intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trại sáng tác tranh Việt-Ấn: Bạn vẽ tại chỗ còn ta mang tranh cũ góp vui

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

45
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo thông cáo báo chí từ ĐSQ Ấn Độ, hoạt động này là “một phần trong các hoạt động kỷ niệm năm hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ 2012. Trại sáng tác tranh được tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ tại New Delhi…” “Ấn Độ và Việt Nam đều có nền mỹ thuật sống động và rộng khắp. Mỹ thuật Việt Nam và Ấn Độ cũng được ngưỡng mộ khắp trong và ngoài nước. Mục tiêu chính của trại sáng tác này là nâng cao nhận thức và mở rộng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trại sáng tác tranh Việt-Ấn: Bạn vẽ tại chỗ còn ta mang tranh cũ góp vui

  1. Trại sáng tác tranh Việt-Ấn: Bạn vẽ tại chỗ còn ta mang tranh cũ góp vui Theo thông cáo báo chí từ ĐSQ Ấn Độ, hoạt động này là “một phần trong các hoạt động kỷ niệm năm hữu nghị Việt Nam – Ấn Độ 2012. Trại sáng tác tranh được tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ tại New Delhi…” “Ấn Độ và Việt Nam đều có nền mỹ thuật sống động và rộng khắp. Mỹ thuật Việt Nam và Ấn Độ cũng được ngưỡng mộ khắp trong và ngoài nước. Mục tiêu chính của trại sáng tác này là nâng cao nhận thức và mở rộng hiểu biết về nền mỹ thuật của mỗi nước và đồng thời, giới thiệu về mỹ thuật truyền thống và đương đại mang tính đặc thù của hai nền văn minh lâu đời, phong phú và sôi động này.”
  2. “Các họa sĩ xuất sắc của hai quốc gia đã tham gia Trại sáng tác tại Việt Phủ Thành Chương...” Phía bạn có ba họa sĩ Laxman Aelay, Sudip Roy và K.R. Santhanakrishnan. “Phía Việt Nam sẽ gồm các đại diện là họa sĩ Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Đoàn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, họa sĩ Thành Chương và họa sĩ Trịnh Hùng…” Thực tế, triển lãm không có tranh của họa sĩ Trịnh Hùng, thay vào đó là tranh của họa sĩ Trịnh Tuân. Mở đầu chương trình là phát biểu của vị đại sứ Ấn Độ, ông nhấn mạnh trại sáng tác này là một sự kiện đặc biệt, giàu ý nghĩa, làm phong phú thêm các hoạt động ngoại giao văn hóa giữa hai nước. Đứng bên trái
  3. ông là họa sĩ Vi Kiến Thành, họa sĩ Laxman Aelay, họa sĩ Sudip Roy và họa sĩ Thành Chương. Tiếp đó, họa sĩ Laxman Aelay, đại diện cho phía họa sĩ Ấn Độ, lên phát biểu. Ông viết lời phát biểu trên một tờ giấy xé vội từ sổ tay thì phải nên anh phiên dịch đứng phía sau nhiều lúc dịch không được (chắc do không kịp đọc trước?!). Ý chính của ông là sự kiện này là một trải nghiệm đặc biệt của ông và hai họa sĩ còn lại, làm phong phú thêm kinh nghiệm sáng tác của ông. Cá nhân ông thấy tranh của các họa sĩ Việt Nam trong trại này hầu hết là sơn mài, nhưng dù vẽ theo phong cách truyền thống hay đương đại thì "hầu hết" đều là sáng tác tốt. (Vì thế chăng), ông cho rằng, tranh của VN nên được giới thiệu ra với quốc tế nhiều hơn; và nếu được giới thiệu ở Ấn Độ, thế nào cũng gây chú ý và cảm kích của công chúng nước này...
  4. Khách khá đông, trong đó có nhiều phụ nữ vận trang phục Ấn Độ truyền thống.
  5. Tiếp theo, họa sĩ Thành Chương, được mời lên thay mặt phía họa sĩ VN, phát biểu. Ông cho rằng đây là một ngày đặc biệt với một sự kiện của hai nền mỹ thuật Ấn Độ và VN, và qua trại này, ông thấy được rất nhiều điều. Đó là "... trong điều kiện thời gian ngắn ngủi nhưng với một tình yêu vô cùng với nghệ thuật, cùng trách nhiệm xã hội và sự làm việc chung, nhưng có nhiều tác phẩm có chất lượng rất tốt cho triển lãm hôm nay." Đây có lẽ là điều ông tâm đắc nhất nên một lúc sau ông nhắc lại, rằng ông "điều thú vị trong triển lãm này là tuy thời gian ngắn nhưng tranh được vẽ với nhiều cảm xúc, hứng khởi.” Và theo ông, triển lãm này "đẹp cả về nghệ thuật lẫn tình hữu nghị". Tiết mục tiếp theo là Đại sứ Ấn Độ trao quà cho các thành viên tham gia trại sáng tác và đặc biệt là trao quà cảm ơn "bà Thành Chương", tức
  6. bà Ngô Hương, vì những hỗ trợ quý giá của bà cho trại sáng tác tại Việt phủ. Không thể không có tiết mục "cắt băng khai mạc" trang trọng.
  7. Trong phòng triển lãm, vốn là nơi chuyên để bày tranh của họa sĩ chủ nhân Việt phủ, mọi người bắt đầu xem tranh. Nữ họa sĩ Đoàn Thị Thu Hương bên cạnh ngài Đại sứ Ấn Độ và họa sĩ Thành Chương...
  8. ... và tranh thủ tạo dáng bên tranh của chị. Bức tranh có tên Con mèo, sơn mài, ghép 3 tấm, được vẽ trong năm 2011 (chứ không phải tại trại này). Nghe nói, bức tranh vốn được treo tại trụ sở Cục Mỹ thuật, nơi chị làm Cục phó, nay được theo ô tô của Cục lên đây góp mặt. Bức “Con mèo” (đầy đủ). Họa sĩ Vi Kiến Thành bận rộn với báo, đài. Phía sau là các sáng tác của ông....
  9. Bức “Thiếu nữ”...
  10. ... và bức “Mùa thu”, đều được vẽ trong năm 2011 với chất liệu sơn dầu. Tóm lại là hai họa sĩ “đầu sỏ” của Hội đều mang tranh cũ đến triển lãm nhá , họa sĩ Thành Chương nói “trong một thời gian ngắn nhưng tranh được vẽ với nhiều cảm xúc, hứng khởi” chắc là nói về các bạn Ấn Độ? Các khán giả nữ Ấn Độ xem tranh và bàn luận rôm rả.
  11. Bức tranh có dải băng đỏ quấn quanh có tên Tình yêu dành cho Việt Nam, tác giả Sudip Roy, khá thu hút người xem và được để chính giữa phòng triển lãm lớn. Nghe nói, ông được coi là một trong số 6 họa sĩ thuộc thế hệ hậu thuộc địa Anh nổi tiếng nhất Ấn Độ. Ông là người yêu chủ nghĩa Cộng sản nên tình cảm dành cho Việt Nam của ông cũng rất đặc biệt... Cứ nhìn dải băng đỏ quấn quanh tranh thì rõ. Người đàn ông đeo túi, đứng cạnh bức tranh, là đạo diễn điện ảnh gạo cội Đặng Nhật Minh, khách mời của ĐSQ Ấn Độ.
  12. Sudip Roy vẽ trừu tượng, thể hiện các trạng thái tinh thần của ông thay đổi theo thời gian trong ngày. Đây là bức “9h10 sáng”...
  13. Bức “2h10 chiều” … và bức 8h30 tối. Bức này nghe nói có giá 9.000 đô la Mỹ. Trong trại này, ông vẽ được khá nhiều.
  14. Có hẳn một bức mà nội dung tranh tràn lên cả khung, bức “Không tên”.
  15. Họa sĩ K.R. Santhanakrishnan tranh thủ giới thiệu bộ tranh cửa của anh, có phảng phất chút gì cổ xưa của ngôi nhà Việt, không biết có phải do ảnh hưởng từ không khí và không gian Việt phủ mấy ngày qua hay không. Và đây là sáng tác về Cửa của anh.
  16. Được biết K.R. Santhanakrishnan là họa sĩ trẻ thuộc thế hệ 8X của Ấn Độ.
  17. Ba trong số nhiều họa sĩ VN dự triển lãm, bên trái ảnh là họa sĩ Lê Văn Sửu, trưởng phòng Đào tạo-Đại học MTVN, họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, trưởng ban biên tập Đặc san Nghiên cứu Mỹ thuật-ĐH MTVN và họa sĩ Đức Hòa. Họa sĩ Thành Chương cũng thật là bận bịu với báo đài. Tranh của ông được giới thiệu nhiều tranh nhất trong số các họa sĩ dự trại sáng tác này, tất cả đều là tranh vẽ từ năm 2008 đến 2011. Tiếc là không có tranh nào mới coong trong những ngày dự trại.
  18. Đây là bức “Thiếu nữ và hoa sen” Còn đây là bức “Tình yêu”
  19. Họa sĩ Trịnh Tuân tranh thủ "tám" bên ngoài với với họa sỹ Chu Anh Phương - Trưởng khoa Sư phạm Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Anh đang có một dự án lớn về bảo tồn và phát triển nghệ thuật tranh sơn mài Việt Nam. (Cảm ơn họa sĩ Trịnh Tuân đã bổ sung giúp.)
  20. Anh cũng góp một số tranh sơn mài sáng tác từ trước, như là bức "Giận dữ" này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2