intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG - PHẦN 4. TRANG PHỤC CỦA CÁC CHIẾN BINH

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

178
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những trang phục chiến binh của các thủ lĩnh, quý tộc thời Đông Sơn đã được khảo cổ tìm thấy là những tấm giáp che ngực (hộ tâm phiến) bằng đồng hình chữ nhật hoặc vuông có trang trí vòng xoắn hoặc trang trí kiểu trống đồng, ở 4 góc có 4 lỗ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG - PHẦN 4. TRANG PHỤC CỦA CÁC CHIẾN BINH

  1. TRANG PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG PHẦN 4. TRANG PHỤC CỦA CÁC CHIẾN BINH QUA CÁC DI VẬT TÌM ĐƯỢC VÀ QUA HÌNH ẢNH TRÊN CÁC TRỐNG ĐỒNG Những trang phục chiến binh của các thủ lĩnh, quý tộc thời Đông Sơn đã được khảo cổ tìm thấy là những tấm giáp che ngực (hộ tâm phiến) bằng đồng hình chữ nhật hoặc vuông có trang trí vòng xoắn hoặc trang trí kiểu trống đồng, ở 4 góc có 4 lỗ. Những bao tay bằng đồng để bảo vệ phần cổ tay. Bao tay có trang trí và đính theo những lục lạc nhỏ (những di vật này tìm được ở nhiều địa danh như Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, ngoài ra còn tìm được cả đai lưng, có khóa đồng to bản được trang trí tỉ mỉ,
  2. đồng thời đính kèm theo những lục lạc nhỏ như ở bao tay). Giáp bao tay có tác dụng che chắn, bảo vệ, chém, gạt… Theo tài liệu khảo cổ tìm được ở Thiệu Dương , Đông Sơn (Thanh Hóa) cho biết: khi khai quật ở Thiệu Dương (1960 – 1961), tấm giáo đồng (tấm hộ tâm phiến) được đặt kín trên phần ngực của bộ xương. Giữa giáp đồng và bộ xương còn dấu vết của vải cho thấy rõ đây là mảnh giáp che ngực trong bộ võ phục, chứng tỏ người chết chôn theo tấm giáp là một thủ lĩnh, một võ tướng hoặc tầng lớp quý tộc. Nội dung ẩn:
  3. Hộ tâm phiến hình vuông có bốn núm để buộc dây đai vững chắc. Thời Hùng vương có các quan võ là Lạc tướng, quan văn là Lạc hầu, phụ đạo là Bồ
  4. Chính, quan Lang. Chúng ta có thể xem trang phục chiến binh trên các trống đồng. a. Ở lớp thứ nhất có hình thuyền trưởng cầm trống đứng bên hai võ sĩ phía đầu thuyền, một người khác bắn cung và một cảnh “đâm người”. b. Lớp thứ hai một sỗ võ sĩ cầm giáo hoặc rìu chiến trong tay có mộc. c. Lớp thứ ba có những người cầm lái: 4 người đứng, 2 người ngồi, người lái có trang sức lông chim. d. Lớp thứ tư trên sàn bắn cung: 2 người cầm cung quay về phía mũi thuyền, 4 người cầm cung hướng về bánh lái. Đặc biệt người cầm cung lớn có mũi tên dài tỳ lên trong tư thế bắn. Riêng một sàn có 2 người không cầm cung dựa vào cột sàn, tóc bỏ xõa sau lưng. e. Lớp thứ năm, cảnh “hành hình” thấy rõ trên 4 thuyền chi tiết thay đổi: + Tù binh bị giáo đâm vào đầu, người cầm trống giữ
  5. đầu tù binh. + Tù binh bị trói tay vào cột thuyền bên có võ sĩ cầm giáo. + Tù binh ôm lấy cột sàn bắn cung và bị người cầm trống nắm lấy đầu. + Cảnh tù binh duỗi tay về phía trước, đầu bị người cầm giáo nắm giữ. Khiên và mộc[1] ở trống đồng Ngọc Lũ có một mộc hoặc thuẫn hình dài và thẳng. Mộc ở trống Hoàng Hạ thường có hình cong, ngắn, có dáng dấp hình đầu chim. -------------------- [1] Khiên, mộc, thuẫn: là một tấm lá chắn có tay cầm của các chiến binh dùng để che chắn trong chiến đấu. Ngày nay các cảnh sát dã chiến vẫn còn sử dụng, được làm bằng chất dẻo trong đặc biệt, có nhiều hình tròn, vuông chữ nhật, bầu dục khác nhau.
  6. __________________
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2