Trận Leipzig
lượt xem 16
download
Trận chiến Leipzig là một trận đánh lớn trong những cuộc chiến tranh của Napoléon, diễn ra từ ngày 16 tháng 10 cho đến ngày 19 tháng 10 năm 1813 giữa một bên là Liên minh thứ sáu bao gồm Nga, Phổ, Áo và Thụy Điển do Đại tướng Barklay-de-Tolli, Bá tước von Bennigsen, Công tước Schwarzenberg, Thái tử Karl Johan và Thống chế Gebhard von Blücher chỉ huy, và một bên là Quân đội Đệ nhất Đế chế Pháp do đích thân Hoàng đế Napoléon Bonaparte chỉ huy. Lực lượng của Napoléon còn bao gồm các binh sĩ đến...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trận Leipzig
- Trận Leipzig Một phần của Các cuộc chiến tranh Napoléon Trận chiến ở Leipzig
- . ngày 16 – 19 tháng 10 năm Thời gian 1813 Leipzig, Sachsen Địa điểm Chiến thắng quyết định của Kết quả phe Liên minh ; Napoléon I rút quân khỏi sông Rhine [1][2] Đất Đức hoàn toàn được giải phóng [2] Tham chiến Đệ nhất Đế chế Đế quốc Nga Đế quốc Áo Pháp
- Vương quốc Phổ Công quốc Warsaw Thụy Điển Vuơng quốc Ý Sachsen[3] Napoli Sachsen(16-17 tháng 10)[3] Chỉ huy Napoléon I Barclay de Tolly Bá tước von Józef Bennigsen Poniatowski † Frederick Công tước Augustus Schwarzenberg Thái tử Karl Johan Gebhard von Blücher Lực lượng 195 nghìn binh sĩ[4] 43 vạn binh sĩ[4] 700 khẩu đại pháo[5] 1500 khẩu đại pháo[5] Tổn thất
- Nguồn 1: 38 nghìn tử Nguồn 1: 54 nghìn tử sĩ và thương binh[4][2] sĩ và thương binh 3 vạn tù binh Nguồn 2: Tổng cộng: Tổng cộng: 68 nghìn khoảng 46 nghìn binh binh sĩ, cùng với 325 sĩ khẩu đại pháo và 500 16 nghìn binh sĩ Phổ chiếc xe goòng[2] 22 nghìn binh sĩ Nga 8500 binh sĩ Áo [6] Nguồn 2 : 10 vạn binh sĩ (trong số đó có Nguồn 3: khoảng 5 vạn 2 vạn tù binh) [6] tử sĩ và thương binh [7] Nguồn 3: 12 nghìn tù binh, 5 nghìn quân đào ngũ 15 nghìn bệnh binh, ít nhất là 4 vạn tử sĩ và thương binh Tổng cộng: khoảng 75 nghìn người (có cả 6 Sĩ quan cấp cao tử vong và 11 Tướng và Thống chế bị thương) 28 hiệu kỳ, 325 khẩu đại pháo, 720 tấn đạn dược, 900 xe goòng quân nhu
- 4 vạn khẩu hỏa mai và súng trường [7] . [hiện] x•t•s Liên minh thứ sáu Trận chiến Leipzig là một trận đánh lớn trong những cuộc chiến tranh của Napoléon, diễn ra từ ngày 16 tháng 10 cho đến ngày 19 tháng 10 năm 1813 giữa một bên là Liên minh thứ sáu bao gồm Nga, Phổ, Áo và Thụy Điển do Đại tướng Barklay-de-Tolli, Bá tước von Bennigsen, Công tước Schwarzenberg, Thái tử Karl Johan và Thống chế Gebhard von Blücher chỉ huy, và một bên là Quân đội Đệ nhất Đế chế Pháp do đích thân Hoàng đế Napoléon Bonaparte chỉ huy. Lực lượng của Napoléon còn bao gồm các binh sĩ đến từ Ba Lan, Ý, và những đồng minh Đức trong Liên minh sông Rhine. Với hơn 60 vạn chiến sĩ của khoảng 10 quốc gia tham chiến, đây là trận đánh có quy mô lớn nhất trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.[8] Thậm chí nó còn lớn hơn cả những cuộc giao tranh ác liệt trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Chính vì số lượng dân tộc tham chiến nhiều đến thế nên trận chiến này mới có tên là trận đánh Liên Quốc gia. [1]
- Trận huyết chiến này diễn ra trong vòng ba ngày, trong đó ngày 16 tháng 10 diễn ra những trận giao chiến không quyết định được tình hình và ngày 17 tháng 10 thì yên tĩnh hơn. Tuy nhiên, trong ngày hôm ấy liên quân có thêm được viện binh của Bá tước Bennigsen và Thái tử Karl Johan - góp phần dẫn đến chiến thắng quyết định.[2] Và, vào ngày 18 tháng 10 năm 1813, các thống soái Liên quân là Schwarzenberg, Karl Johan và Blücher đã vây được đại quân của Napoléon, khiến cho quân Pháp đại bại và bị đánh lui vào thành phố. Napoléon không những thất thế mà lại còn phải hứng chịu tổn thất nặng nề. Với chiến bại đắng cay của mình, Napoléon phải rút quân vào ngày 19 tháng 10 năm 1813. Chiến thắng quyết định của phe Liên minh đã quật chết chiến dịch cuối cùng của ông tại Đức.[1] Trong khi toàn bộ vùng đất Đức đã được giải phóng, Napoléon buộc phải trở về nước Pháp.[2] Trên đường rút quân, ông còn gặp tai ương khi một viên hạ sĩ được lệnh đánh sập cầu để chặn đứng Liên quân lại hành động lúc quân Pháp còn kẹt lại, làm cho quân Pháp chịu nhiều thiệt hại thê thảm. [9] Để đại thắng chói lọi trong trận đánh khốc liệt này thì Liên minh thứ sáu đã phải chịu nhiều hy sinh, tuy nhiên tổn thất của quân Pháp còn kinh hoàng hơn nữa. Có những 17 nghìn lãnh đạo quân sự của Pháp bao gồm Thống chế, Tướng và Sĩ quan cấp cao đều tử vong hoặc là bị thương, chưa kể còn mất nhiều vũ khí.[7] Trong trận ác chiến này thì các xứ Sachsen và Bayern chuyển từ phe Đế chế Pháp sang Liên minh, góp phần đem lại thảm họa cho Hoàng đế Napoléon. Quân Liên minh thừa thắng tổ chức tấn công thẳng vào chính quốc Pháp, để rồi dẫn đến sự thất bại hoàn toàn của Napoléon buộc ông phải thoái vị vô điều kiện vào Mùa Xuân năm 1814. [9] Mục lục [ẩ n]
- 1 Bối cảnh lịch sử 2 Lực lượng hai bên 3 Trận chiến ngày 16 tháng 10 3.1 Mặt trận phía nam o 3.1.1 Giao tranh ở Dölitz và Markkleeberg 3.1.2 Giao tranh ở Wachau và Liebertwolkwitz 3.1.3 Các mệnh lệnh của Napoléon 3.2 Mặt trận phía bắc o 3.2.1 Giao tranh ở Wiederitzsch 3.2.2 Giao tranh ở Möckern 4 Trận chiến ngày 17 tháng 10 5 Trận chiến ngày 18 và 19 tháng 10 6 Kết quả 7 Trong văn hóa 8 Xem Thêm 9 Chú thích 10 Tài liệu tham khảo
- 11 Liên kết ngoài [ ] Bối cảnh lịch sử Sau khi Napoléon thất bại trong cuộc xâm lược nước Nga và cuộc chiến tranh tại bán đảo Iberia, các lực lượng chống Pháp từ từ thận trọng tập hợp lại thành Liên minh thứ sáu, bao gồm Nga, Áo, Phổ, Thụy Điển, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và một số tiểu quốc của Đức.[10] Tổng cộng, Liên minh có thể đưa vào chiến trường hơn một triệu quân. Thực sự thì ở thời điểm diễn ra trận đánh Leipzig, tổng số lực lượng của liên quân ở phía đông sông Rhine đã lên tới hơn một triệu người. Ngược lại, lực lượng của Napoléon đã giảm xuống chỉ còn vài trăm ngàn. Người Phổ chiến đấu trong cuộc chiến tranh này để giải phóng đất nước khỏi quân Pháp xâm lược, trong khi người Nga coi cuộc chiến này là sự tiếp nối của chiến thắng của họ trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc 1812. Do đó, cả hai nước Phổ và Nga đều quyết tâm lật nhào chế độ Napoléon. Trong khi đó, người Áo không có được niềm nhiệt huyết của người Phổ và sự quyết tâm của người Nga : họ chỉ đấu tranh vì mục đích chính trị, nhằm đánh cho chế độ Napoléon đuối đi và phá vỡ sự nhũng nhiễu của Pháp vào Triều đình nước Áo. [11] Napoléon cố gắng khôi phục lại quyền kiểm soát của mình ở Đức và ông giành được hai chiến thắng khó nhọc trước liên quân Nga - Phổ tại Lützen ngày 2 tháng 5 và Bautzen vào ngày 20-21 tháng 5. Hai chiến thắng này đưa tới một sự đình chiến tạm thời. Vào ngày 26 tháng 6, quan Thượng thư Bộ Ngoại giao của Áo là Franz Georg Karl von Metternich (cũng là một trong những nhân vật quan trọng trong việc thành lập Liên minh thứ sáu) tới gặp Napoléon ở Dresden để thương lượng cho một hòa ước lâu dài hơn. Metternich đòi hỏi Napoléon phải buông bỏ hầu hết các lãnh thổ ở bên ngoài biên giới tự nhiên của Pháp, và cuộc đàm phán không đi đến kết quả.[12]
- Sau khi hòa ước ngắn ngủi kết thúc, Napoléon đạt được một chiến thắng lớn tại Dresden vào ngày 27 tháng 8. Từ sau thời điểm này, quân Liên minh, dưới quyền chỉ huy tối cao của Đại tướng Nga là Mikhail Bogdanovich Barklay-de-Tolli và những sự chỉ huy riêng rẽ của Gebhard Leberecht von Blücher, Thái tử Karl Johan của Thụy Điển, Karl Philipp zu Schwarzenberg, và Bá tước Bennigsen của Nga, đã làm theo chiến lược được vạch ra trong Kế hoạch Trachenberg là tránh đụng độ trực tiếp với Napoléon mà tấn công các thống chế của ông. Chiến lược này giúp họ chiến thắng trong các trận đánh ở Großbeeren, Kulm, Katzbach và Dennewitz. Napoleon và tướng Poniatowski ở Leipzig, tranh của January Suchodolski Thống chế Pháp Nicolas Oudinot với 6 vạn quân sĩ đã thất bại ở Großbeeren và không thể đánh chiếm được kinh thành Berlin. Napoléon vì vậy phải rút về phía tây, do sự uy hiếp từ phía bắc. Ông vượt sông Elbe vào cuối tháng 9, sau đó tập hợp lực lượng ở Leipzig để bảo vệ con đường tiếp vận và chạm trán với quân Liên minh. Ông triển khai quân đội xung quanh thành phố, nhưng lấy trong tâm từ Taucha đến Stötteritz, nơi ông trực tiếp chỉ huy. Lúc này thì quân Phổ tiến đánh từ Wartenburg, quân Áo và quân Nga tiến đánh từ Dresden, còn quân Thụy Điển từ phía bắc kéo tới.
- [ ] Lực lượng hai bên Vào lúc bắt đầu trận chiến, quân Pháp có khoảng 195.000 người, còn liên quân có khoảng 330.000 người. Cả hai phía đều có nhiều pháo binh, tổng cộng có thể lên tới trên 2.500 khẩu pháo. Napoléon phải đối mặt với hai vấn đề trong quân đội mình: sự thiếu kinh nghiệm của một bộ phận binh sĩ và sự thiếu hụt về lực lượng kỵ binh (do bị thiệt hại nặng nề trong chiến dịch đánh nước Nga).[12] Không có nhiều kỵ binh, vấn đề trinh sát quân địch trở nên khó khăn với quân Pháp.[12] Họ cũng bị vây đánh từ cả hai mặt, với tướng Phổ Blücher áp sát từ phía bắc, còn quân Áo và Nga do Karl von Schwarzenberg chỉ huy uy hiếp từ phía nam. [ ] Trận chiến ngày 16 tháng 10 Trận chiến nổ ra vào ngày 16 tháng 10 khi 78.000 quân liên minh t ấn công từ phía nam và 54.000 quân liên minh tấn công từ phía bắc, còn phần lớn quân đội của Napoléon trấn thủ ở phía nam. Những đợt tấn công của liên quân đã không thu được nhiều kết quả, nhưng với lực lượng quân đội ít ỏi hơn thì Napoléon cũng không thể phá vỡ được thế trận của liên quân, đưa đến một tình thế cầm chân nhau. [ ] Mặt trận phía nam
- Lược đồ vị trí của hai bên vào ngày 16 Tháng 10. [ ] Giao tranh ở Dölitz và Markkleeberg Quân đoàn II của Áo do von Merveldt chỉ huy đã tiến về Connewitz qua Gautzsch và định tấn công vị trí này, nhưng đường tiến quân tới đây không có chỗ để quân Áo triển khai pháo binh. Vì vậy mà họ xoay sang tiến đánh Dölitz ở gần đó do quân Ba Lan phòng thủ, và chiếm lấy vị trí này. Một cuộc phản công đã đánh bật quân Áo, nhưng rồi quân Áo pháo kích mạnh mẽ vào nơi đây và đẩy lui quân Ba Lan. Tướng Kleist tiến quân dọc sông Pleisse và tấn công các thống chế bên Pháp là Poniatowski và Augereau ở làng Markkleeberg. Họ lại một cây cầu và chiếm một trường học cùng một thái ấp. Quân Pháp phản công đẩy lui quân Áo ra khỏi trường trở lại sông. Đợt tấn công của Pháp vào thái ấp thì lại khiến họ gặp nhiều tổn thất. Sư đoàn 14 của Nga bắt đầu thọc sườn để đẩy lui quân Ba Lan khỏi Markkleeberg. Tướng Poniatowski tới ngăn cuộc rút lui này và chặn đứng quân Nga. Sau đó ông tấn công một bộ phận quân Phổ đang ở vị trí trống trải trước khi lính hussar Nga giải cứu họ. Poniatowski chiếm lại được Markkleeberg, nhưng rồi lại bị quân Phổ đẩy lui. Lính ném lựu đạn Áo tập hợp ở Markkleeberg và tấn công thọc sườn để đánh bật quân Pháp và Ba Lan kh ỏi vùng này.[13] [ ] Giao tranh ở Wachau và Liebertwolkwitz Wachau là nơi diễn ra những trận đụng độ ác liệt nhất trong ngày thứ nhất. Quân đoàn II của Nga do tướng Eugene chỉ huy tấn công Wachau với sự hỗ trợ của quân Phổ. Quân Pháp tấn công quân Nga một cách bất ngờ từ bên cánh và đánh bại họ, trong lúc quân Phổ vào được Wachau và chiến đấu ngay trên đường phố. Liên quân tạm chiếm đóng làng này.[14]
- Liebertwolkwitz là một làng lớn ở vị trí chỉ huy, được thống chế MacDonald và tướng Lauriston phòng thủ với khoảng 18.000 quân. Lực lượng liên quân tấn công gồm quân đoàn IV của Áo (24.500 quân) do Johann von Klenau chỉ huy và khoảng 11.000 quân yểm trợ của các tướng Phổ là Pirth và Ziethen. Quân Áo khó nhọc đánh bật quân Pháp khỏi làng, nhưng sau đó bị quân Pháp phản công đẩy lui. [ ] Các mệnh lệnh của Napoléon Napoléon nhận thấy liên quân đã chiếm thế thượng phong, nhưng lực lượng của họ khá phân tán và đó có thể là điều kiện thuận lợi để quân Pháp phản công. Ông hạ lệnh cho tướng Drouot đưa 100 khẩu đại pháo lên đồi Gallows, hy vọng dùng uy lực của chúng để đánh tan kẻ địch. Quân đoàn II Nga của tướng Eugene đứng ở vị trí trống trải và là nạn nhân chủ yếu của đợt pháo kích này. Mặc dù Eugene chỉ huy quân lính rất dũng cảm nhưng lực lượng của ông vẫn bị tổn thất nặng nề và phải rút lui.[15] Tiếp đó, Napoléon hạ lệnh cho thống chế Murat dẫn 10.000 kỵ binh xông lên, đánh vào ngay lỗ hổng trong hàng ngũ địch vừa được tạo ra giữa Wachau và đồi Gallows. Murat cho tiến quân theo các đội hình dọc và đẩy lui được những lực lượng đầu tiên mà ông giáp mặt. Thế nhưng nhiều nhóm quân cơ động của Nga, Phổ và Áo bắt đầu quấy rối quân của Murat, còn Sa hoàng đưa lực lượng dự bị tới cánh phía nam để trợ chiến. Murat buộc phải thu quân lại vị trí ban đầu.[16] Sư đoàn Tân Cận vệ cũng được Napoléon tung ra tham chiến để hy vọng tạo ra bước ngoặt. Phối hợp cùng quân đoàn V của Lauriston và quân đoàn II của Victor, họ đánh chiếm lại các làng Liebertwolkwitz và Wachau, nhưng rồi bị chặn lại bởi lính ném lựu đạn của Áo cùng lính Cận vệ Nga, được hỗ trợ bởi kỵ binh giáp nặng của Nga. Kết quả chung từ các phương án tác chiến của Napoléon là chúng đã giúp quân Pháp chiếm được một vài vị trí chiến thuật, nhưng không phá vỡ được thế trận của liên quân như ông mong đợi.
- [ ] Mặt trận phía bắc [ ] Giao tranh ở Wiederitzsch Trận Leipzig qua tranh của Vladimir Moshkov (1815). Ở phía bắc, quân đoàn Nga của tướng Langeron đánh vào hai làng Groß- Wiederitzsch và Klein-Wiederitzsch, vốn nằm ở vị trí trung tâm trong thế trận của quân Pháp. Nơi đây do sư đoàn Ba Lan của tướng Dabrowski trấn giữ, gồm bốn tiểu đoàn bộ binh và hai tiểu đoàn kỵ binh. Quân Ba Lan chiến đấu dũng mãnh đến nỗi Langeron phải e ngại và lúc đầu còn tưởng nhầm là chính Napoléon đang tấn công ông ta.[17] Trận chiến diễn ra ác liệt với nhiều đợt tấn công và phản công, nhưng cuối cùng quân Nga cũng chiếm được làng, dù với tổn thất nặng nề. [ ] Giao tranh ở Möckern Möckern là nơi diễn ra trận đánh chủ đạo của mặt trận phía bắc. Thống chế Marmont trấn thủ Mockern chống lại quân Phổ của tướng Blücher trong một trận đánh khốc liệt. Quân Phổ và quân Pháp không hề tỏ ra khoan dung với đối thủ và thường kết liễu luôn kẻ địch chứ không bắt làm tù binh. Marmont giữ vững cứ điểm gần như cả ngày, nhưng rồi một đợt tấn công bằng Kỵ binh của quân Phổ đã gây thương vong nặng nề cho quân Pháp, còn bản thân Marmont cũng bị thương
- trong một đợt pháo kích.[16] Quân Pháp rút lui với tổn thất 7.000 (mất thêm 2.000 tù binh), còn quân Phổ tổn thất 9.000 quân. [18] Liên quân chống Pháp đã tiêu diệt được rất nhiều quân thù. Poniatowski phải mất đến 1/3 quân sĩ của ông ta, Augereau thì tới một nửa. Ở hàng ngũ của Martmont, Dombrowski, Bertrand và Macdonald bắt đầu rạn nứt. Tiếp tế thì quá chậm.[19] Quân Phổ đã thắng lợi, và Napoléon đã thất bại trong việc đánh một trận quyết định vào ngày hôm ấy. Đêm ngày 16 tháng 10 năm 1813, ông ta phải gửi thư xin hòa cho Hoàng đế Franz I. Điều này cho thấy ông ta đã bắt đầu nhận thấy chiến bại của mình. [9] [ ] Trận chiến ngày 17 tháng 10 Vào ngày 17 tháng 10 phần lớn yên tĩnh, chỉ có hai cuộc giao tranh. Vốn quân Pháp đã kiệt quệ trong cuộc giao chiến vào ngày hôm trước. [19] Tướng Nga là Sacken tấn công sư đoàn Ba Lan của Dabrowski ở làng Gohlis và đẩy lui họ về Pfaffendorf. Tướng Blücher, vừa được phong lên hàm Thống chế ngày hôm trước, lệnh cho Sư đoàn Khinh Kỵ Binh của tướng Lanskoi tấn công quân đoàn kỵ binh III của tướng Arrighi. Như ngày hôm trước, lực lượng Kỵ binh của phe Liên minh chiếm ưu thế và buộc quân địch phải rút lui với tổn thất nặng nề. Phía Pháp chỉ nhận thêm 14 nghìn viện binh, một con số ít ỏi nếu so với 145.000 viện binh của liên quân, bao gồm cả những lực lượng được chỉ huy bởi tướng Nga von Bennigsen và Thái tử Thụy Điển Karl Johan (trước kia từng phục vụ cho Napoléon với danh hiệu Thống chế Bernadotte). Nếu như Karl Johan đến sớm hơn thì rất có thể là mặt trận phía bắc của quân Pháp với binh lực ít ỏi đã bị đánh tan nát trong ngày hôm qua. [16] Đêm ngày 17 tháng 10 năm 1813, Hoàng đế Napoléon phải rút ngắn mặt trận của ông ta bằng việc cho rút quân về vị trí gần Leipzig. Ông ta cho bố trí như sau : Trong quân cánh phải do Murat chỉ huy, Binh đoàn Poniatowski, Augereau và
- Victor được triển khai từ Connewitz về Probstheida, được lực lượng Cận vệ và quân chủ lự Kỵ binh hỗ trợ. Trung quân dưới quyền Macdonald - Binh đoàn thứ XI được triển khai từ Zuckelhausen thông qua Holzhausen tới Steinberg và được yểm trợ bởi Lauriston và Sebastiani. Quân cánh trái dưới quyền Ney - ở trong và xung quanh Paunsdorf gồm có Sư đoàn Sachsen, Sư đoàn Durutte và Binh đoàn Marmont được yểm trợ bởi Souham và vài chiến sĩ của Binh đoàn Kỵ binh Arrighi. Tại Leipzig - có Sư đoàn Dombrowski, lực lượng đồn trú Leipzig, Sư đoàn Kỵ binh Lorge. Tại Lindenau - hai Sư đoàn Tân Cận vệ do Mortier cầm đầu. Do những tổn thất ê chề của quân Pháp trong suốt hai ngày, Napoléon còn có 16 vạn quân sĩ và 630 khẩu đại bác. [20] [ ] Trận chiến ngày 18 và 19 tháng 10 Lược đồ trận chiến ngày 18 tháng 10. Vào ngày 18 tháng 10 năm 1813, Công tước xứ Schwarzenberg tổ chức cuộc công kích cuối cùng của quân ông. Đội hình số 1 của Hessen-Homburg, bao gồm Binh đoàn Colloredo và Merveldt, Sư đoàn Bianchi và Weissenwolf và Sư đoàn K ỵ
- Binh Nostiz. Trách nhiệm của họ là giữ lấy Connewitz và hành quân xuyên qua Markleeberg tại Leipzig. Đội hình 2 của Đại tướng Barklay bao gồm Binh đoàn Kleist và Wittgenstein, đội Vệ binh Nga - Phổ và Binh đoàn Dự bị. Đội hình này được lệnh tiến quân thông qua Wachau và Liebertwolkwitz tại Probstheida. Đội hình 3 của Bá tước Von Bennigsen bao gồm Binh đoàn Dự bị Ba Lan, Sư đoàn Budna, Binh đoàn Klenau, Lữ đoàn Ziethen của Phổ và lực lượng Cozak của Platow. Họ được lệnh di chuyển quanh sườn của quân địch và từ Fuchshain và Siefertshain thẳng tiến về Zuckelhausen và Holzhausen. Đội hình 4 của Thái tử Thụy Điển bao gồm "Đội quân phương Bắc" cùng với Langeron và St. Priest. Họ sẽ phải vượt qua sông Parthe tại Tauche và liên kết với Đạo quân Bohemia. Đội hình 5, phần còn lại Đạo quân Silesia, sẽ phải Hành quân về hướng Tây Bắc Leipzig. Đội hình 6 dưới quyền Gyulai, bao gồm có Sư đoàn Moritz Liechstenstein cùng với các Đại đội Mensdorff và Thielmann, phải tiến binh từ Lindenau từ Klein Zschocher. Tổng cộng, liên quân có khoảng 295 nghìn binh sĩ cùng với 1360 khẩu đại pháo [20] Mặt Trời bắt đầu mọc lên. Lúc 9 giờ sáng, các đội hình cũng nhau hành binh. Napoléon yêu cầu thương thuyết nhưng họ quyết không khoan nhượng với kẻ thù. Song, quân Pháp vẫn ngoan cố kháng cự khi phải đối đầu với lực lượng hùng hậu của Liên minh thứ sáu. [19] Trong hơn chín giờ giao tranh, cả hai bên đều bị thiệt hại nặng nề, quân Pháp ngăn chặn được những cuộc đột phá xuyên thủng hàng ngũ họ, nhưng cũng dần dần bị đẩy lui về phía Leipzig. Điều đó khẳng định với Napoléon rằng ông ta đã không thể đánh bại đối phương trong một cuộc chiến tranh tiêu hao.[21] Liên minh thứ sáu có Thống chế Phổ Blücher và Thái tử Thụy Điển ở phía bắc, các tướng Nga là Barcklay-de-Tolli và Bennigsen cùng Vương công Áo von Hessen-Homburg ở phía nam, và tướng Áo Ignaz Gyulai ở phía tây. Đây sẽ là cái ngày quyết định đến chiến thắng lớn lao của Liên minh thứ sáu. [19]
- Lữ đoàn 9 của Phổ chiếm đóng ngôi làng Wachau bỏ hoang, trong lúc quân Áo, cùng một đội quân người Hungary của tướng Bianchi, đánh bật quân Pháo khỏi Lößnig. Người Áo tiếp tục triển khai chiến thuật theo kiểu kết hợp các đơn vị: kỵ binh Áo tấn công bộ binh Pháp để bộ binh Áo có thời gian tới và triển khai tấn công Dölitz. Sư đoàn Tân Cận vệ của Pháp đã đẩy lui họ. Vào lúc này thì ba tiểu đoàn lính ném lựu đạn của Áo bắt đầu giành giật làng với pháo binh yểm trợ. Trong cùng lúc này, theo yêu cầu của các sĩ quan Thụy Điển, vốn cảm thấy xấu hổ về việc đã không đến kịp để chiến đấu trong ngày hôm qua, Thái tử ra lệnh cho bộ binh nhẹ của họ tham gia vào cuộc tấn công cuối cùng trong ngày, vào chính Leipzig. Những người lính Thụy Điển chiến đấu rất tốt và chỉ mất có 121 người trong trận đánh này. Trong cuộc chiến, 5.400 người lính Sachsen thuộc quân đoàn VII của Pháp bỏ qua phe liên quân. Napoléon biết rằng thất bại là điều không thể tránh khỏi và cho rút quân qua sông Elster vào đêm 18-19 tháng 10. Liên quân không hay biết về cuộc rút lui này cho đến 7 giờ sáng, và sau đó bị họ cầm chân bởi đạo quân chặn hậu dũng mãnh của tướng Oudinot. Cuộc rút lui diễn ra êm thắm cho đến khi xảy ra sự cố ở cây cầu bắc qua sông Elster. Viên hạ sĩ có nhiệm vụ đánh sập cầu để chặn đường truy đuổi của liên quân đã tính toán sai thời gian. Ông ta đánh sập cầu vào lúc 1 giờ chiều, khi trên cầu vẫn còn nhiều quân Pháp và quân chặn hậu của Oudinot vẫn còn kẹt lại ở Leipzig. Hàng ngàn lính Pháp đã chết đuối và hàng ngàn bị bắt sống. Do sự cố này, tướng Ba Lan là Poniatowski đã bị chết đuối dưới sông.[22] Trong suốt những ngày quyết chiến, những thây tử sĩ tràn đầy thành phố Leipzig, gây cho cả thành phố một cảm giác thật là rùng rợn.[23] Sau trận huyết chiến này, người ta đối xử rất phi nhân tính với thi hài các tử sĩ. Ghê rợn nhất, họ bị tước bỏ sạch y phục và vũ khí, và bị chôn trong một ngôi mộ tập thể.[24] Các xe goòng trong chiến trận cũng bị cướp bóc.[25] Một thầy thuốc có tên tuổi ở kinh đô Berlin
- là Johann Christian Reil đã viết thư cho vị Thượng quan Triều đình Phổ là Heinrich Friedrich Karl Reichsfreiherr vom und zum Stein , trong đó ông ghi nhận : [26] Ở khoảng đất trống của “ ngôi trường ngữ pháp, tôi thấy một ngọn đồi chồng chất thân tàn và thi thể của những người đồng hương tôi. Họ đều trần truồng. Chó và quạ ăn thịt họ, chẳng khác gì nếu họ là phạm nhân và đạo chích. Điều đó cho thấy những người anh hùng hy sinh vì Tổ quốc bị thiếu ân sủng đến cỡ nào. ” —Johann Christian Reil
- Vào ngày 20 tháng 10 năm 1813, danh sĩ Wilhelm von Humboldt cũng phải gửi thư cho vợ ông, kể về cảnh tượng kinh hoàng sau trận chiến : [23] Hàng đống thây người “ nằm xung quanh, phần lớn họ thì phần nào còn quần áo hoặc là hoàn toàn trần truồng, thường nằm chồng lên nhau. Phần lớn họ nằm xuống, với hai bàn tay dài qua mặt họ, do đó người ta có thể cảm nhận lần đầu tiên về những vầng thơ của Homer, dùng răng mà cắt mặt đất. Một con chó đi tuần ở đây và nó không thể nào mà lại quay đi ... có lẽ nó đã nhận ra thây chủ của nó. ”
- —Wilhelm von Humboldt Những thương binh đều được đưa vào các Trường học, Bệnh viện và Thánh đường, mà thị dân khó thể cứu chữa được họ. Như thường thấy, các chiến sĩ trong chiến tranh luôn hứng chịu tổn thất kinh hoàng trước dịch bệnh. Trên khắp các đường phố đầy người của Leipzig, một cơn sốt phát ban đã làm cho các thương binh đều tắt thở và các quân y cũng bị lây nhiễm. [23] [ ] Kết quả Napoléon rút lui vào ngày 19 tháng 10. Trong hình là vụ nổ cầu. Thương vong của cả hai bên đều cao đến đáng ngạc nhiên; tổng cộng khoảng 8 vạn đến 11 vạn người chết và bị thương. Napoléon mất 38 nghìn quân do tử trận hoặc bị thương. Liên quân bắt giữ 15 nghìn quân còn khỏe mạnh, 21 nghìn quân bị thương hoặc bệnh tật, thu về 325 súng đại bác và 28 cờ hiệu. Ngoài ra họ còn thu nạp thêm số quân Sachsen, như đã nói ở trên. Józef Antoni Poniatowski, vị thống chế mới được phong chức ngày hôm qua, và cũng là cháu của vị vua Ba Lan cuối cùng là Stanisław August Poniatowski, bị chết đuối khi vượt sông. Hai tướng chỉ huy quân đoàn của Pháp là Lauriston và Reynier bị bắt sống. 15 tướng Pháp tử trận và 51 người bị thương. Chưa kể, Hoàng đế Pháp cũng phải từ bỏ đến hơn 300
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn