Trận Kunersdorf
lượt xem 7
download
Trận Kunersdorf, là một trận đánh lớn giữa Phổ và liên quân Nga-Áo trong Chiến tranh Bảy năm, diễn ra vào ngày 12 tháng tám 1759, gần Kunersdorf, phía đông Phrăngphruốc ngày nay. Tại trận đánh này, 5 vạn quân Phổ do vua Friedrich II Đại Đế đã bị đánh tan tác bởi quân đồng minh Nga-Áo do Tổng tư lệnh Pyotr Semyonovich Saltykov chỉ huy. Trong số 5 vạn quân Phổ chỉ có 3 nghìn người chạy về được kinh đô Berlin, còn lại đều bị giết, bị thương hoặc chạy tán loạn. Đây được xem là thất bại...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trận Kunersdorf
- Trận Kunersdorf Một phần của Chiến tranh bảy năm Trận Kunersdorf, họa phẩm của Aleksandr Evstafievich Kotsebu. . Thời gian 12 tháng 8 năm 1759 Địa điểm Kunersdorf, Bá quốc Brandenburg
- Quân đồng minh Nga-Áo đại Kết quả thắng Tham chiến Phổ Nga Áo Chỉ huy Friedrich Đại đế P. S. Saltykov Lực lượng 50.900 binh sĩ 41.000 binh sĩ Nga, 230 đại bác trong đó có 5.200 kị binh Côdắc và Canmức 18.000 binh sĩ Áo 250 đại bác Tổn thất
- 25.623 thương vong Nga: 20.181 thương (540 sĩ quan, 25.083 vong (19.615 binh binh sĩ), trong đó: lính và 566 sĩ quan) - 5.614 chết, 703 mất 6.271 chết tích, 12.864 bị 1.356 bị mất tích thương 4.599 bị bắt 2.055 đào ngũ 11.342 bị thương Áo: 8.331 thương 172 đại bác (146 đại vong (8.115 binh lính bác Nga bị Phổ bắt và 216 sĩ quan) - và 8 đại bác Phổ) 1.446 chết, 447 mất 27 quân kỳ tích, 2.438 bị thương 2 cờ hiệu Tổng cộng: 28.512 người . [hiện] x•t•s Chiến tranh Bảy năm: chiến trường châu Âu
- Trận Kunersdorf, là một trận đánh lớn giữa Phổ và liên quân Nga-Áo trong Chiến tranh Bảy năm, diễn ra vào ngày 12 tháng tám 1759, gần Kunersdorf, phía đông Phrăngphruốc ngày nay. Tại trận đánh này, 5 vạn quân Phổ do vua Friedrich II Đại Đế đã bị đánh tan tác bởi quân đồng minh Nga-Áo do Tổng tư lệnh Pyotr Semyonovich Saltykov chỉ huy. Trong số 5 vạn quân Phổ chỉ có 3 nghìn người chạy về được kinh đô Berlin, còn lại đều bị giết, bị thương hoặc chạy tán loạn. Đây được xem là thất bại thê lương nhất của vua Phổ Friedrich II Đại Đế.[1] Mục lục [ẩ n] 1 Chuẩn bị trận đánh 2 Diễn biến 3 Kết quả 4 Chú thích 5 Tài liệu tham khảo 5.1 Tiếng Nga o 5.2 Tiếng Ba Lan o 5.3 Tiếng Đức o 6 Liên kết ngoài [ ] Chuẩn bị trận đánh
- Ngày 31 tháng 7 năm 1759, quân Nga chiếm Phrăngphruốc. Sau đó vào tháng 8 cùng năm quân Phổ do Karl Heinrich von Wedel bị đánh bại tại Trận Kay. Những sự kiện đó khiến vùng trung tâm của Phổ là Berlin-Brandenburg bị đe dọa và Phriđrích II quyết định phải nhanh chóng đánh tan quân đồng minh Nga-Áo tại đây để giải trừ mối nguy hại đối với kinh đô của mình. Quân đồng minh Nga-Áo đóng tại 3 điểm cao trong trận địa, vây bọc bởi các khe sâu và những vùng đất thấp nhầy nhụa. Đội hình liên quân được bảo vệ bởi nhiều chiến hào và các khẩu đội pháo bố trí trên đỉnh đồi - sự bố trí như vậy vừa thuận lợi cho phòng thủ vừa tránh bị quân địch tấn công. Theo kế hoạch của tư lệnh Saltykov, quân đồng minh sẽ để cho người Phổ tấn công vào cánh trái của mình - vốn được bảo vệ bởi các công sự vững chắc và địa hình phức tạp - nhằm tiêu hao sức mạnh của quân đội Phổ. Khi quân Phổ bắt đầu thấm mệt thì trung quân và cánh phải của liên quân sẽ tung đòn tấn công đánh tan quân địch. Tuy nhiên vào sáng sớm ngày 12 tháng 8, quân Phổ đã có mặt tại sông Oder và bắt đầu vượt sông tiến đánh liên quân Nga-Áo trong khi công sự bảo vệ cánh trái của quân đồng minh vẫn chưa được hoàn tất. [ ] Diễn biến Trận đánh bắt đầu vào 9 giờ sáng bằng những loạt bắn phá của pháo binh Phổ vào cánh trái của liên quân, và một tiếng sau thì pháo binh Nga cũng bắt đầu đáp trả. Tuy nhiên, việc chưa kịp củng cố trận tuyến tại cánh trái đã gây ra thảm họa cho quân Nga. Nằm ngoài ngôi làng, trong một thung lũng và chưa kịp chuẩn bị gì nhiều, binh sĩ Nga tại đây trở thành miếng mồi ngon cho đại bác Phổ. Nhiều binh lính và công nhân bị giết ngay trong các loạt pháo đầu tiên này. Nhận thấy sự yếu kém của cánh trái quân đồng minh, vào 11 giờ Phriđrích II xua quân ồ ạt tấn công vào khu vực này, nhanh chóng phá vỡ trận tuyến quân Nga và bắt được nhiều khẩu pháo. Quân Nga buộc phải rút vào làng để tránh thương vong. Tư lệnh Saltykov buộc phải điều các lực lượng dự bị và một số đơn vị quân ở cánh phải vào tăng
- cường cho trung tâm và cánh trái. Đến 6 giờ chiều, quân Phổ đã bắt được phần lớn số pháo của Nga (180 khẩu) và 5 nghìn tù binh. Dường như chiến thắng đã nằm trong tầm tay nhà vua Phổ, và vương đệ của ông đã đề nghị nhà vua chủ động ngưng cuộc chiến để bảo toàn thắng lợi. Nhưng nhà vua nước Phổ lại muốn phát huy thắng lợi ban đầu của ông nên quyết định tiếp tục chiến đấu. Ông cũng yêu cầu mang số tù binh và số pháo chiến lợi phẩm về kinh đô Berlin để chào mừng chiến thắng. Trận chiến tiếp tục tại một nghĩa trang Do Thái gần đó, nơi tọa lạc cũa trận địa pháo Nga cũ. Quân Phổ liên tiếp mở nhiều đợt tấn công vào cao điểm Spitsbergen nhằm chọc thủng phòng tuyến quân Nga ở đây; nhưng các binh sĩ Nga dưới sự chỉ huy tài tình của Pyotr Aleksandrovich Rumyantsev đã chiến đấu dũng cảm và chặn đứng các đợt công kích của người Phổ. Phía Nga cũng liên tục gửi thêm quân từ cao điểm Yudenberg sang để củng cố trận địa. Trong một nỗ lực nhằm đột phá thế giằng co, Phriđrích II tung đội kị binh do Friedrich Wilhelm von Seydlitz chỉ huy - một lực lượng được đánh giá là tinh nhu ệ nhất châu Âu vào trận tuyến. Tuy nhiên địa hình phức tạp của trận địa đã gây nhiều khó khăn cho kỵ binh Phổ, và họ buộc phải tháo lui dưới làn mưa đạn pháo của quân Nga. Lực lượng long kị binh của Hoàng thân Vuttêmbec thì khá hơn, họ chọc thủng được phòng tuyến quân Nga và tiến được đến Spitsbergen, có điều ngay lập tức người Nga trả lời bằng một loạt đạn chùm của đại bác. Nhiều tướng lĩnh Phổ bị thương, trong đó có Seydlitz bị thương nghiêm trọng. Bản thân Phriđrích II cũng suýt mất mạng nếu không nhờ miếng vàng trong túi áo của ông đã đỡ một viên đạn bắn thẳng vào ngực nhà vua, còn con ngựa của ông cũng bị mảnh đạn văng trúng mà chết. Tuyệt vọng, Phriđrích tung lực lượng dự bị cuối cùng của mình: đoàn quân Thiết kỵ binh vào trận địa và thu được chút thành quả, nhưng cũng không giải quyết được thế bế tắc. Các cuộc tấn công liên tục bị bẻ gãy, quân Phổ thiệt hại nặng và rút lui trong hỗn loạn. Quân kị binh dự bị Áo cũng được tung vào trận địa và góp phần lớn trong việc chặn đứng các đợt tấn công của Phổ.
- Thấy rõ quân Phổ đã mệt lả, Saltykov liền ra lệnh phản ông. Quân kỵ binh Nga-Áo (bao gồm các kị binh nặng Nga, kị binh Áo, kị binh Croatia và Canmức) đã ồ ạt xung phong như trời long đất lở. Quân đội Phổ mệt nhoài ngay lập tức bị đánh tan tác và mạnh ai nấy chạy thục mạng. Vua Phổ Phriđrích II may mắn lắm mới không bị bắt làm tù binh. Bản thân nhà vua cũng bị thương và ba con ngựa chiến của ông đều trúng đạn ngã quỵ. Máu tươi của những con ngựa này thấm đỏ vào cả quần áo lót của Phriđrích. Tuy nhiên nhà vua vẫn đứng yên một mình trên ngọn đồi với thanh trường kiếm trong tay, dự định là sẽ chiến đấu đến chết. Viên Đại úy kỵ binh Ernst Sylvius von Prittwitz cùng 200 binh sĩ của mình đã đến giải cứu nhà vua và thuyết phục ông rút lui để bảo toàn tính mạng. [ ] Kết quả Thương vong của Nga và Áo bị mất gần 15 nghìn quân (khoảng 5 nghìn liệt sĩ). Về phía Phổ, đây là một thất bại ê chề với 6 nghìn người chết, 13 nghìn người bị thương, 172 khẩu pháo bị bắt (164 trong số đó là các khẩu pháo của Nga bị Phổ lấy mất trong đầu trận), 26 nghìn binh sĩ khác thì mạnh ai nấy chạy tán loạn. Chiếc mũ đội đầu của vua Phổ cũng bị lính Nga lấy mất và hiện nó được trưng bày trong bảo tàng Aleksandr Suvorov ở Xanh Pêtécbua. Ban đầu Phriđrích ra đi với 5 vạn quân, sau trận đánh thì chỉ còn 3 nghìn binh sĩ theo nhà vua về đến Berlin. Nếu Kunersdorf là thảm họa của Phriđrích II thì nó lại đem lại tuyệt đỉnh vinh quang cho Xanticốp. Vị tư lệnh được Nga hoàng phong hàm Nguyên soái và ban thưởng cho một huy chương có khắc dòng chữ "Người đánh bại quân Phổ" (Победителю над пруссаками). Còn nữ hoàng Áo Maria Theresa tặng ông một chiếc nhẫn kim cương và một hộp đựng thuốc lá cũng được nạm kim cương. Tuy nhiên, vị Nguyên soái đã khiêm nhường nhận xét rằng những binh sĩ và thuộc tướng Nga dưới quyền ông đã góp phần không nhỏ cho chiến thắng Kunersdorf và ông có được chiến thắng này nhờ nắm trong tay rất nhiều tướng sĩ giỏi giang và dũng cảm.
- Tuy nhiên, do lo sợ thế lực đang lên của quân Nga sau chiến thắng, người Áo dường như không hành động gì nhiều để giúp đỡ quân Nga trong cuộc truy kích tàn binh Phổ. Thế là Phriđrích có cơ hội hồi sức: 4 ngày sau đó, số binh sĩ tản mác được tập hợp gần như đầy đủ và vị vua Phổ có trong tay một đạo tàn binh kha khá chừng 32 nghìn quân và 50 khẩu pháo. Sự lề mề, thiếu đồng bộ của quân đồng minh đã khiến họ nhiều lần bỏ qua cơ hội nghìn vàng để dứt điểm hoàn toàn quân Phổ, điều này cho Phriđrích II có đủ thời gian để tiếp tục huy động người và của kéo dài cuộc chiến - điều này góp phần không nhỏ đến sự hình thành của "phép lạ nhà Bradenburg" đã cứu nước Phổ thoát khỏi thất bại trong cuộc chiến tranh. Trận Kunersdorf là trận đánh đầu tiên mà đơn vị pháo đội kỵ binh chuyên nghiệp đã được triển khai. Đây là sự kết hợp của kỵ binh và pháo binh, trong đó toàn bộ thành phiên của pháo đội hòan toàn cưỡi ngựa và pháo cũng được ngựa kéo. Các đơn vị này chỉ mới thành lập cách đó không lâu và chiến đấu trong đội hình Phổ. Mặc dù bị tiêu diệt trong trận đánh, lực lượng này đã được tổ chức lại trong cùng năm và đã tham chiến trong trận Maxen [2]. Friedrich Đại đế đại đế đã viết thư cho Berlin vào tối sau cuộc chiến: Sáng nay lúc 11 giờ tôi đã tấn công đối phương. ... Tất cả quân đội của “ tôi đã làm việc kỳ diệu, nhưng với việc bị thiệt hại vô số. Những người lính của chúng tôi đã vào nhầm lẫn. Tôi lắp ráp chúng ba lần. Cuối cùng tôi ở trong nguy cơ bị bắt và đã phải rút lui. Áo khoác của tôi bị đục bởi những viên đạn, hai con ngựa chiến của tôi đã bị bắn chết. Bất hạnh của tôi là tôi vẫn còn sống ... Thất bại của chúng tôi là rất đáng kể: Để tôi vẫn còn 3.000 lính từ một đội quân 48.000 người. Tại thời điểm này, trong đó tôi báo cáo tất cả điều này, tất cả mọi người là trên ” chạy, ta không có chủ nhiều hơn đội quân của mình. Tư duy của sự an
- toàn của bất cứ ai ở Berlin là một hoạt động tốt ... Đó là một thất bại tàn nhẫn mà tôi sẽ không tồn tại. Các hậu quả của trận đánh sẽ thể tồi tệ hơn trong cuộc chiến đó. Tôi không có bất kỳ nguồn lực nhiều hơn, và - thẳng thắn thú nhận - Tôi tin rằng mọi thứ đã mất. Tôi sẽ không tồn tại trong sự diệt vong của Tổ quốc của tôi. Từ biệt mãi ! Phriđrích II sau thảm họa Kunersdorf, họa phẩm của Richard Knötel. Nhưng quân Nga không truy kích, hào khí của vua Friedrich II Đại Đế và toàn quân nhanh chóng hồi phục. Dù vậy, chiến dịch năm 1759 trở thành một "chiến dịch tồi tệ" của ông.[3] Sau trận đánh tại Kunersdorf, quân ông còn gặp phải vài chiến bại nữa, nhưng rồi ông vẫn sống sót sau chiến dịch khủng khiếp vào năm 1759. Ấy là nhờ những cống hiến của em trai ông là Hoàng tử Heinrich. Với những cuộc hành quân hiển hách của mình, vị Hoàng tử này đã giữ vững thành Breslau về tay nước Phổ.[4] Kết thúc cuộc Chiến tranh Bảy năm thì vua Friedrich II Đại Đế giữ vững được đất nước,[5] và ông luôn tỏ ra kinh sợ trước sức mạnh của Đế quốc Nga, vì kinh nghiệm mà ông đã nếm trải trong trận đánh khốc liệt tại Kunersdorf này. [6]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn