intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trầm cảm - PGS. TS Nguyễn hữu kỳ

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:28

102
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rối loạn trầm cảm có tỷ lệ rất cao. Theo ước tính của WHO, 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm.Pháp: Nam: 3,4% Nữ : 6,0% (một năm) tính cả đời 22,4% (Levine & Sellouch 1993). Mỹ:10,3%-17,1% (Kesoler và cs1994). Quất động (Thường Tín Hà Tây) 8,35%.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trầm cảm - PGS. TS Nguyễn hữu kỳ

  1. TRẦM CẢM PGS-TS NGUYỄN HỮU KỲ
  2. ♦ I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRẦM CẢM ♦ Rối loạn trầm cảm có tỷ lệ rất cao. Theo ước tính của WHO, 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm. ♦ - Pháp: Nam: 3,4% Nữ : 6,0% (một năm) tính cả đời 22,4% (Levine & Sellouch 1993) ♦ - Mỹ:10,3%-17,1% (Kesoler và cs1994) ♦ - Quất động (Thường Tín Hà Tây) 8,35%.
  3. II. CÁC TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ PHÂN LOẠI TRẦM CẢM (TC) 1.Theo ICD-10 1.1. Các triệu chứng của một giai đoạn TC - 3 triệu chứng cơ bản: + Khí sắc trầm . + Mất mọi quan tâm thích thú. + Tăng mệt mỏi, giảm hoạt động. - 8 triệu chứng phổ biến khác: + Giảm tập trung chú ý + Giảm tự trọng tự tin + Ý tưởng bị tội + Bi quan về tương lai + Ý tưởng và hành vi tự sát + Rối loạn giắc ngủ + Ăn mất ngon, sút cân + Giảm sút tình dục
  4. 1.2 Phân loại theo mức độ và triệu chứng + Giai đoạn trầm cảm nhẹ + Giai đoạn trầm cảm vừa + Giai đoạn trầm cảm nặng và theo phương thức tiến triển của trầm cảm. + Rối loạn trầm cảm lưỡng cực (hiện tại giai đoạn trầm cảm). + Rối loạn trầm cảm tái diễn. + Rối loạn khí sắc dai dẳng.
  5. 2. Phân loại theo nguyên nhân (Kielholz 1982) 2.1. TC căn nguyên cơ thể - TC thực tổn (do các bệnh có tổn thương ở não) - TC triệu chứng (do các bệnh cơ thể ngoài não). 2.2. Trầm cảm nội sinh - TC phân liệt- cảm xúc - TC lưỡng cực - TC đơn cực - TC thoái triển. 2.3. Trầm cảm tâm sinh - Trầm cảm tâm căn - Trầm cảm suy kiệt - Trầm cảm phản ứng.
  6. 3. Phân loại theo các triệu chứng điển hình và không điển hình Theo Pichot, EMC 1980 3.1. Các thể TC điển hình gồm 5 nhóm triệu chứng: - 2 t/ch cơ bản: + Khí sắc trầm (buồn bệnh lý) + Trạng thái ức chế tâm lý - vận động. - 3 t/ch kết hợp: + Lo âu + Biến đổi tính cách + Các triệu chứng cơ thể.
  7. 3.1.1. Khí sắc trầm (buồn bệnh lý) bao gồm - Đau khổ về tâm thần - Mất mọi quan tâm thích thú - Ý tưởng bị tội, không xứng đáng. - Ý tưởng muốn chết. Đặc điểm là tê liệt tình cảm (sự mất tình cảm, mất khả năng xúc động) ở trong người bệnh một cách thật đau xót (“Tôi không có những người thân thuộc nữa, thật đáng sợ”).
  8. 3.1.2. Sự ức chế tâm lý - vận động - Sự mệt mỏi và tình trạng dễ mệt + Cảm tưởng kiệt sức hoặc cảm giác chóng mệt mỏi, dẫn đến người bệnh không thể hành động. + Thiếu quyết định: là một dấu hiệu sớm nhất. - Sự ngừng trệ vận động + Tư duy chậm: chậm chạp khi khởi sự nói + Vận động chậm chạp dẫn đến bất động
  9. - Sự chậm chạp tâm thần. + Khó chuyển đề tài, nghiền ngẫm tâm thần tạo ra một ý tưởng trầm cảm độc nhất. + Những rối loạn chủ quan về tập trung và về trí nhớ (không có khả năng nhớ lại điều gì: thường là đối đối với những việc mới xảy ra). + Sự cảm thấy thời gian đi chậm lại (cảm tưởng rằng các ngày không bao giờ trôi qua).
  10. 3.1.3. Lo âu 3.1.4. Biến đổi tính cách, rối loạn nội dung tư duy - Cáu gắt, hằn học, xâm phạm có thể thúc đẩy tự sát. - Phủ định cái tôi - Phủ định thế giới bên ngoài - Phủ định tương lai Bi quan, có lúc có cảm tưởng không thể chữa lành bệnh
  11. 3.1.5. Các triệu chứng cơ thể - Rối loạn giấc ngủ - Rối loạn trong hành vi ăn uống. - Rối loạn tình dục - Các hiện tượng thần kinh thực vật kèm theo - Rối loạn thần kinh cơ
  12. 3.2 Trầm cảm cơ thể hay trầm cảm ẩn (Lange,1928) là TC bị che đậy bởi những triệu chứng cơ thể. Còn gọi là: TC cơ thể, TC cơ thể hoá, TC không trầm cảm, tương đương trầm cảm vv.. Thuật ngữ trầm cảm cơ thể và trầm cảm ẩn được sử dụng nhiều nhất.
  13. III. CHẨN ĐOÁN PHÂN LOẠI THEO NGUYÊN NHÂN 1.Trầm cảm thực tổn và triệu chứng Để có thể chẩn đoán chúng ta cần dựa vào: - Kết quả thăm khám về thần kinh, nội khoa... và các xét nghiệm đặc hiệu. - Kết quả chẩn đoán xác định của các chuyên khoa liên quan - Chú ý trầm cảm do các chất ma túy và các chất hướng thần
  14. 2. Trầm cảm nội sinh Để chẩn đoán cơn trầm cảm cần căn cứ những tiêu chuẩn sau đây: - Nhân tố di truyền trong gia đình (trầm cảm hoặc hưng cảm). - Tính chất lưỡng cực các triệu chứng - Tính chất chu kỳ các triệu chứng - Loại trừ bệnh thực thể và phản ứng trực tiếp với stress. - Tính chất nặng lên về buổi sáng.
  15. 3. Trầm cảm tâm căn và phản ứng - Trầm cảm “tâm căn” nổi bật bởi sự phản ứng trong một hoàn cảnh hiện tại, bởi những cảm giác bị ruồng bỏ liên quan với những thiếu thốn của thời niên thiếu cũng như những xung đột vô ý thức của tuổi ấu thơ; phải phân biệt trầm cảm này với trầm cảm xảy ra do một bệnh tâm căn. - Trầm cảm kiệt sức cộng với các stress tâm lý.
  16. - Trầm cảm phản ứng: trầm cảm xuất hiện kết hợp với một chấn thương cảm xúc (tang tóc, ly biệt, thất bại nghề nghiệp): + Rối loạn thần kinh thực vật. + Đặc điểm nhân cách + Hoàn cảnh xung đột và stress + Tác dụng của liệu pháp tâm lý
  17. IV. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT 1. Trầm cảm cơ thể với rối loạn lo âu lan tỏa (F41.1, ICD-10) Các triệu chứng của RL lo âu theo ICD-10 + Lo sợ sự bất hạnh sẽ xảy đến + Căng thẳng vận động + Hoạt động thần kinh thực vật quá mức
  18. 2. Phân biệt TC cơ thể với suy nhược thần kinh Theo ICD-10 tiêu chuẩn chẩn đoán SNTK: + Mệt mỏi tăng lên sau một sự cố gắng hoặc cơ thể suy yếu hơn hay kiệt sức sau một cố gắng thể lực tôi thiểu + Ít nhất có hai trong các tr/ch sau: cảm giác đau nhức cơ, chóng mặt , đau căng đầu, rối loạn giấc ngủ, không thư giãn được, cáu gắt, ăn khó tiêu. + Các rối loạn TKTV và TC có thể có nhưng không đủ nặng và kéo dài để có thể làm chẩn đoán theo các rối loạn đặc hiệu khác trong ICD- 10 ( trầm cảm, lo âu, v.v..).
  19. V. CÁC NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ 1. Chuyển bệnh nhân Nhiều tác giả đề nghị các chuyên khoa khác gửi đến chuyên khoa tâm thần những bệnh nhân có các đặc điểm sau: - Mức độ trầm trọng các triệu chứng cơ thể do bệnh nhân nêu ra không phù hợp với thăm khám lâm sàng và xét nghiệm khách quan. - Điều trị nội khoa dai dẳng nhưng không kết quả. - Chưa khám chuyên khoa tâm thần lần nào. - Bệnh nhân cho mình không có rối loạn tâm thần.
  20. 2. Nếu đã có hướng chẩn đoán theo nguyên nhân 2.1. Đối với TC thực tổn và triệu chứng Chủ yếu điều trị các bệnh TK và nội khoa đã gây ra TC, kết hợp điều trị các tr/ch trầm cảm bằng các thuốc chống trầm cảm, giải lo âu v.v... 2.2. Trầm cảm nội sinh Chủ yếu điều trị bằng các thuốc CTC phù hợp với tr/ch cơ bản, liều lương tương xứng với mức độ trầm trọng, thời gian lâu dài . 2.3. Trầm cảm tâm sinh Chủ yếu điều trị bằng liệu pháp tâm lý thích hợp kết hợp các thuốc CTC.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2