YOMEDIA
ADSENSE
Trang phục Việt Nam từ 1945 đến 1975
358
lượt xem 12
download
lượt xem 12
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Cùng tham khảo tài liệu về Trang phục Việt Nam từ 1945 đến 1975 để nhìn thấy sự thay đổi của mỗi vùng miền ở nước Việt Nam. Do ảnh hưởng của chế độ chính trị mà trang phục nam nữ ở thời kỳ này có sự khác nhau.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trang phục Việt Nam từ 1945 đến 1975
- Trang phục Việt Nam từ 1945 đến 1975 Lời dẫn :Lịch sử đất nước có những thay đổi lớn lao: Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công rồi sau đó là cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Vào thời kì này con người cũng như trẻ ra nhờ vào sự thay đổi trong trang phục . Trang phục ngày càng được cải tiến để phù hợp với thời thuộc và công việc của mỗi người cũng như các tầng lớp khác nhau trong xã hội. l. Trang phục đàn ông Đặc điểm: Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trang phục đàn ông không chỉ ở thành thị mà cả nông thôn được Âu hóa khá nhanh. Tuy vậy thì trang phục vẫn mang đâu đó nét truyền thống cũng như được Việt hoá. + Ở nông thôn: Còn phải trải qua một quá trình lâu hơn mới có sự thay đổi căn bản. Thông qua cuộc kháng chiến chống Pháp, mối quan hệ thành thị, nông thôn được chan hòa đã thúc đẩy tích cực sự biến chuyển ấy. Nhiều thanh niên nông thôn bắt đầu mặc áo sơ mi, quần Âu. nét Âu hóa trong trang phục .
- + Ở thành thị: Nhiều cán bộ xuất thân ở thành thị cũ đã thường xuyên mặc quần áo nâu để dễ thâm nhập vào quần chúng nông thôn. > vẫn giữ được truyền thống. +Ở miền Bắc: phổ biến nhất là loại áo kaki , đại cán , bốn túi , mặc ngoài (kiểu áo Tôn Trung Sơn Trung Quốc đã được Việt hoá ) thường được mặc bởi các cán bộ, viên chức, trí thức. Nhìn chung quần áo của đàn ông miền Bắc thời này ảnh hưởng nhiều bởi chế độ Nhà nước (bao cấp)
- +ở Miền Trung Những năm 1954 1975 trong vùng tự do, trang phục của những người lao động không có gì thay đổi lắm. Người nhiều tuổi mặc áo dài the, áo sa tanh đen hay màu lam, áo gấm hoa hay chữ thọ v.v.. Trung niên, thanh niên mặc sơ mi, áo vét tông, thắt cà vạt, quần Âu. + Ở miền Nam: Nam giới đã bắt đầu thịnh hành những đôi tông lào, dép quai hậu nhựa dẻo Ngoài áo bà ba, nhiều người bắt đầu mặc áo sơ mi. Riêng tầng lớp trí thức Sài thành ăn mặc hoàn toàn giống phương Tây: đàn ông mặc áo sơ mi kết hợp với vest không tay, quần Âu vải, đi giày Tây da bóng.
- Phong trào hippy: Mốt quần ống loe gắn liền với trào lưu hippy xuất hiện từ cuối thập niên 60 và thịnh hành trong suốt thập niên 70 thế kỷ trước. Đầu tiên là trong giới trẻ Mỹ, sau đó, những chiếc quần ống loe đã vượt khỏi biên giới, trở thành mốt thời trang phổ biến khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. +Ở miền Tây:
- Áo sơmi trắng, quần Âu có dây đeo qua vai và mũ beret là trang phục điển hình của các công tử nhà giàu. (Trang phục Âu hóa – Thời trang Việt dành cho Nam giới sau năm 1945) Trang phục của đàn ông trong cả nước, nhất là ở thành thị, đã được may theo các kiểu trang phục châu Âu, xem ra cũng có phần gọn gàng, thuận tiện. Với những đặc điểm khí hậu, thói quen thẩm mỹ, điều kiện kinh tế... ở từng vùng Việt Nam, các loại trang phục đàn ông cũng đã được cải tiến nhiều cho thích hợp. Điều thấy rõ là qua trang phục đàn ông, người ta không thấy còn sự cách biệt giữa các tầng lớp con người như trong xã hội cũ nữa. II. Trang phục phụ nữ: Do quá trình tranh giành thuộc địa của các nước đế quốc tác động lên đất nước ta nên phong cách thiết kế thời trang thời kì này chịu sự phân chia theo hai miền NamBắc và chế độ thống trị tại vùng đó. + Miền Bắc: Bối cảnh XH: miền Bắc được bảo vệ bởi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Hầu như không có ảnh hưởng từ sự du nhập của văn hóa phương Tây tác động tới phong cách quần áo thời trang nữ bấy giờ. Đặc điểm: Hầu như chưa có nhiều sự thay đổi trong phong cách thời trang. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trang phục có nhiều thay đổi do sự Âu hóa nhanh chóng tại khu vực thành thị, phụ nữ mặc váy hoặc áo dài cách tân. Phụ nữ nông dân miền Bắc, người lớn tuổi vẫn vấn khăn, mặc áo nâu, quần vải đen khi lao động.Trẻ tuổi,mặc áo sơ mi, mặc quần bằng lụa, sa tanh, phíp hoặc ta tăng đen. Các trang phục chủ yếu của phụ nữ miền Bắc thời điểm này là những bộ trang phục áo quần giản dị, trang phục liền thân cổ tàu, áo dài ...
- Hơn hết là vẫn giữ nét kín đáo Các trang phục áo dài cách tân cũng xuất hiện, và được coi như là nét đẹp trong phong cách thời trang phái đẹp miền Bắc lúc bấy giờ.
- (Hình ảnh sinh viên đại học mặc áo dài giai đoạn 19451975) + Miền Nam: Bối cảnh XH: sự du nhập mạnh mẽ của các nền văn hóa phương Tây như Anh, Pháp, Mĩ Bộ mặt thời trang của phái đẹp ở đây thời kỳ này cũng rất đa dạng và nhiều màu sắc. Đặc điểm: Ở nông thôn: Hai trang phục xưa cũ và giản dị nhất là chiếc áo bà ba truyền thống và áo dài triết eo trứ danh. trang phục này thường được người lao động chân tay sử dụng. Phụ nữ lao động mọi lứa tuổi ở nông thôn thường vẫn đội khăn rằn, mặc quần áo bà ba quen thuộc .Áo dài vẫn được sử dụng phổ biến.
- Tại thành thị: Phụ nữ nhiều tuổi mặc áo dài may sát thân, vạt dài quá đầu gối, mặc quần trắng hoặc đen, tóc búi gọn sau gáy hoặc uốn tóc.
- Những chiếc áo dài xuất hiện với những họa tiết gạch bông hay hoa văn được thêu tỉ mỉ. Nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài cho biết: “Áo dài thời đó được cách tân, làm tay bồng, cổ truyền hặc phom áo được cải tiến “âu hoá””.
- Đặc biệt hơn vào thời kì này người phụ nữ còn kết hợp áo dài với các phụ kiện khác như: vòng kiềng, chuỗi hạt, trang sức... để tăng thêm phần quý phái và sang trọng
- Kể từ năm 1954, áo dài được nhiều nữ sinh mặc đến trường. Áo dài thời kì này có tà rộng nhưng ngắn hơn bây giờ, eo rộng hơn, cổ cao có lót cứng, ống tay hẹp. Vài năm sau, bà Trần Lệ Xuân tung ra kiểu áo dài cổ thuyền, ban đầu bị phản đối nhưng sau đó áo dài cổ thuyền lại trở nên thịnh hành và được ưa chuộng đến ngày nay. Dù Sài Gòn ngày ấy có tân thời cách mấy, những người phụ nữ vẫn ưu ái chọn chiếc áo dài mỗi khi xuống phố. Áo dài vẫn là trang phục truyền thống
- của phụ nữ thời bấy giờ. Chính vì lẽ đó, những hình ảnh này cứ in hằn và trở thành biểu tượng đẹp cho đến tận ngày nay. Mốt quần ống loe: Quần Âu ống loe 30cm 40cm xuất hiện với nhiều loại thắt lưng da các màu, to bản. Người ta dùng cả thắt lưng bằng kim khí.Và cho đến những năm về sau này, ống loe đã phát triển lên tới 50cm, 60cm Trên phố: xuất hiện những chiếc váy suông, váy xòe hay bó sát gợi cảm. Phái đẹp biết phối đồ với phụ kiện: kính râm, ví cầm tay, giày dép khá cầu kỳ: giày cao gót.. Các loại áo, váy, đầm ngày trở nên phong phú, đa dạng về kiểu dáng, chất liệu: sơ mi cổ tròn, không cổ, ...tay ngắn, tay dài,...may vải trắng, vải màu,...; váy có váy dài, váy ngắn, váy xòe,...
- Sau năm 1968, chiếc váy mini bắt đầu du nhập vào Việt Nam và được ưa chuộng, váy ngắn trên đầu gối, càng ngắn càng thời trang. (Nhóm nhạc Three Apple biểu diễn tại hộp đêm) Trang phục phụ nữ bao giờ cũng phong phú hơn trang phục đàn ông. Và trang phục của dân tộc Việt trên đất nước ta cho tới hôm nay, giới nữ vẫn là người có công bảo tồn các dạng mẫu áo quần truyền thống và không ngừng phát huy làm cho nó thêm phong phú. Trong từng giai đoạn, có những xu hướng, thị hiếu lệch lạc đáng tiếc, nhưng rồi cái cơ bản vẫn còn là giữ được.
- => CẢ TRANG PHỤC CỦA NAM VÀ NỮ THỜI KÌ NÀY THÌ ĐỀU CÓ SỰ KHÁC NHAU Ở MỖI VÙNG MIỀM, KHU VỰC DO ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ .
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn