YOMEDIA
ADSENSE
TRẠNG THÁI CHÚ Ý TRONG LAO ĐỘNG
375
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Khái niệm: Chú ý là trạng thái tâm lý cá nhân biểu hiện ở sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động,bảo đảm điều kiện thần kinh-tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả. - Đặc điểm của chú ý: + Chú ý không có đối tượng riêng, nó là trạng thái tâm lý đi kèm các hiện tượng tâm lý khác; + Chú ý được coi như cái phông (nền) là điều kiện của hoạt động có ý thức;...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TRẠNG THÁI CHÚ Ý TRONG LAO ĐỘNG
- Nhóm 4 – Đ7QL6 TRẠNG THÁI CHÚ Ý TRONG LAO ĐỘNG 1. Khái niệm chú ý: - Khái niệm: Chú ý là trạng thái tâm lý cá nhân biểu hiện ở sự tập trung của ý thức vào một hay một nhóm sự vật hiện tượng để định hướng hoạt động,bảo đảm điều kiện thần kinh-tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả. - Đặc điểm của chú ý: + Chú ý không có đối tượng riêng, nó là trạng thái tâm lý đi kèm các hiện tượng tâm lý khác; + Chú ý được coi như cái phông (nền) là điều kiện của hoạt động có ý thức; + Chú ý có quan hệ chặt chẽ với ý chí. + Tính phức tạp của công việc càng cao bao nhiêu thì sự tập trung chú ý càng trở nên cần thiết bấy nhiêu. - Ý nghĩa của chú ý: Đảm bảo cho các quá trình nhận thức và toàn bộ hoạt động tâm lý có được hiệu suất cao,kết quả tốt. 2. Các loại chú ý: a. Căn cứ vào tính tích cực của con người trong chú ý, có thể chia chú ý thành 3 loại sau: - Chú ý không chủ định - Chú ý có chủ định - Chú ý sau chủ định Loại Chú ý không chủ định Chú ý có chủ định Chú ý sau chủ chú ý định Tiêu chí Định nghĩa Là loại chú ý không có Là loại chú ý có Là loại chú ý mục đích tự giác,không mục đích định không cần sự nỗ cần sự nỗ lực của bản trước và phải có lực ý chí, là sự thân sự nỗ lực của tập trung ý thức bản thân tới một đối tượng mà đối tượng đó có ý nghĩa nhất
- Nhóm 4 – Đ7QL6 định đối với cá nhân. Nguyên Nảy sinh do ảnh hưởng + Do bản thân xác Nảy sinh từ chú ý nhân của các kích thích bên định mục đích có chủ định ngoài như: hành động nên nhưng không · Độ mới lạ của kích nảy sinh ra chú ý. giống chú ý có thích; + Loại chú ý này chủ định, không · Cường độ của kích được hình thành đồng nhất với thích; trong quá trình học chú ý không chủ · Sự tương phản giữa tập, lao động, định các kích thích; chiến đấu,… · Thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc kích thích. Đặc điểm -Nhẹ nhàng,ít căng -Có tính mục -Không làm con thẳng; đích,tính tổ chức người căng -Kém bền vững khó duy và tính bền vững thẳng,mệt mỏi và trì lâu dài. cao; hoạt động vẫn - Nhiều trường hợp chú -Nếu phải tập đem lại hiệu quả ý không chủ định đóng trung chú ý trong cao; vai trò tích cực trong một thời gian dài -Chú ý này chỉ công tác, sinh hoạt,… sẽ khiến con xuất hiện khi cá Nhờ nó con người có thể người căng nhân có hứng thú phát hiện kịp thời sự thẳng,mệt óc. hoạt động. xuất hiện kịp thời của - Ví dụ: Chú ý - Ví dụ: Một nhân một số sư vật, hiện nghe bài giảng, viên làm việc ở tượng, từ đó nhanh chú ý quan sát một phòng khám chóng quyết định biện đường phố khi lái đa khoa. Ban đầu, pháp hành động cần xe,.. cô phải nỗ lực ý thiết. chí để tập trung Ví dụ: Quay đầu về phía vào công việc. có tiếng động lạ, cứu Nhưng một thời người khi nghe thấy gian sau, do say tiếng kêu cứu,… mê với công việc nên cô đã bị cuốn hút vào công việc và hăng say làm việc.
- Nhóm 4 – Đ7QL6 b. Căn cứ vào đối tượng mà chú ý hướng tới, ta có thể phân chia chú ý thành: - Chú ý bên ngoài: Là loại chú ý hướng vào các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Loại chú ý này đòi hỏi phải sử dụng các giác quan (thị giác, thính giác,..), gồm các kích thích từ bên ngoài thế giới khách quan tác động lên các giác quan của con người. Có thể kể đến một số loại kích thích như kích thích cường độ mạnh, kích thích sự mới lạ hay trật tự sắp xếp, cấu tạo của kích thích. Ví dụ: âm thanh mạnh, mùi khó chịu luôn gây được sự chú ý. - Chú ý bên trong: Là loại chú ý gắn liền với ý thức của cá nhân đối với hành động của mình, đối với thế giới nội tâm và với ý thức bản ngã của cá nhân đó. Chính vì vậy, chú ý bên trong chỉ có ở con người, còn động vật không tồn tại loại chú ý này, do động vật không có ý thức đối với cuộc sống nội tâm của chúng. 3. Các thuộc tính của chú ý: Sức tập trung của chú ý: Là khả năng chú ý đến một phạm vi đối tượng tương đối hẹp,cần thiết cho hoạt động lúc đó. -Số lượng các đối tượng mà chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý; -Khối lượng chú ý được xác định bằng số lượng tối đa các đối tượng mà một người có thể tri giác được trong một đơn vị thời gian; -Sức tập trung chú ý càng cao thì thực hiện hành động càng chính xác. Sự phân phối chú ý: Là khả năng cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tương hoặc nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ định. -Khả năng phân phối chú ý có thể được nâng cao nếu rèn luyện thường xuyên; -Có thể phân phối được sự chú ý nếu trong số các hoạt động cần thiết có ít nhất một động tác quen thuộc, có thể thực hiện dễ dàng và tự động hóa. Tính bền vững của chú ý: Đó là khả năng duy trì sự chú ý lâu dài vào một hay một số đối tượng của hoạt động. -Ngược lại với tính bền vững là sự phân tán chú ý,thể hiện ở sự dao động và giảm sút chú ý,thường xảy ra khi người lao động làm các công việc tẻ nhạt,đơn điệu. Sự di chuyển chú ý: Là khả năng di chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động. Lưu ý: Sự đãng trí có thể xảy ra trong lao động xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau song nguyên nhân cơ bản nhất là: - Thiếu tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao.
- Nhóm 4 – Đ7QL6 - Không có hứng thú làm việc. - Trạng thái mệt mỏi, căng thẳng, đau ốm. => Đãng trí là một thuộc tính tiêu cực của chú ý. Do đó để khắc phục sự đãng trí, cần phân tích kỹ các nguyên nhân gây ra. Nhận xét: Các thuộc tính của chú ý có tính chất quyết định nhiều đến kết quả hoạt động thậm chí nó trở thành chỉ tiêu tâm lý để tuyển chọn người lao động, đặc biệt trong một số dạng hoạt động như điều khiển máy móc, thiết bị, phi công, cảnh sát giao thông, bộ đội phòng không không quân,… 4. Biện pháp để tăng sự tập trung chú ý của người lao động: -Tạo hứng thú, xây dựng bầu không khí lành mạnh cho người lao động. - Kích thích hứng thú, khả năng sáng tạo trong lao động để giảm bớt sự nhàm chám, đơn điệu của công việc. -Tạo không gian và tư thế làm việc thích hợp để tạo sự tập trung chú ý cho người lao động. - Rèn luyện tinh thần nỗ lực ý chí thường xuyên, trong công việc hằng ngày cũng như trong các buổi tập đặc thù (luyện tập trên máy, luyện tập bằng mô hình,..). - Giúp người lao động hiểu rõ được mục đích của sự chú ý. Khi bắt đầu một công việc, cần giúp người lao động hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của công việc, từ đó giúp họ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công việc và tập trung chú ý làm cho hiệu quả lao động được nâng cao. - Quan tâm phát triển chú ý sau chủ định cho người lao động Để phát triển chú ý sau chủ định cần hướng dẫn người lao động nắm vững thao tác khi thực hiện một hoạt động nào đó. -Cần giúp người lao động có tinh thần tự giác cao,có ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm đối với công việc, cố gắng làm đúng nguyên tắc:”Bất kỳ lúc nào và trong bất kỳ công việc gì, khi thực hiện đều phải chú ý”. LIÊN HỆ VỚI CÔNG VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY Chú ý chỉ là một trạng thái tổ chức, định hướng các chức năng tâm thần khác, là thành phần quan trọng nhất trong hoạt động của ý chí. Chính vì lẽ đó chú ý luôn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong đời sống của mọi người, đặc biệt là đối với hoạt động học tập của học sinh, sinh viên. Khi còn là học sinh cấp III, để phấn đấu đỗ Đại học, học sinh phải vận dụng chú ý trong hoạt động của mình. Chú ý đến các bài học, đến lời giảng của thầy cô, chú ý đến tình hình thực tế và mong muốn của mình để chọn nghề,.. Trải qua chú ý có
- Nhóm 4 – Đ7QL6 chủ định, đặt mục tiêu học tập cho mình, để rồi nỗ lực ý chí, tập trung vận dụng chú ý vào bài học và công việc học tập của chính mình, cố gắng hết sức để đạt được mục tiêu. Để rồi, việc học lúc này đã không còn là sự ép buộc, mà trở thành sự say mê, từ đó có thể duy trì chú ý của mình mà không cần nỗ lực chú ý. Hiểu biết về chú ý qua những bài học sẽ giúp sinh viên có thể vận dụng tốt hơn, tập trung hơn vào mục đích của mình, như làm thế nào để gây chú ý, làm thế nào để một bài học có thể gây chú ý cho bản thân, để ghi nhớ bài tốt hơn, chú ý như thế nào để đạt hiệu quả học tập tốt nhất,.. KẾT LUẬN: Rõ ràng chú ý là một hiện tượng tâm lý độc đáo, không phải là một quá trình tâm lý độc lập mà luôn kèm theo các hoạt động. Chính vì thế, chú ý có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi con người. Mỗi bước đi trong cuộc sống, cần bình tĩnh chú ý xung quanh, để nhận ra ý nghĩa của từng bước chân, sau đó dốc toàn bộ sức mạnh ý chí, nghị lực để bước qua.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn