intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trải nghiệm quan trọng hơn chiến lược

Chia sẻ: Banh Long | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

81
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gốc rễ của cuộc suy thoái hiện nay sâu xa chính là những điều mà các nền kinh tế thiếu: ý thức, sự thông minh và sâu xa nhất là sự sáng suốt nhờ trải nghiệm. Nước Mỹ từng được coi là quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Và mặc dù Phố Wall, Washington và châu Âu đều dồn tâm sức vào những vấn đề như thâm hụt bùng nổ và vay nợ gia tăng, thì cả hai vấn đề trên đều là hệ quả của một nguyên nhân sâu xa hơn. Chúng ta nghèo theo cái cách...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trải nghiệm quan trọng hơn chiến lược

  1. Trải nghiệm quan trọng hơn chiến lược Umair Haque (HBP) - Nguyễn Tuyến dịch Tuần Việt Nam Gốc rễ của cuộc suy thoái hiện nay sâu xa chính là những điều mà các nền kinh tế thiếu: ý thức, sự thông minh và sâu xa nhất là sự sáng suốt nhờ trải nghiệm. Nước Mỹ từng được coi là quốc gia giàu có nhất trên thế giới. Và mặc dù Phố Wall, Washington và châu Âu đều dồn tâm sức vào những vấn đề như thâm hụt bùng nổ và vay nợ gia tăng, thì cả hai vấn đề trên đều là hệ quả của một nguyên nhân sâu xa hơn. Chúng ta nghèo theo cái cách đơn giản nhưng quan trọng nhất: xét theo khía cạnh vốn cơ chế thì chúng ta phá sản. Đó chính là các cơ chế phân phối và tạo ra nguồn vốn tài chính - và chúng ta biết rằng nếu không có những cơ chế tốt hơn, thì sự thịnh vượng sẽ không còn. Có một cách đơn giản hơn để diễn đạt về vốn cơ chế. Đó là về sự sáng suốt thông qua trải nghiệm. Bởi vì chúng ta tự làm nghèo sự trải nghiệm nên chúng ta không còn tiền bạc, công việc và ý nghĩa. Nguồn lực khan hiếm nhất và giá trị nhất trên thế giới ngày nay là sự sáng suốt có được nhờ trải nghiệm. Các quốc gia, các công ty và bất cứ ai sở hữu điều này thì sẽ thịnh vượng. Theo cách nào đó, sự trải nghiệm là mặt đối lập của chiến lược - và ngày nay, chính chiến lược, có thể được đưa ra bởi hàng tá những nhà tư vấn lúc nào cũng sốt sắng, lại trở thành rẻ, thừa thãi và không mấy đáng giá. Khoảng cách kinh tế giữa sự trải nghiệm và chiến lược lớn như thế nào? Nó bắt đầu từ đơn vị hàng tỷ. JPMorgan đã không khôn ngoan và sáng suốt và giờ đây phải bỏ ra 3 tỷ đô trong "mô hình dự trữ dự phòng bất ổn." Toyota không khôn ngoan và sáng suốt - và cái giá phải trả cho điều đó là 10 tỷ đô và có thể nhiều hơn thế nữa. Nếu cho rằng sự trải nghiệm là mơ hồ và huyền ảo thì hãy nghĩ lại! Sự trải nghiệm đòi hỏi sự trau dồi và nó cũng vô cùng sắc sảo.
  2. Ảnh: Corbis Dưới đây là một kế hoạch gồm 9 bước để vượt qua những chiến lược đơn thuần và mang lại một ít sáng suốt nhờ trải nghiệm vào cho tổ chức của bạn. Hướng tới một mục đích riêng. Hầu hết các tổ chức đều có những giá trị - những câu tuyên bố mơ hồ, vô nghĩa và buồn chán về những điều quan trọng... với họ. Tất nhiên, giá trị là nền tảng của chiến lược. Những điều đó là kiểu của thế kỷ 20. Sự sáng suốt thông qua trải nghiệm không phải là về những điều bạn đánh giá coi trọng mà là việc mọi người đánh giá bạn như thế nào. Để có thể làm được điều đó hãy kết nối những điều cơ bản: những thay đổi bạn muốn nhìn thấy trên thế giới. Điều này có nghĩa đen rằng hãy đem một câu tuyên ngôn về mục đích về "thế giới" giống Google: "Hãy sắp xếp thông tin của thế giới và làm cho nó có thể được tiếp cận một cách rộng rãi." Hoạt động mạnh mẽ. Sự trải nghiệm không xảy ra bằng các treo biển tên nó ra ở khu vực VIP và ngồi nhấm nháp loại vodka Grey Goose như chiến lược. Sự trải nghiệm chỉ có thể xảy ra bằng cách tìm hiểu ai đang phải chịu đựng cái gì, tại sao và như thế nào. Bạn hoặc công ty bạn có dành thời gian cho những người mà những việc bạn làm làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn với họ không. Hầu hết thì không nhưng đó là nguồn duy nhất của loại năng lực dồi dào nhất - không chỉ là năng lực thể chất hay trí tuệ mà còn là năng lực về đạo đức và tinh thần.
  3. Phân phối năng lượng. Một khi bạn đã có năng lực thì đã đến lúc phân phối năng lượng của bạn một cách hiệu quả nhất. Khoảng cách giữa sự thay đổi mà bạn muốn và bản thân sự thay đổi đó rộng như thế nào? Hầu hết mọi người, cũng như các tổ chức khác đều cố gắng sống theo "những tập quán tốt nhất", hoặc theo những kỳ vọng. Hãy quên điều đó đi. Sự trải nghiệm được đánh giá bằng những tiêu chuẩn cao hơn chiến lược: một chuỗi những điều mà mỗi người và cộng đồng, và xã hội còn thiếu. Nếu tổ chức của bạn vẫn chưa có chúng hãy bắt đầu xây dựng. Làm việc hết mình. Chiến lược có thể được thực hiện một cách ép buộc bằng cách đưa ra những nhiệm vụ mang tính công thức buộc phải hoàn thành. Sự trải nghiệm, ngược lại, đòi hỏi có khoảng không cho việc thí nghiệm và trải nghiệm cho những người tìm kiếm các con đường mới để thay đổi thế giới. Các nhân viên của Google có thể dùng 20% thời gian làm việc của mình để tự làm những dự án họ lựa chọn và qua đó trải nghiệm. Nếu bạn không có thời gian để kích thích, khơi dậy những ý tưởng sáng tạo, hãy yêu cầu có thời gian cho riêng mình nhưng tốt hơn hết là hãy tự tạo thời gian cho riêng mình. Khơi gợi sáng tạo. Chiến lược là sự áp dụng mang tính ép buộc. Trải nghiệm là sự áp dụng của sự tự nguyện. Chiến lược thì âm thầm nhưng sự trải nghiệm thì không. Kiểm tra sự trải nghiệm chính là năng lực đưa ra những ý tưởng, khái niệm và giải pháp mới. Đó chính là việc được mọi người, cộng đồng và xã hội đánh giá như thế nào và đó cũng chính là điều mà Starbucks đang có gắng làm được với trang web chia sẻ, kết nối ý tưởng cộng đồng mystarbucksidea. Bài học là gì? Đừng đơn thuần làm việc và hãy khơi gợi ý tưởng. Kiểm nghiệm. Apple sẽ không bị đánh bại vào ngày Microsoft tạo ra điện thoại Applier. Nó sẽ bị đánh bại vào cái ngày Apple tạo ra một sản phẩm có đặc tính giống của Microsoft. Quy tắc là gì? Trận chiến của chiến lược là đánh bại một đối thủ bằng bất cứ cách nào nhưng trận chiến của trải nghiệm lại là một trận chiến khác: không bao giờ thỏa hiệp những gì quan trọng, phương thức mà bạn muốn thay đổi thế giới.
  4. Những tổ chức khôn ngoan, cũng như những người khôn ngoan dùng thời gian mỗi ngày để kiểm nghiệm xem liệu có phải sự thỏa hiệp, dù là không cố ý, đã dẫn đến sự tự bại chưa. Bồi đắp. Chiến lược quan tâm đến lợi nhuận, ở đây và bây giờ, bằng bất cứ phương tiện nào cần thiết được phép theo quy định của trò chơi. Sự trải nghiệm, ngược lại, là về điều gì đó cao hơn. Liệu bạn có thể tự đưa bản thân mình đến những tiêu chuẩn cao hơn là các quy tắc tối thiểu được đề ra - và thông qua đó, tạo ra nhiều giá trị hơn? Đó chính là sự khác biệt giữa "việc buôn bán chứng khoán trong quy định" của Phố Wall và cuộc cách mạng mới của tài chính vi mô. Đó là một vấn đề thực tế. Hãy là. Chiến lược là việc thực hiện trong khi đó trải nghiệm lại về bản chất. Chiến lược đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm các ví dụ về những người hoặc tổ chức "đang làm mọi việc trở nên đúng đắn" và làm những điều họ từng làm. Kết quả thì sao? Tốt nhất thì là một sự thiếu cải thiện và tồi nhất thì cũng là một xu hướng tụt dốc của các tiêu chuẩn. Hãy không nhìn vào các ví dụ nữa mà hãy tạo ra một ví dụ. Một ví dụ mà thế giới chưa từng biết đến. Làm mới. Chiến lược có thể dùng một lần rồi bỏ đi như những lưỡi dao cạo giá rẻ. Nhưng sự trải nghiệm thì là vĩnh viễn, có nghĩa là nó là một nhu cầu học hỏi không ngừng. Dưới đây là sự đánh giá một ngày được coi là sử dụng một cách khôn ngoan để trải nghiệm: một ngày khi bạn học được 5 điều mới mẻ. Vào cuối mỗi ngày liệu bạn có thể nói rõ đó là những điều gì không? Nếu không, thì điều đó có nghĩa là bạn đã không hành động một cách khôn ngoan. Các tổ chức khôn ngoan thể chế hóa việc học hỏi mỗi ngày của mỗi người và một con đường đơn giản dẫn đến trải nghiệm là phải là người trong tổ chức mang lại Quy tắc 5 điều cho cuộc sống. Bạn có sáng suốt nhờ trải nghiệm thông thái hay chỉ đơn giản là khéo léo, lanh lợi và láu cá. Nếu là vế sau hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận sự sụp đổ. Thế kỷ 21 không chỉ là về việc trở nên lớn mạnh hơn và nhanh hơn. Chiến lược đã là điều gì đó cổ lỗ rồi. Đã đến lúc phải có được sự sáng suốt nhờ những trải nghiệm.
  5. Sự trải nghiệm là một chủ đề có nhiều tranh cãi. Các nguyên tắc trên không phải là những nguyên tắc duy nhất, tốt nhất hoặc "đúng" nhất. Vậy hãy đưa ra những bình luận với những nguyên tắc, suy nghĩ hoặc ví dụ của chính bạn. - Bài viết của Umair Haque trên Harvard Business Publishing - Nguồn: Tuần Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2