intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trần Anh Tông ( 1293 – 1314) Niên hiệu : Hưng Long

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vua Anh Tông có ba người con. Anh Tông Thuyên, Huệ võ vương Quốc Chẩn và công chúa Huyền Trân. Năm Quý Tị ( 1293).Nhân Tông truyền ngôi cho con cả là Thái tử Thuyên. Thái tử Trần Thuyên sinh năm Bính Tý ( 1276) lên làm vua lấy hiệu là Anh Tông, vua Anh Tông lúc đầu hay uống rượu, nhiều đêm lén ra ngoài để đi chơi, khiến triều đình lo lắng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trần Anh Tông ( 1293 – 1314) Niên hiệu : Hưng Long

  1. Trần Anh Tông ( 1293 – 1314) Niên hiệu : Hưng Long Vua Anh Tông có ba người con. Anh Tông Thuyên, Huệ võ vương Quốc Chẩn và công chúa Huyền Trân. Năm Quý Tị ( 1293).Nhân Tông truyền ngôi cho con cả là Thái tử Thuyên. Thái tử Trần Thuyên sinh năm Bính Tý ( 1276) lên làm vua lấy hiệu là Anh Tông, vua Anh Tông lúc đầu hay uống rượu, nhiều đêm lén ra ngoài để đi chơi, khiến triều đình lo lắng. Một lần uống rượu say quá. Thượng hoàng Nhân Tông từ Thiên Trường về kinh, các
  2. quan ra đón rước mà vua vẫn nằm ngủ. Thượng hoàng giận lắm, truyền xa giá quay về hạ chiếu cho đại thần văn võ tới thiên Trường hội nghị. Khi tỉnh dậy, biết chuyện, Anh Tông hốt hoảng vội vàng chạy đuổi theo. Vừa ra ngoài cung, vua gặp một người trẻ tuổi là Đoàn Nhữ Hài. Vua nhờ Nhữ Hài thảo một bài tạ tội rồi cùng với chàng trai hay chữ xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ thiên Trường, Thượng hoàng xem biểu dần dần nguôi giận, răn dạy một hồi rồi tha lỗi cho con. Về đến kinh sư, Anh Tông mến tài cho Đoàn Nhữ Hài làm Ngự sử trung tán và từ đó không uống rượu nữa. Noi gương Anh Tông biết sửa mình, các đại thần, kể cả giới hoàng tộc không dám lơ là việc nước. Do vậy, việc triều chính từ đó kỷ cương phép tắc đâu vào đấy. Anh Tông cũng là vị vua thông minh, hóm hỉnh. Trước đó, các vua Trần có lệnh lấy tràm vẽ rồng vào đùi, Anh Tông muốn bỏ lệ đó. Thượng hoàng thấy vậy, nói. Dòng dõi nhà Trần vẫn vẽ mình để nhớ gốc ngày xưa, nhà vua phải theo tục lệ đó mới được. Anh Tông vâng lệnh, nhưng khi Thượng hoàng không chú ý, vua lờ đi không cho vẽ. Khi Anh Tông đau nặng, Hoàng hậu cho đi gọi thầy tăng về để làm lễ xem việc sinh tử, Anh Tông gạt đi. Thầy tăng đã chết đâu mà biết được sự chết ? Năm Giáp Dần ( 1314) Anh Tông nhường ngôi cho Thái tử Mạnh rồi về
  3. làm Thái Thượng hoàng ở phủ thiên Trường đến năm Canh Thân ( 1320) thì mất. Anh Tông trị vì 21 năm, thọ 54 tuổi. Công chúa huyền trân Tháng 3 năm Tân Sửu ( 1301), Thượng hoàng Trần thành. Để tăng thêm quan hệ hòa hiếu giữa hai nước Việt – Chiêm thành, Thượng hoàng hứa gả con gái cho vua Chiêm. Bởi vậy, năm Bính Ngọ ( 1306), sau khi nhận lễ vật gồm hương quý, của lạ vàng bạc cầu hôn, vua Trần Anh Tông gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là
  4. Chế Mân, Chế Mân đem đất châu Ô, châu Lý làm vật dẫn cưới và phong Huyền Trân làm Hoàng hậu. Việc công chúa nước Việt kết hôn với vua Chiêm, trở thành hoàng hậu nước Chiêm là hợp lẽ, môn đăng hộ đối, chưa kể, cuộc hôn nhân ấy là cái cầu giao hảo chính trị, xóa bỏ hiềm khích, hận thù để hai dân tộc được sống bình yên. Nhưng triều Trần không nhất trí, nhiều người nặng đầu óc kỳ thị dân tộc lên tiếng phản đối. Họ làm thơ quốc âm chê cười vua Trần, tiếc nàng công chúa sắc nước hương trời. Nhưng cũng nhiều người, trong đó có Trần Khắc Trung cho là việc tốt đẹp nên làm. Chỉ tội cho Huyền Trân, nàng đâu đã biết gì về đất nước và vị vua ấy. Huyền Trân về Chiêm thành thì hai châu Hoan, Châu Ái ( Thanh Hóa – Nghệ An) cũng rầm rộ kéo nhau vào tiếp nhận hai châu Ô, Lý, châu Ô đổi thành châu Thuận, châu Lý đổi thành châu Hóa. Nhân dân thường gọi chung là thuận Hóa. Về Chiêm thành được 11 tháng, Huyền Trân sinh được con trai thì Chế Mẫn chết, theo tục lệ Chiêm thành, Hoàng hậu phải lên giàn hỏa thiêu chết theo. Vua Trần sợ công chúa bị hại, sai Trần Khắc Chung quan Nhập nội thành khiển thượng thư tả bộc xạ và An phủ sứ Đặng Văn sang tìm cách cứu nàng về. Tháng 10 năm Đinh Mùi ( 1307) hai sứ giả đến kinh đô Chiêm làm lễ viếng, nhân đó nói rằng. Nếu để Hoàng hậu lên giàn thiêu ngay thì sợ trong đàn chay sẽ không có người đứng chủ. Chi bằng hãy ra bờ biển làm lễ chiêu hồn ở ven trời đón linh hồn về rồi hãy vào giàn thiêu.
  5. Người Chiêm nghe có lý, nghe theo. Nhân đó, Khắc Chung đã dùng thuyền nhẹ cướp công chúa rong thẳng ra bể. Không rõ vì mang ơn cứu mạng hay giữa Huyền Trân với Khắc Chung đã có lời hẹn từ trước mà con thuyền đưa công chúa từ Chiêm thành về Đại Việt loanh quanh trên biển gần một năm ròng. Bất chấp mưa to gió lớn của biển khơi, búa rìu dư luận và phép tắc của triều đình, con thuyền của Huyền Trân và Khắc Chung vẫn lênh đênh trên biển say đắm và thơ mộng. Tháng 8 năm Mậu Thân ( 1308) nghĩa là sau 10 tháng, thuyền của Huyền Trân và Khắc Chung về đến Thăng Long. Vua Anh Tông thương em gái nên không đả động gì đến chuyện ấy, cũng không một lời trách cứ Khắc Chung. Nhưng trong tôn thất nhà Trần không phải không có người phản đối. Đặc biệt các nhà nho đương thời xem mối tình sử của Khắc Chung và Huyền Trân là một việc xấu, đáng chê trách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2