho NB” với tỷ lệ lần lượt là 68,6%. Kết người bệnh sinh hoạt vào ban đêm có thể ảnh quả này tương đồng trong trải nghiệm giải thích hưởng đến những người bệnh khác, ngoài ra tại 60
- Phùng Thanh Hùng và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT23-040 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) các phòng dịch vụ đặt máy bơm hoạt động vào Trâm (12). Để giải thích cho việc hỏi về hỗ trợ ban đêm dẫn đến trải nghiệm của người bệnh sau khi xuất viện của người bệnh, có thể lý giải giảm sút, bên cạnh đó trong quá trình phỏng vấn rằng người bệnh được hỗ trợ phần lớn về các cách người bệnh cũng chia sẻ về việc cách âm giữa để chăm sóc bản thân và sử dụng thuốc trước khi các phòng yếu nên dẫn đến âm thanh dễ lọt vào xuất viện, ngoài ra bệnh viện cũng có đường dây phòng làm giảm trải nghiệm tích cực của họ. nóng để liên lạc khi họ có vấn đề cần thắc mắc nên các yếu tố hỗ trợ bên ngoài việc chăm sóc Tỷ lệ người bệnh trải nghiệm tích cực với tiểu phần nào đó chưa được chú ý tới mà chỉ dừng lại mục “Nhân viên bảo vệ tôn trọng, lịch sự với ở việc hỏi và hỗ trợ trong các vấn đề đi lại. người bệnh” đạt 70,6% và tiểu mục “Nhân viên bảo vệ hướng dẫn nơi để xe cho người bệnh’ đạt 38,8%. Kết quả này cao hơn tỷ lệ trải nghiệm KẾT LUẬN 32,2% và 36,1% trong nghiên cứu của tác giả Trần Thị Diệp (10). Lý giải điều này có thể đến Qua nghiên cứu trải nghiệm của NB điều trị nội từ việc bãi đỗ xe của bệnh viện khá nhỏ, tuy trú tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương nhiên lượng người bệnh ra vào hàng ngày khá trên 256 đối tượng, chúng tôi rút ra một số kết đông nên dẫn đến các xe để ở bệnh viện thường luận sau: Tỷ lệ trải nghiệm tích cực chung đạt phải sắp xếp phù hợp để nhiều người có thể để 91,4%. Trong 8 khía cạnh về trải nghiệm bệnh xe nhất khiến cho không gian chật chội nên trải viện, trải nghiệm về chăm sóc của bác sĩ có tỷ lệ nghiệm gửi xe của người bệnh không tích cực. trải nghiệm tích cực cao nhất đạt 92,6% và thấp Ngoài ra đội ngũ bảo vệ do phòng Hành chính nhất là khía cạnh nằm viện với tỷ lệ trải nghiệm quản trị phụ trách, đây hầu hết là những người tích cực là 65,4%. Tăng cường đào tạo nâng cao có trình độ Trung học phổ thông và chưa được trình độ chuyên môn và giao tiếp ứng xử cho đào tạo thường xuyên về giao tiếp ứng xử nên nvyt, thành lập các đoàn giám sát về chuyên có thể dẫn đến một số trường hợp người bệnh môn cũng như giao tiếp ứng xử của NVYT, kỹ tính sẽ đánh giá trải nghiệm không tích cực. nhân viên vệ sinh, bảo vệ. Tỷ lệ trải nghiệm tích cực của người bệnh với Hạn chế nghiên cứu: Do ảnh hưởng của dịch tiểu mục “Được NV khoa nội trú phổ biến về nội bệnh nên quá trình lấy mẫu gặp gián đoạn nên quy bệnh viện khoa phòng” là 68,4%, kết quả ảnh hưởng đến chất lượng của dữ liệu về trải này thấp hơn khi so với nghiên cứu của Trần Thị nghiệm của đối tượng. Công tác thu thập số liệu Diệp và cộng sự với tỷ lệ 89,7% (10). Điều này gặp nhiều khó khăn do người bệnh không hợp có thể đến từ việc lượng người bệnh tại bệnh viện tác, vội vã ra về. Nghiên cứu chỉ thực hiện định ra vào hàng ngày lớn nên bệnh viện đã sắp xếp lượng mà chưa làm được định tính. Thời gian và gắn bảng nội quy khoa phòng tại mỗi buồng ngắn nên chưa đánh giá được các vấn đề về: an bệnh để người bệnh thuận tiện đọc và theo dõi. toàn người bệnh, hiệu quả điều trị. Ngoài ra khi người bệnh mới vào khoa sẽ được phổ biến nội quy một lần nữa, tuy nhiên do lượng công việc dày đặc nên quy trình này đôi khi sẽ TÀI LIỆU THAM KHẢO được giải thích tóm gọn khiến cho người bệnh 1. Rapport F, Hibbert P, Baysari M, Long J, Seah còn nhiều thắc mắc hoặc chưa hài lòng. R, Zheng W, et al. What do patients really want? Với tiểu mục “NVYT hỏi xem người bệnh cần An in-depth examination of patient experience in four Australian hospitals. BMC health services người hay dịch vụ cần thiết để hỗ trợ sau khi xuất research. 2019;19(1):1-9. viện”, tỷ lệ trải nghiệm tích cực của người bệnh 2. Mead N, Bower P. Patient-centredness: a là 56,2%. Kết quả này cao hơn so với tỷ lệ 6,8% conceptual framework and review of the trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Huyền empirical literature. Social science & medicine. 61
- Phùng Thanh Hùng và cộng sự Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển (Tập 07, Số 05-2023) Mã DOI: https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT23-040 Journal of Health and Development Studies (Vol.07, No.05-2023) 2000;51(7):1087-110. Journal of Health and Development Studies. 3. Bull C. Patient satisfaction and patient 2022;06(05):75-82. experience are not interchangeable concepts. 8. QLCL P. Báo cáo hài lòng người bệnh nội trú năm International Journal for Quality in Health Care. 2022. Bệnh viện RHMTWHN; 2022. 2021;33(1):mzab023. 9. Anh BTM, Xuân LTT, Anh ĐTN, Thu NTH. Trải 4. Minh SYTtpHC. Sự cần thiết phải khảo sát “trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú tại một số nghiệm của người bệnh” thay vì chỉ khảo sát khoa lâm sàng, Bệnh viện 198 Bộ Công an năm “hài lòng của người bệnh” tại các bệnh viện 2017 2022. Journal of Health and Development Studies. [2023 May 23]. Available from: https://medinet. 2022;6(6):93-101. gov.vn/quan-ly-chat-luong-kham-chua-benh/su- 10. Diệp TT, Hùng PT, Thu NTH. Trải nghiệm của can-thiet-phai-khao-sat-trai-nghiem-cua-nguoi- người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Thanh benh-thay-vi-chi-khao-sat-hai-c8-4532.aspx. Nhàn năm 2021 và một số yếu tố liên quan. 5. Godden E, Paseka A, Gnida J, Inguanzo J. The Journal of Health and Development Studies. impact of response rate on Hospital Consumer 2022;6(5):9-16. Assessment of Healthcare Providers and System 11. Vo PTN, Tran AT, Nguyen HV, Hoang MV. (HCAHPS) dimension scores. Patient Experience Evaluation of Inpatient Experience at Some Journal. 2019;6(1):105-14. Clinical Departments of Kien Giang General 6. Farghaly M, Kamal A, El-Setouhy M, Hirshon JM, Hospital, Kien Giang Province, Vietnam, 2020: El-Shinawi M. Patient satisfaction with a tertiary An Analytical Cross-Sectional Study. Health hospital in Egypt using a HCAHPS-derived Services Insights. 2021;14. survey. Journal of Multidisciplinary Healthcare. 12. Trâm NTH. Trải nghiệm của người bệnh điều trị 2021;14:3053-60. nội trú tại khoa Ngoại, Bệnh viện Đại học Y Hà 7. Anh NTT, Thu NnTH, Ly LTT, Hà NTT. Trải Nội năm 2018 và một số yếu tố liên quan [Luận nghiệm của người nhà bệnh nhi điều trị nội trú văn thạc sỹ y học]. Hanoi Medical University: tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình năm 2021. Trường Đại học Y Hà Nội; 2019. Experience of the inpatients at national hospital of odonto- stomatology in 2021 Phung Thanh Hung¹, Bui Thi My Anh¹, Nguyen Thi Thinh¹, Nguyen Thanh Huyen¹, Nguyen Duc Manh2 1 Institute for Preventive Medicine and Public Health ²Huu Nghi General Hospital, Nghe An Objective: This study is to describe status of the experience of inpatients at National hospital of odonto - stomatology hospital in 2023 and to analyze some related factors. Methods: A cross- sectional descriptive study was conducted on 256 inpatients, using the CAHPS questionnaire. Study time period was from 11/2022 to 5/2023 at National hospital of odonto - stomatology hospital. Results: The percentage of patients with a overall positive experience was 91.4%. In the aspects of hospital experience, the percentage of patients with a positive experience on Communication with doctors was highest (92.6%). Aspect having lowest positive experience rate of inpatients is “treatment in hospital” with only 65.4%. Since then, the research offered a variety of ways to enhance hospital quality in general and patient experience in particular, such as: Enhance training for medical staff in order to increase professional qualifications and communication, form professional supervision teams, and improve communication and behavior of health workers, sanitation employees, and security guards. Key word: Patient experience, CAHPS, patient, inpatient treatment, hospital. 62
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh tâm thần
5 p | 257 | 37
-
Tắm thuốc – phương pháp chữa bệnh độc đáo của đông y
4 p | 130 | 19
-
Mang thai 3 tháng đầu - các dấu hiệu thường gặp
15 p | 125 | 13
-
Món ăn hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu
5 p | 151 | 11
-
HEN PHẾ QUẢN (Kỳ 3)
5 p | 94 | 9
-
RỐI LOẠN TÂM THẦN CẤP - MẠN (Kỳ 1)
5 p | 103 | 8
-
Nên uống thuốc với nước gì?
5 p | 113 | 7
-
Thắc mắc về thuốc và sức khoẻ - P2
12 p | 90 | 6
-
Những điều khi có bầu mới biết
5 p | 73 | 6
-
Để học sinh có cơ thể khỏe mạnh
7 p | 72 | 6
-
Đau khổ triền miên: Hãy củng cố sự hỗ trợ cộng đồng của bạn
9 p | 61 | 5
-
Ngăn chặn cơn đau tim
5 p | 97 | 4
-
Biểu hiện Rối loạn loạn thần cấp
11 p | 66 | 3
-
Câu chuyện lội ngược dòng của thuốc
5 p | 94 | 3
-
Trải nghiệm của người bệnh về công tác chăm sóc của điều dưỡng và các yếu tố liên quan
7 p | 0 | 0
-
Trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định năm 2022
9 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn