intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trận Austerlitz

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:44

150
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trận Austerlitz (phát âm tiếng Việt: Ao-xtéc-lích) còn được gọi là Trận Ba Hoàng đế hay Trận Tam Hoàng (mặc dù Hoàng đế nước Áo thực ra không trực tiếp tham chiến[8]) là một trận đánh nổi tiếng trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ ba (một phần của những cuộc chiến tranh của Napoléon. Trận chiến này diễn ra vào ngày 2 tháng 12 năm 1805 tại một địa điểm gần thành phố Austerlitz (lúc đó thuộc Áo, ngày nay là Slavkov u Brna thuộc Cộng hoà Séc), quân Pháp do đích thân Hoàng đế Napoléon I cùng với...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trận Austerlitz

  1. Trận Austerlitz Trận Austerlitz Một phần của Chiến tranh của Liên minh thứ ba Napoléon tại trận Austerlitz, tranh của François Gérard. . Thời gian ngày 2 tháng 12 năm 1805 Địa điểm Austerlitz, ngày nay là Slavkov u Brna thuộc Cộng hoà Séc
  2. Kết quả Chiến thắng lớn của quân Pháp, Liên minh chống Pháp thứ ba tan vỡ Hoàng đế Franz II thoái  vị, Đế quốc La Mã Thần thánh cáo chung Thành lập Liên minh  sông Rhine Tham chiến Đế chế Pháp Đế quốc Nga Đế quốc Áo Chỉ huy Napoléon I Aleksandr I Joachim Murat Mikhail Jean-de-Dieu Illarionovich Soult Kutuzov Louis Nicolas Konstantin Davout Pavlovich Jean-Baptiste Friedrich Bessières Wilhelm von
  3. Jean Lannes Buxhowden Jean-Baptiste Franz I/II Bernadotte Franz von Nicolas Jean de Weyrother Johann I xứ Dieu Soult Liechtenstein Lực lượng Nguồn 1: 72 nghìn Nguồn 1: 85 nghìn quân sĩ[1] quân sĩ[4] Nguồn 2: 73 nghìn Nguồn 2: 86 nghìn binh sĩ[2] binh sĩ[2] Nguồn 3: 66800 Nguồn 3: 89 nghìn nghìn binh sĩ và 139 binh sĩ[1] khẩu đại pháo (chưa kể Binh đoàn Davout) [1] 75 nghìn binh sĩ (Có cả Binh đoàn Davout) [3] Tổn thất Nguồn 1: 1305 tử sĩ, Nguồn 2: 15 nghìn 6940 thương binh, tử sĩ và thương binh
  4. (11 nghìn tử sĩ Nga 573 tù binh, 1 cờ hiệu bị mất[5] và 4 nghìn tử sĩ Áo[5]), Nguồn 2: 9 nghìn binh sĩ [2] 12 nghìn tù binh, Nguồn 4: Ít nhất là 8 180 khẩu pháo bị phá nghìn binh sĩ[6] hủy hoặc bị tịch thu, 50 cờ hiệu bị mất[5] Nguồn 2 : 16 nghìn - 25 nghìn binh sĩ [2] Nguồn 4: 19454 tử sĩ và binh sĩ mất tích, còn số bị thương có nhẽ còn cao hơn[6] Trong thương vong có Đại tướng Kutuzov (bị thương) và con rể là Ferdinand Tiesenhausen (tử trận)[7] . [hiện]
  5. x•t•s Liên minh thứ ba Trận Austerlitz (phát âm tiếng Việt: Ao-xtéc-lích) còn được gọi là Trận Ba Hoàng đế hay Trận Tam Hoàng (mặc dù Hoàng đế nước Áo thực ra không trực tiếp tham chiến[8]) là một trận đánh nổi tiếng trong cuộc Chiến tranh Liên minh thứ ba (một phần của những cuộc chiến tranh của Napoléon. Trận chiến này diễn ra vào ngày 2 tháng 12 năm 1805 tại một địa điểm gần thành phố Austerlitz (lúc đó thuộc Áo, ngày nay là Slavkov u Brna thuộc Cộng hoà Séc), quân Pháp do đích thân Hoàng đế Napoléon I cùng với những tướng soái như Louis Nicolas Davout và Jean Lannes thống lĩnh[9] đã đánh tan tác liên quân Nga-Áo dưới quyền Hoàng đế Franz I và Sa hoàng Aleksandr I. Sau khi Napoléon I đập tan tác quân Áo trong trận Ulm, phần còn lại của quân Áo hội binh với quân Nga,[10] và Aleksandr I, dựa theo kế hoạch của Tham mưu trưởng quân Áo Franz Weyrother, đã quyết định tấn công quân Pháp thêm một lần nữa, bất chấp sự không đồng tình của vị Đại tướng nước Nga M. I. Kutuzov.[2][11] Chiến thắng tại Austerlitz có ý nghĩa quyết định về cả mặt quân sự và chính trị.[12] Trận đánh này được coi là chiến thắng vĩ đại nhất của Đội quân vĩ đại của Napoléon I, và là chiến thắng mẫu mực trong những cuộc chiến tranh của ông.[13] Nó thể hiện thiên tài quân sự siêu việt của ông cùng với sự thiện chiến của Đội quân vĩ đại hùng mạnh. [6] Napoléon I đã cố tình phơi trần cánh trái có vẻ yếu ớt của quân ông, thậm chí còn từ bỏ cao điểm Pratzen, nhử cho liên quân tấn công để mở rộng quá trớn mặt trận của họ. Sau đó, quân ông công kích vào giữ tuyến liên quân, trong khi quân cánh trái của ông đánh thốc vào sườn và đội hậu quân của liên quân.[14] Trận chiến này diễn ra ác liệt.[15] Gần như trong suốt trận đánh, Napoléon I gần như liên tiếp nắm quyền chủ động.[2] Lúc "Mặt trời Austerlitz" bắt đầu lặn cũng là lúc quân Nga bị đại bại sau suốt một ngày giao chiến, phải rút lui trong hỗn loạn.[9] Mặc dầu nhiều
  6. lực lượng của họ đã chiến đấu rất kiên cường, anh dũng, liên quân Nga - Áo phải hứng chịu tổn thất nặng nề.[16][6] Chiến thắng vẻ vang của quân Pháp tại Austerlitz như là một cú đấm vào mặt Liên minh thứ ba, khiến Liên minh này tan rã. Tinh thần của họ đã rã rời. [14] Sau chiến thắng oanh liệt, Hoàng đế Napoléon I đã đọc bản Tuyên cáo thứ 30 để tuyên dương ba quân.[8] Vào ngày 26 tháng 12 năm 1805, Pháp và Áo ngồi vào bàn đàm phán với Hiệp ước Pressburg, qua đó nước Áo rút khỏi chiến tranh, củng cố lại các Hiệp ước Campo Formio và Lunéville trước đó, buộc Áo buông bỏ quyền kiểm soát một số vùng ở Đức cho các đồng minh của Napoléon I, và buộc vương triều Habsburg phải giao nộp 40 triệu quan Pháp chiến phí, chấm dứt uy thế của người Áo trên đất Đức[17]. Quân đội Nga được phép quay trở về quê nhà. Chiến thắng cũng đã đưa đến việc thành lập Liên minh sông Rhine, bao gồm các quốc gia của Đức có nhiệm vụ làm tấm đệm giữa Pháp và Trung Âu. Vào năm 1806, Đế quốc La Mã thần thánh buộc phải chấm dứt khi Hoàng đế của Đế chế là Franz II từ bỏ ngôi vị và chỉ còn giữ lại danh hiệu Franz I của Áo. Mặc dù vậy nhưng hòa bình không kéo dài khi mà nước Phổ nhanh chóng tham chiến trong Liên minh thứ tư vào năm 1806. Mục lục [ẩ n] 1 Bối cảnh  1.1 Liên minh thứ ba o 1.2 Đội quân vĩ đại (La Grande Armée) o
  7. 1.3 Quân đội Nga o 1.4 Quân đội Áo o 2 Chiến dịch của Napoléon  3 Bố trí đội hình  3.1 Chiến trường o 3.2 Bố trí của liên quân o 3.3 Bố trí của quân Pháp o 4 Trận đánh  4.1 Bắt đầu trận chiến o 4.2 "Một đòn chí mạng và trận chiến chấm dứt" o 4.3 Tàn cuộc o 5 Kết cục của trận chiến  5.1 Những kết quả quân sự và chính trị o 5.2 Những sự khen thưởng o 5.3 Những quan điểm về trận chiến o 6 Trận chiến trong văn hóa đại chúng  6.1 Các truyền thuyết và chuyện kể o
  8. 6.2 Tiểu thuyết Chiến tranh và Hòa bình o 7 Tài liệu tham khảo  8 Chú thích  9 Liên kết ngoài  [ ] Bối cảnh Châu Âu đã ở vào tình trạng rối loạn kể từ cuộc chiến tranh Cách mạng Pháp năm 1792. Năm 1797, năm năm sau khi cuộc chiến nổ ra, quân Cộng hòa Pháp đánh bại Liên minh thứ nhất. Một Liên minh thứ hai chống Pháp được thành lập năm 1798 nhưng cũng đại bại và tan rã trong năm 1801, khiến Anh Quốc trở thành đối thủ duy nhất của nước Pháp Cách mạng. Giữa cuộc chiến tranh này có cuộc đảo chính tại Pháp vào năm 1799, đưa Napoléon Bonaparte lên làm Đệ nhất Tổng tài. Các vua chúa phong kiến châu Âu bắt đầu lo lắng theo dõi người chính khách - chiến binh trẻ tuổi này, do ông dần dầng mang lại thịnh vượng cho nước Pháp.[18] Trong tháng 3 năm 1802, Pháp và Anh Quốc đã đồng ý chấm dứt chiến tranh theo Hiệp ước Amiens. Lần đầu tiên trong mười năm, toàn bộ châu Âu trở lại hòa bình. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đã nảy sinh giữa hai bên, khiến việc tuân thủ đúng theo hiệp ước ngày càng trở nên khó khăn. Chính phủ Anh Quốc phẫn nộ khi phải chuyển giao nhiều thuộc địa mà họ đã chinh phục từ năm 1793 trở đi. Napoléon thì tức giận về việc quân đội Anh không rời khỏi đảo Malta.[19] Tình hình căng thẳng càng trở nên tồi tệ khi Napoléon đã gửi một lực lượng viễn chinh để dập tắt phong trào Cách mạng Haiti.[20] Tháng 5 năm 1803, Anh Quốc tuyên chiến với Pháp. [ ] Liên minh thứ ba
  9. Tháng 12 năm 1804, một thỏa thuận Anh Quốc - Thụy Điển đã dẫn đến việc thành lập Liên minh thứ ba. Thủ tướng Anh Quốc là William Pitt Trẻ đã dành hai năm 1804 và 1805 cho một loạt các hoạt động ngoại giao hướng tới việc hình thành một liên minh mới chống lại Pháp, và tới tháng 4 năm 1805, Anh Quốc và Nga đã ký kết để trở thành đồng minh.[21] Từng bị đánh bại hai lần trong những cuộc giao tranh gần đây với Pháp, và đang quyết tâm trả thù, Đế quốc Áo gia nhập liên minh sau đó vài tháng.[22] Vốn Napoléon Bonaparte đã tự tôn làm Hoàng đế nước Pháp (Đế hiệu là Napoléon I) vào tháng 5 năm 1804 - điều này thúc giục các quốc gia phong kiến Nga, Áo lo sợ để mà khẩn thiết liên minh. Napoléon I còn giáng thêm một đòn nữa vào nước Áo khi ông xưng vương nước Ý. [18] [ ] Đội quân vĩ đại (La Grande Armée) Trước khi Liên minh thứ ba được thành lập, Hoàng đế Napoléon I đã tập hợp một lực lượng quân đội được gọi là Đội quân nước Anh, gồm sáu trại lính ở Boulogne thuộc miền bắc Pháp. Ông định dùng lực lượng quân chinh phạt này để tiến đánh Anh Quốc, và quá tự tin vào chiến thắng đến mức chuẩn bị sẵn cả huân chương để ăn mừng.[23] Mặc dù đội quân này không bao giờ đặt chân lên đất Anh nhưng họ được huấn luyện rất cẩn thận và tiêu tốn nhiều tiền bạc, để sẵn sàng cho các chiến dịch quân sự. Sự buồn chán đôi khi xuất hiện trong hàng ngũ, nhưng Napoléon đã tới thăm họ nhiều lần và tổ chức nhiều cuộc duyệt binh để nâng cao sĩ khí.[24] Những binh sĩ ở Boulogne đã trở thành hạt nhân của một đội quân mà Napoléon gọi là La Grande Armée (tạm dịch là "Đội quân vĩ đại" hay "Đại quân"). Lúc đầu, quân Pháp có 200.000 quân chia thành bảy quân đoàn. Mỗi quân đoàn là một đơn vị chiến đấu trên chiến trường lớn, có từ 26 đến 40 súng đại bác và có khả năng chiến đấu độc lập cho tới khi các quân đoàn khác tới giải cứu.[22] Một quân đoàn đơn lẻ nếu được đặt vào vị trí phòng thủ vững chắc có thể trụ lại được ít nhất là một ngày mà không có sự hỗ trợ nào, điếu này khiến Đội quân vĩ đại có rất nhiều lựa chọn về mặt chiến thuật và chiến lược trong mọi chiến dịch. Ngoài lực lượng
  10. trên thì Nalopéon cũng xây dựng lực lượng Kỵ binh dự bị gồm 22.000 quân, chia làm hai đơn vị Thiết Kỵ binh, bốn đơn vị Long Kỵ binh, một đơn vị Kỵ binh đánh bộ và một đơn vị Khinh Kỵ binh, được yểm trợ bởi 24 khẩu pháo.[22] Tới năm 1805 thì Đội quân vĩ đại đã có tổng cộng 350.000 binh sĩ đều được trang bị và huấn luyện tốt, cũng như là được chỉ huy bởi các sĩ quan tài giỏi. [22] [ ] Quân đội Nga Quân đội Nga vào năm 1805 có nhiều nét của Quân đội Pháp trong chế độ cũ. Họ không có tổ chức cao hơn mức Trung đoàn, các sĩ quan cấp cao thường là từ giới quý tộc và chức tước được mua bán thay vì dựa vào tài năng. Những người lính Nga thì hay bị đánh đập và trừng phạt để tuân lệnh, theo kiểu thế kỷ 18. Ngoài ra thì nhiều Sĩ quan cấp thấp của Nga được huấn luyện kém cỏi và gặp khó khăn trong việc chỉ đạo binh sĩ của mình thực hiện những chiến thuật phức tạp trên chiến trường. Mặc dù vậy thì các chiến binh Nga luôn chiến đấu rất dũng cả, vả lại quân Nga còn có đội Pháo binh hùng hậu, với số lượng đại pháo dồi dào, và được điều khiển bởi các binh sĩ thường xuyên chiến đấu khốc liệt để ngăn pháo của mình lọt vào tay đối thủ.[25] Hệ thống hậu cần của quân Nga chủ yếu dựa vào dân cư địa phương và các đồng minh Áo của Nga, với 70% quân nhu của Nga được cung cấp bởi Áo. Phải tiến hành tiếp vận quá dàn trải mà không có một hệ thống hậu cần vững chắc và được tổ chức tốt, quân Nga gặp khó khăn trong việc duy trì sức khỏe và sự tập trung trong chiến đấu. [ ] Quân đội Áo Đại Công tước Karl, em trai của Hoàng đế nước Áo, đã bắt đầu công cuộc cải cách lực lượng Quân đội Áo từ năm 1801 với việc loại bỏ tầm ảnh hưởng của Hội đồng Hofkriegsrat trong quân đội.[26] Karl là vị tướng lĩnh tài giỏi nhất của nước Áo,[27] nhưng ông đã bị thất sủng sau khi lời khuyên của ông rằng đừng tuyên chiến với
  11. Pháp không được chấp nhận. Những người chống đối ông bắt đầu ra tay kể từ khi Thủ tướng Anh Pitt do không đồng lòng với lời khuyên của ông mà đã hối lộ cho Triều đình Viên.[28] Karl Mack trở thành chỉ huy mới của quân Áo và đã tiến hành cải tổ lực lượng Bộ binh ngay trước chiến tranh. Một trung đoàn giờ đây bao gồm 4 tiểu đoàn, một tiểu đoàn có 4 trung đội, thay vì cách sắp xếp cũ là một trung đoàn gồm 3 tiểu đoàn, một tiểu đoàn gồm 6 trung đội. Sự thay đổi này diễn ra mà không có việc huấn luyện cho các sĩ quan để thích ứng, dẫn đến sự khó khăn trong chỉ huy.[29] Lực lượng Kỵ binh Áo chiếm ưu thế áp đảo Kỵ binh Pháp trong những trận đánh ban đầu cuộc Chiến tranh Cách mạng Pháp, và cho đến năm 1801 thì họ vẫn tin rằng mình là quân Kỵ binh tinh nhuệ nhất của cả châu Âu. Nhưng việc bị tách ra xếp chung với các đơn vị bộ binh đã làm giảm sự hiệu quả của họ trong việc đối đầu với Kỵ binh Pháp có số lượng lớn hơn. Song, khi sự hợp tác tệ hại đến thế thì những người lính Thiết Kỵ Binh, Long Kỵ Binh, Thương Kỵ Binh vẫn chiến đấu dũng mãnh.[28] Nhưng trong chiến tranh chống Pháp thì họ đã gặp khó khăn bởi lẽ ngay từ năm 1800, Napoléon Bonaparte - cũng giống như Quốc vương Friedrich II Đại Đế nước Phổ trước đó - đã cải tiến lực lượng Kỵ Binh của mình. [30] [ ] Chiến dịch của Napoléon Napoléon tiếp nhận các tù binh ở Ulm
  12. Tháng 8 năm 1805, Napoléon Bonaparte - vốn đã đăng quang ngôi Hoàng đế Pháp vào ngày 2 tháng 12 năm trước[18] - đưa quân từ Eo biển Anh đến sông Rhine để đối phó với liên minh Nga-Áo. Vào ngày 25 tháng 9, sau một cuộc hành quân bí mật và đầy háo hức, 20 vạn quân tinh nhuệ Pháp[31] vượt sông Rhine trên một vùng rộng 260 km (160 dặm).[32] Tướng Mack của Áo lúc này đang đóng tại Ulm, thuộc Schwaben (nay là miền Nam nước Đức). Napoléon I cho đại quân tiến về phía bắc, bọc hậu quân Áo và bắt giữ tướng Mack với cùng 23 nghìn quân Áo vào ngày 20 tháng 10 năm ấy, nâng tổng số tù binh Áo trong chiến dịch của ông lên tới 6 vạn binh sĩ.[32] Tuy vậy, vinh quang từ chiến thắng này đã bị mờ nhạt đi đôi chút bởi thất bại bi đát của Hải quân Pháp - Tây Ban Nha trong trận thủy chiến Trafalgar - đại thắng oanh liệt của Hải quân Hoàng gia Anh đã khiến cho các quốc gia chống Pháp trở nên mừng rỡ. Thủ tướng Pitt Trẻ được tôn vinh làm "vị cứu tinh của cả châu Âu".[18] Tuy nhiên, sự thành công của Pháp trên đất liền vẫn được tiếp nối khi kinh đô Viên thất thủ vào tháng 11. Người Pháp có thêm 10 vạn súng, 500 đại bác, và những cây cầu bắc qua sông Danube còn nguyên vẹn.[33] Chiến thắng lớn của quân Pháp trên bộ đã khiến cho Quốc vương Friedrich Wilhelm III nước Phổ không thể làm đúng theo lời hứa của ông hồi đầu tháng 11, là phái 14 vạn quân đến hợp nhất với quân Áo và quân Nga trong vòng bốn tuần để chống nhau với quân Pháp. [34] Trong cùng lúc đó, sự chậm trễ của quân Nga đã khiến họ không thể kịp cứu viện số quân Áo còn lại, vì vậy nên quân Nga rút về phía đông bắc để chờ thêm viện binh và kết hợp với các đơn vị quân Áo còn chưa bị tiêu diệt. Lúc này, đại tướng Nga Mikhail Illarionovich Kutuzov được Nga hoàng chỉ định làm Tổng chỉ huy liên quân Nga-Áo. Vào ngày 9 tháng 9 ông lập tức có mặt ở nơi đóng quân để nắm tình hình. Kutuzov đã liên lạc với Hoàng đế Áo Franz I (tức Hoàng đế Franz II của Đế quốc La Mã Thần thánh, đưa Đại Công quốc Áo lên thành Đế quốc từ năm 1804[8]) và các triều thần nhằm giải quyết các bất đồng trong việc chia sẻ gánh nặng chiến tranh: ông đã phê phán việc người Áo cố dồn mọi trách nhiệm chiến
  13. tranh cho quân Nga đồng thời thúc giục người Áo cung ứng gấp quân nhu, quân giới và đạn dược. Trước sự đốc thúc của Kutuzov, triều đình Áo đã hứa sẽ tích cực hơn trong việc chia sẻ gánh nặng. Một bất đồng khác là phần kế hoạch tác chiến. Kutuzov cho rằng "kế hoạch của người Áo rất giáo điều", không tính đến các hoạt động khác của quân Pháp. Ông đưa ra kế hoạch của mình với tư tưởng chính là tấn công, không phòng thủ. Ông cũng chống lại việc thôn tính các vùng đất mà Napoléon chiếm được vì làm như thế sẽ đánh mất lòng tin của người dân… tuy nhiên tất cả những đề xuất của Kutuzov đều bị bác bỏ.[7] Về phía mình, sau thắng lợi ở Ulm quân Pháp nhanh chóng truy kích tàn quân Áo nhưng rồi Napoléon phát hiện ra rằng mình đang đứng ở vị trí không thuận lợi: trong khi Quân đội Nga thì hãy còn nguyên vẹn, nước Phổ nằm gần đó hiện giờ vẫn chưa can thiệp nhưng có thể cũng sẽ tấn công quân Pháp, do Phổ đang dần dần trở nên bất bình trước sự bá quyền của Pháp.[34][35] Vốn trên đường đi đánh thành Viên, Napoléon I đã xâm phạm những lãnh thổ thuộc quyền kiểm soát của Vương triều Phổ.[35] Vả lại, quân Nga và quân Áo giờ đây đã hợp nhất. Một khó khăn nữa là đường dây liên lạc của Pháp giờ đã quá xa và cần nhiều nhiều pháo đài vững chắc để duy trì. Đội quân Áo của Đại Quận công Karl vốn đang chinh chiến chống Pháp ở Ý thì đang trên đường về từ xứ Venezia.[35] Napoléon hiểu rằng ở tình huống này thì chỉ có một cách duy nhất để không lãng phí chiến thắng ở Ulm: đó là buộc quân đồng minh phải giao chiến, và đánh bại họ.[36] Kutuzov cũng nhận ra điều đó, vì vậy ông bác bỏ thẳng thừng kế hoạch bảo vệ Viên bằng mọi giá, thay vào đó ông chủ trương rút lui để dụ quân Pháp vào sâu hơn nữa và sau đó sẽ đánh tan kẻ địch trong hậu phương - nơi người liên quân Nga-Áo có lợi thế về tiếp tế, hậu cần còn quân Pháp thì không. Nói là làm, Kutuzov xuống lệnh cho P. I. Bagration chỉ huy 600 quân kìm chân người Pháp tại Viên và chỉ thị cho quân đội chấp nhận đề nghị đình chiến của tướng Pháp Murat nhằm kéo dài thời gian. Hoàng đế Napoléon đã nhận thấy sai lầm của Murat và ban lệnh cho Murat truy kích, nhưng trong thời gian quý báu đó, liên quân Nga-Áo rút sâu vào Olmütz
  14. và nếu theo đúng kế hoạch của Kutuzov, điểm dừng chân kế tiếp sẽ là Carpath[37] và "tại xứ Galicia, tôi sẽ chôn xương giặc Pháp."[7] Thậm chí, Kutuzov còn muốn đợi cho đến khi Liên minh đã lôi kéo được người Phổ tham gia chiến tranh để đảm bảo đánh chắc thắng. Tuy nhiên, Napoléon không để yên. Ông quyết định đặt bẫy để dụ Liên quân, cố tình cho Liên quân Nga - Áo thấy rằng quân đội của ông đang trong tình thế hiểm nghèo và đề nghị giảng hòa.[38] Chỉ có khoảng 53 nghìn quân Pháp - bao gồm các Binh đoàn của Soult, Lannes và Murat - sẽ chiếm lĩnh Austerlitz và con đường Olmütz, để nghi binh. Như vậy, với quân số đông đảo hơn hẳn (khoảng 89 nghìn chiến sĩ), quân Liên minh rất có thể sẽ tấn công quân Pháp. Tuy nhiên, Liên minh không hề biết rằng các đội viện binh của Bernadotte, Mortier và Davout vốn đã trên đường hành quân, và qua những cuộc hành quân thần tốc lần lượt từ Iglau và thành Viên họ dễ dàng tập kết với đại quân Pháp, khi ấy quân Pháp sẽ có đến 75 nghìn chiến sĩ, làm giảm nhẹ đáng kể yếu thế của nước Pháp về quân số. [3] Tuy nhiên, dường như quân đồng minh có vẻ nghi ngại trước các dấu hiệu "may mắn" bất ngờ này và Napoléon quyết định tiếp tục nhử mồi. Vào ngày 25 tháng 11 năm 1805, ông cử Tướng Savary đến đại bản doanh của quân Liên minh tại vùng Olmütz để bí mật xem xét tình hình toàn quân Liên minh, đồng thời còn trình lên các lãnh đạo của quân đồng minh một thông điệp của Napoléon, mà theo đó vị Hoàng đế không muốn đánh trận. Đúng như dự đoán, quân Liên minh chủ quan cho rằng đây là dấu hiệu của sự yếu thế của quân Pháp. Khi Hoàng đế Áo Franz II khuyến khích ngừng bắn vào ngày 27 tháng 11 năm 1805, Napoléon tỏ ra hân hoan đón nhận sự hưu chiến. Cùng ngày hôm ấy, Hoàng đế nước Pháp huấn dụ cho Soult từ bỏ cả Austerlitz và cao điểm Pratzen và đồng thời giả vờ bối rối trước tình cảnh quân Pháp rút lui hỗn lọan, tạo điều kiện cho quân Liên minh chiếm lĩnh cao điểm. Trong ngày hôm sau (28 tháng 11), Napoléon cũng đề nghị sắp xếp một buổi tiếp kiến Nga hoàng Aleksandr I và tiếp đón một chuyến thăm của Bá tước
  15. Dolgorouki, sủng thần của Nga hoàng và là một trong những viên tướng hiếu chiến nhất. Cuộc gặp gỡ này là một bước tiến kế tiếp của kế hoạch của Napoléon: một mặt ông cố tình ra ngoài doanh trại đón tiếp Dolgorouki (để ông ta không có cơ hội xem xét tình hình quân Pháp), mặt khác Hoàng đế Pháp đã khôn khéo thể hiện tất cả mọi dấu hiệu của một tâm trạng lo âu, bất an khi nói chuyện với các kẻ thù của mình. Khi trở về Dolgorouki trình tấu tất cả những nỗi niềm ấy cho Nga hoàng nhằm thể hiện một minh chứng nữa cho sự yếu kém của quân Pháp. [3][39] Kế hoạch đã thành công. Quân đồng minh đã cắn câu. Nhiều Sĩ quan Liên quân, bao gồm các sủng thần của Hoàng đế Aleksandr I và Tham mưu Trưởng Quân đội Áo là Franz von Weyrother, đều nhiệt liệt ủng hộ việc tấn công quân Pháp và Aleksandr I đã nghe theo ý kiến của họ.[39] Kế hoạch của Kutuzov bị bác bỏ. Do thái độ nóng vội và kém tài năng của Aleksandr I, quân Liên minh đã rơi vào cái bẫy của Hoàng đế Napoléon. [7] [ ] Bố trí đội hình Napoléon cùng các binh sĩ trước trận đánh.
  16. Bản đồ bố trí quân lực của hai bên trước trận chiến. Quân Pháp ở phía tây và liên quân ở phía đông. Các nguồn sử cho rằng Napoléon đã điều động khoảng 72.000 quân và 157 khẩu pháo cho trận đánh, dù khoảng 7.000 quân dưới quyền Davout vẫn còn ở phía nam (đến sau).[40] Liên minh có 85.000 quân, 70% trong đó là quân Nga, và 318 kh ẩu pháo.[40] Như vậy là Napoléon bị áp đảo về mặt quân số.[16] Ban đầu, Hoàng đế Pháp chưa bộc lộc sự tự tin của mình về chiến thắng trước quân Nga. Vào ngày 30 tháng 11 năm 1804, ông ngự bút thư gửi cho quan Thượng thư Bộ Ngoại giao là Talleyrand : [41] Có nhẽ sẽ có một trận đánh kịch liệt với giặc Nga vào ngày mai... Viết đến “ Paris, nhưng đừng nói về một trận chiến ; vì nó thật quấy rầy vợ của Trẫm ; Trẫm không muốn làm cho nàng giật gân. Trẫm đang ở vị trí vững chắc. Quả Nhân hối tiếc rằng nó sẽ rất đắt đỏ, với mục định có chút xíu. ”
  17. —Napoléon Bonaparte Thực chất, Napoléon không lo sợ làm cho Hoàng hậu Joséphine de Beauharnais mất yên tĩnh bằng khả năng phải giải thích chiến bại với nàng. [41] [ ] Chiến trường Trận chiến diễn ra cách thành phố Brno sáu dặm về phía đông nam. Ngày nay nơi đây là một địa điểm nằm giữa Brno và Austerlitz, thuộc Cộng hòa Séc. Phía bắc chiến trường là hai ngọn đồi Santon (210 m) và Zuran (260 m), nhìn ra tuy ến đường nối Olmutz/Brno, vốn nằm trên trục Đông/Tây. Phía tây hai ngọn đồi là làng Bosenitz, còn ở giữa chúng là sông Bosenitz, hợp với sông Goldbach và chảy xuống phía nam qua các làng Kobelnitz, Sokolnitz, Telnitz. Ở giữa chiến trường là cao điểm Pratzen, một đồi dốc thoai thoải cao khoảng 11-12 m (35-40 foot). Theo ghi chép của một sĩ quan phụ tá, Napoléon liên tục nhắc nhở các tướng lĩnh của mình là bắt buộc phải trinh sát cẩn thận địa hình vùng này vì nó sẽ trở thành chiến trường.[42] [ ] Bố trí của liên quân Một hội đồng được tổ chức vào chiều ngày 1 tháng 12 để thảo luận về trận chiến, tại làng Krzenowitz. Cuộc tranh cãi diễn ra rất nóng hổi.[43] Thấy Napoléon chỉ có ít hơn 57 nghìn chiến binh, Hoàng đế Nga tràn trề hy vọng chiến thắng.[9] Nhiều nhà chiến lược của liên minh đưa ra hai ý tưởng quan trọng là liên lạc thương lượng với kẻ địch và chiếm lấy cánh phía nam vốn dẫn về Viên. Mặc dù Sa hoàng và các tùy tùng của ông rất háo hức chiến đấu, Hoàng đế Franz của Áo lại dè chừng hơn do đã phải trải qua nhiều chiến bại nặng nề của Quân đội Áo trước Napoléon, và đại tướng M. I. Kutuzov của Nga cũng đồng ý với sự cẩn trọng này.[43] Kutuzov đã chỉ rõ ra rằng, chiến tranh càng kéo dài, quân Pháp càng tiến
  18. sâu thì họ càng yếu thế do nằm xa nguồn tiếp tế và khả năng người Phổ tham gia vào chiến tranh chống Pháp càng cao. Kutuzov chủ trương dụ quân Pháp vào sâu hơn nữa, ở vùng Carpath và "tại xứ Galicia, tôi sẽ chôn xương quân Pháp." Kutuzov cũng lưu ý đến tầm quan trọng của cao điểm Pratzen ở Austerlitz, thực tế là khi bắt đầu vào trận chiến ông đã cố để quân nán lại đây đề phòng Napoléon, nhưng có vẻ như các tướng lĩnh khác đã không chú ý đến điều này.[44] Tuy nhiên, viên sủng thần Dolgorouki tâu với Sa hoàng : "...nếu Thánh thượng lui quân bây giờ, Bonaparte sẽ coi chúng ta là hèn hạ".[45] Bản thân Sa hoàng, vào lúc này mới chính là người Tổng chỉ huy của quân Nga chứ không phải Kutuzov,[46] đã tán thành.[47] "Hèn nhát, chúng ta thà chết thì hơn !" Theo nhà sử học Steven Englund thì kế hoạch của Aleksandr I và các mưu sĩ của ông đã đúng 100% nhưng sai đến 200%. [45] Ý kiến của Kutuzov cũng không được đề xuất thật mạnh mẽ, trong khi mọi sủng thần của Sa hoàng là Dolgorouki, Lieven, Volkovski và Stroganov đều có thái độ chủ chiến.[43] Ý kiến chủ chiến cuối cùng đã thắng thế, và quân liên minh quyết định áp dụng kế hoạch tác chiến của tướng Áo là Franz von Weyrother - viên tướng hậu cần mới của Liên minh thứ ba.[43][15] Weyrother - được coi là "bậc lão thành trong các Sĩ quan thành Viên"[43] - vốn đã quan sát tình hình quân Pháp và vạch ra kế hoạch của ông[15]. Theo đó, quân Liên minh sẽ phải đánh nghi binh ở cánh trái quân Pháp và dồn sức vào cánh phải của họ, vốn có vẻ khá lỏng lẻo. Quân Liên minh triển khai phần lớn binh lực của họ vào từ ba đến năm mũi tấn công từ các đỉnh đồi theo chiến thuật "đánh dọc sườn" (Shiefe Schlachtordnung) để đánh cánh phải của quân Pháp, với mỗi mũi tấn công được xếp theo đội hình hàng dọc.[15] Đội hình hàng dọc thứ nhất là một lực lượng Bộ Binh hùng hậu của Nga (khoảng 13560 binh sĩ) do Trung tướng Dmitry Sergeyevich Dokhturov chỉ huy. Ông là một vị tướng tài năng và được giao nhiệm vụ vượt qua đầm lầy Goldbach tại Tellnitz, và theo đó sẽ chuyển sang phải và sắp hàng cùng với đội hình thứ hai. Đội hình hàng dọc thứ hai gồm thâu 11700 lính Bộ Binh Nga, thì do
  19. Trung tướng Louis Alexandre Andrault de Langéron - nguyên là một người Pháp sang định cư ở Nga. Langeron phải vượt qua đầm Golbach giữa Tellnitz và Sokolnitz trong khi đội hình hàng dọc thứ ba của Trung tướng Prebyshevsky (vớ 7700 binh sĩ Nga), trong khi Prebyshevsky sẽ đánh chiếm lâu đài Sokolnitz và dễ dàng làm chủ bãi đất ở phía sau. Cả ba đội hình này đều nằm dưới quyền giám sát của viên tướng Nga Friedrich Wilhelm von Buxhowden. Hai vị tướng Nga là Kollowrath và Miloradovich chỉ huy đội hình hàng dọc thứ tư của liên quân Áo - Nga gồm thâu 23900 lính Bộ Binh, sẽ vượt qua đầm Golbach mà về hướng Bắc của hồ Kobelnitz.[48] Đội Cận vệ Hoàng gia Nga được giữ lại để dự phòng (bao gồm 850 chiến binh tinh nhuệ do Đại Công tước Konstantin thống lĩnh, đóng cứ về phía Bắc Krzenowitz),[49] còn lực lượng quân Nga do tướng Pyotr I. Bagration chỉ huy sẽ trấn giữ cánh phải của liên minh. Đội hình thứ tư sẽ đánh thốc vào trung quân Pháp, trong khi Đội hình thứ 5 (bao gồm 5375 người lính do Vương công xứ Liechstenstein chỉ huy[48]) cùng với Bagration sẽ tạo thành gọng kìm tiêu diệt quân cánh trái của Pháp. Nói chung, liên quân muốn công kích quân cánh phải của Napoléon với gần 4 vạn chiến sĩ và theo đó đánh tạt vào sườn của ông, cắt đường liên lạc của ông với kinh đô Viên.[15] Với việc Sa hoàng trao quyền chỉ huy cho Weyrother, Kutuzov trên thực tế vẫn là Tư lệnh, nhưng ông chỉ điều khiển Binh đoàn thứ tư của liên quân và trên thực tế ông chỉ là nhân chứng của tấn bi kịch mà quân Áo và quân Nga gánh chịu ở Austerlitz.[7] Trong khi đó, các tướng lĩnh liên quân khác, với chuẩn bị vững chắc của mình đều cả tin nắm chắc chiến thắng trong tay. [49] [ ] Bố trí của quân Pháp Thực tế thì Napoléon rất muốn họ tấn công, và để hiện thực hóa điều này, ông đã làm suy yếu cánh phải của mình một cách có tính toán.[50] Vào ngày 28 tháng 11, Napoléon gặp các tướng để thảo luận. Các tướng thể hiện sự e ngại của mình và thậm chí còn đề nghị rút quân, nhưng Napoléon đã gạt bỏ điều này.[51]
  20. Theo kế hoạch của Napoléon thì liên quân sẽ dồn phần lớn lực lượng nhằm đánh sập cánh phải của quân Pháp với mục đích là cắt đứt đường liên lạc của quân Pháp về Viên, đòn tấn công này sẽ khiến liên quân bị hở sườn và trung tâm cho quân Pháp lợi dụng.[52] Để khính địch, Napoléon thậm chí còn từ bỏ cả vị trí chiến lược tại các đỉnh đồi Pratzen, lại còn giả vờ lo lắng trước sự yếu ớt của ba quân.[51][52] Chính vì thế lực lượng chính của quân Pháp được tập trung trên một trận tuyến dài 2,5-3 cây số tại trung tâm chiến địa, đối diện với cao điểm Pratzen. Theo kế hoạch, quân Pháp sẽ đánh chiếm Pratzen và từ cao điểm này sẽ mở một đòn đột kích mạnh đánh tan nát trung tâm của quân đồng minh[7][53] rồi sau đó tiến tới bọc hậu họ.[52] Theo nhà sử học quân sự Christopher Duffy thì lối đánh này hơi giống chiến thuật "đánh dọc sườn" của nước Phổ. [54] Nếu giặc Nga rời bỏ cao điểm Pratzen để đi vòng sang bên phải thì chúng “ nhất định sẽ thất bại. ” —Napoléon, [7] Lực lượng thực thi đòn đánh này chính là 16 nghìn quân của Binh đoàn số 4 dưới quyền chỉ huy của Thống chế Soult. Lực lượng của Soult được một màn sương mù dày đặc che phủ trong suốt giai đoạn đầu của trận chiến; trên thực tế sự tồn tại của màn sương này là yếu tố quyết định sự thành bại của đòn đột kích. Nếu sương mù tan quá nhanh thì vị trí của Binh đoàn số 4 sẽ bị phơi bày ra trước quân địch, nhưng nếu sương mù kéo dài quá lâu thì Napoléon sẽ không thể nhìn thấy bố trí của quân đồng minh ở cao điểm Pratzen và không thể phát động tấn công đúng lúc.[55] Trong cùng lúc đó thì Napoléon lệnh cho quân đoàn III của Thống chế Davout hành quân từ Viên cấp tốc đến tăng viện cho cánh phải của tướng Legrand (nằm ở
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2