intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRẦN LƯU HẬU VÀ MÙA XUÂN THỨ HAI

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi không tin câu nói gần đây nhất của ông: “Vẽ dối già ấy mà!” Bởi cường độ làm việc và cái “khí vận sinh động” trong tranh “lão họa gia” khó “thanh niên nào theo kịp. Hơn 60 tuổi ông mới bắt đầu vẽ thường xuyên. Hơn 70 ông vẽ dồn dập và gần 80 thì ông sáng tác ào ạt, hối hả. .Học khóa mỹ thuật kháng chiến của Tô Ngọc Vân rồi theo học Trang trí sân khấu ở Liên Xô (cũ) sau đó giảng dạy mỹ thuật, làm Trang trí sân khấu tới khi nghỉ hưu....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRẦN LƯU HẬU VÀ MÙA XUÂN THỨ HAI

  1. TRẦN LƯU HẬU VÀ MÙA XUÂN THỨ HAI TRẦN LƯU HẬU-Cây Hà Nội 37- Acrylic Tôi không tin câu nói gần đây nhất của ông: “Vẽ dối già ấy mà!” Bởi cường độ làm việc và cái “khí vận sinh động” trong tranh “lão họa gia” khó “thanh niên nào theo kịp. Hơn 60 tuổi ông mới bắt đầu vẽ thường xuyên. Hơn 70 ông vẽ dồn dập và gần 80 thì ông sáng tác ào ạt, hối hả.
  2. Học khóa mỹ thuật kháng chiến của Tô Ngọc Vân rồi theo học Trang trí sân khấu ở Liên Xô (cũ) sau đó giảng dạy mỹ thuật, làm Trang trí sân khấu tới khi nghỉ hưu. Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi từng rất thán phục các sáng tác sân khấu đầy trí tuệ và rất Trang trí của ông, đặc biệt cho vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan, một vở diễn gặp nhiều trắc trở nhưng lại đã thực sự “nâng tầm” cho cả đạo diễn, diễn viên, tác giả và họa sĩ! Rất nhiều các sinh viên “yêu cái đẹp” và “có gu, có máu nghệ sĩ” trong thời gian ông dạy ở trường đều coi ông là người thầy đích thực của mình. Ông là nhà sư phạm khéo léo, hiền từ và biết tin tưởng tài năng, khơi gợi cảm hứng của người học. Giai đoạn nghệ sĩ - cán bộ trôi qua bình lặng trong vất vả vì gia đình và vì công việc. Tôi học được ở ông chữ nhẫn rất đáng khâm phục. Cuộc đời cán bộ - nghệ sĩ của ông đã đủ làm nên một tên tuổi và được Nhà nước tặng thưởng bằng các giải thưởng và Huân chương. Song dưới làn nước lặng lờ là những mạch ngầm suy xét nhân tình thế thái khá thâm trầm, thấm đẫm một cảm thức duy mỹ nhất quán. Và những đóng góp nghệ thuật thực sự của ông chỉ đến sau Đổi mới. Ông tự chứng minh thật thuyết phục câu nói của mình “Có nhiều “anh” càng già vẽ càng hay”. Một mùa xuân thứ hai bừng nở dưới ngọn bút của Trần Lưu Hậu. Càng vẽ càng mạnh mẽ, càng tươi vui, hào sảng. Giữa chúng ta, cùng với Nguyễn Tư Nghiêm ông là một cây đại thụ của
  3. Mỹ thuật Việt Nam. Nếu Nguyễn Tư Nghiêm cổ kính ngay khi còn tráng niên thì Trần Lưu Hậu mãi tươi trẻ trong một “buổi xế chiều” rạng rỡ. Tôi không tin câu nói gần đây nhất của ông: “Vẽ dối già ấy mà” bởi cường độ làm việc và cái “khí vận sinh động” trong tranh “lão họa gia” khó “thanh niên” nào theo kịp. Mấy năm ông in mấy cuốn sách dầy giới thiệu các đợt đi vẽ, các chủ đề mà ông theo đuổi: Sapa, phong cảnh, khỏa thân, chân dung, phố Hà Nội, cây Hà Nội... “Mình làm triển lãm bằng sách” và hài hước chú thêm “Như tờ rơi ấy mà! Sách thì có nhiều người xem hơn triển lãm”. Dù có thể thấy vang vọng của tranh dân gian sặc sỡ và nghệ thuật Trang trí lộng lẫy cổ truyền trong Hội họa của ông ta vẫn thấy cảm hứng thẩm mỹ chủ đạo của họa sĩ là modernism - chủ nghĩa hiện đại với các nguyên lý của Biểu hiện, Dã thú và Trừu tượng nửa đầu thế kỷ 20. Họa sĩ dường như không màng gì tới cái câu hỏi dân tộc - hiện đại. Bởi một nghệ sĩ sẽ tự nâng mình thành dân tộc nếu có các kiệt tác và không ai thoát khỏi việc phải làm một con người hiện đại của thời mình. Ai đã quen với phố cổ của Bùi Xuân Phái sẽ thấy một Phố Hà Nội khác trong những màu sắc lung linh, những vệt bút cuồng phóng mà vẫn cổ kính. Ai đã quen với phong cảnh trữ tình, êm ái trong sương mờ sẽ thấy một Sapa dạt dào sức vận động và hùng tráng đôi khi.
  4. Ai đã quen với các thiếu nữ Việt Nam thướt tha, hiền dịu, ẻo là sẽ phải chấp nhận, bị thuyết phục bởi sức sống và ham muốn yêu sống chỉ chực bung bứt ra từ da thịt những người đàn bà trong tranh ông. Kể cả ở chân dung là thể loại ông ít chủ tâm nhất cũng thấy trong Hội họa Việt Nam hiếm có một cái nhìn vừa đau xót vừa tự trào, vừa gắng gỏi như thế. Tôi lo cái sự ào ạt, sự cố gắng níu kéo của “buổi chiều” sẽ làm bạc phai dòng nhiệt huyết như khá thường thấy ở các bậc thầy cao niên. Chuyên môn gọi đó là “giai đoạn muộn”, “Phong cách muộn” của một tác giả. Nhưng đôi mắt tôi được tranh ông tiếp đón không phải bởi cái khinh bạc, kẻ cả, “lão làng”, như thông thường khi gặp các “bậc trưởng thượng” mà bằng sự nồng nàn và thách thức bình đẳng, chơi vui và đau đớn rất bản năng. Bản năng hòa quyện trong sự tinh đời và lão luyện. Đó là cái hỗn hợp mà người họa sĩ nào cũng mong vươn tới được. Hội họa của Trần Lưu Hậu càng về sau càng phong phú nhưng ông là họa sĩ có phong cách nhất quán. Nhìn một cái biết ngay. ở tranh của người nào đó có gì gần gũi, tương tự ta cũng “đọc” ra ngay. Sặc sỡ mà tinh tế quá. Thông thường mà sang trọng quá. Mạnh mẽ tùy hứng mà cẩn trọng, điềm đạm. Luôn cũ và luôn mới, hay chẳng màng tới sự cũ mới ở đây. Hội họa của ông đúng là của mùa xuân, của 80 xuân còn vương “hoa
  5. đào năm ngoái”! Nguyễn Quân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2