Tránh các biệt ngữ
lượt xem 6
download
Xét ra cũng vì cái tội hoặc chủ quan tưởng ai cũng thông minh như mình, hoặc lười không muốn kiểm chứng nên bệ nguyên xi báo cáo ngành. Chứ chắc là không mấy người ham khoe trình độ kiểu này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tránh các biệt ngữ
- Thủ thuật 1: Tránh các biệt ngữ Xét ra cũng vì cái tội hoặc chủ quan tưởng ai cũng thông minh như mình, hoặc lười không muốn kiểm chứng nên bệ nguyên xi báo cáo ngành. Chứ chắc là không mấy người ham khoe trình độ kiểu này. Hãy đọc đoạn sau đây trích từ một tin trên đài phát thanh: Bộ trưởng kinh tế đã kêu gọi các nhà sản xuất bản địa chuyển sản xuất các hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng và các sản phẩm khác hay tham gia tìm nguồn nguyên liệu tại địa phương.
- Ý tác giả muốn nói lên điều gì? Nói một cách đơn giản là vị bộ trưởng khuyến khích các nhà sản xuất trong nước dùng nguyên liệu trong nước. Vậy tại sao phóng viên nọ không nói một cách đơn giản như thế?! Có một thực tế đáng tiếc là nhiều phóng viên thường hay sử dụng những biệt ngữ rối rắm của các nhà kinh tế, các nhân viên ngân hàng và quan chức chính quyền, thay cho ngôn ngữ đơn giản bình thường mà mọi người dùng trong giao tiếp hàng ngày. Các nhà kinh tế sử dụng biệt ngữ thì không sao bởi họ hiểu ý nhau – hoặc ít ra là vờ như vậy. Nhưng đối với một độc giả bình thường, biệt ngữ vừa khó hiểu lại vừa nhàm chán. Những ngôn ngữ như vậy rất hay xuất hiện trên báo in vì nhắc lại lời của các quan chức chính quyền, các nhà kinh tế hoặc thông cáo báo chí thì dễ hơn là dịch sang ngôn ngữ thông thường. Một
- lý do khác là đôi khi các phóng viên thích khoe mẽ với độc giả, và cứ nghĩ rằng biệt ngữ là một dấu hiệu chứng tỏ họ học rộng, biết nhiều và thông minh. Song nhiều khi bản thân các nhà báo cũng chẳng hiểu rõ những biệt ngữ đó và thấy ràng cách an toàn nhất là cứ “bệ” nguyên xi chứ không nên có bất kỳ thay đổi nào. Mặc dù rất khó dịch biệt ngữ kinh tế sang ngôn ngữ thông thường nhưng các phóng viên nên cố gắng tối đa để làm điều đó. Mục tiêu là dùng ngôn ngữ đơn giản cho tài liệu phức tạp. Lý tưởng nhất là sử dụng những từ bình thường thay cho những từ “đao to búa lớn”, ít chữ bao giờ cũng hay hơn nhiều lời. Đơn giản hóa quá mức và bóp méo là điều hết sức nguy hiểm khi dịch biệt ngữ kinh tế sang ngôn ngữ thông thường. Nhưng nói chung vẫn có thể làm được bằng cách dừng lại và suy nghĩ một chút xem biệt ngữ đó thực sự mang nghĩa gì. Nếu có thể, hay đề
- nghị diễn giả tóm tắt những điều họ vừa nói bằng ngôn ngữ thông dụng hàng ngày, tức là buộc chính diễn giả dịch thay mình. Giới quan chức chính quyền hay sử dụng biệt ngữ vì nói điều gì đó một cách đơn giản thì bị coi là quá thẳng, không ý tứ. Hãy đọc đoạn tin sau đây: Phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô hồi tuần trước, một chuyên gia kinh tế nói đất nước phải nỗ lực không mệt mỏi để thích nghi với cơ cấu công nghiệp nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên kinh tế. Ông này tuyên bố với các đại biểu dự một hội nghị quốc tế rằng những mâu thuẫn về cơ cấu vẫn tồn tại trong ngành công nghiệp của đất nước.
- Đoạn văn trên đầy những uyển ngữ. Khi các nhà kinh tế nói về “sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên kinh tế” thì thực ra là họ nói đến việc giảm quy mô lực lượng lao động – hay nói thẳng ra là sa thải bớt nhân công. Nếu đó là những điều mà diễn giả muốn ám chỉ thì cứ nói như vậy. Và diễn giả muốn ám chỉ gì khi nói “những mâu thuẫn về cơ cấu” vẫn tồn tại trong ngành công nghiệp của đất nước? Nếu có thể thì hãy hỏi để biết rõ hơn. Ngoài ra, nên tránh nấu món “súp chữ cái lổn nhổn” với những chữ viết tắt khó hiểu khi đề cập đến các tổ chức hay các chương trình. Ngay cả những lần đề cập sau, tốt nhất là viết đầy đủ hoặc một phần tên của tổ chức đó – chẳng hạn nói “quỹ này” khi lần thứ hai nhắc đến Quỹ Tiền tệ Quốc tế – chứ đứng bắt độc giả quay lại và tìm ra xem chữ “IMF” là viết tắt của cái gì.
- (Ý kiến của người biên tập sách: Riêng đoạn trên thì có khi phải xem lại một chút. Những ý kiến của ông này cũng không hoàn toàn phù hợp vào thời điểm hiện tại – sách viết từ những năm 1990 nên những quỹ như IMF còn ít được nhắc tới chứ nay dân tình khá quen thuộc với các tên tổ chức viết tắt. Bây giờ gọi quách IMF hay NATO thì đơn giản hơn, chứ cứ quỹ này với tổ chức này thì trong những bài như chống dịch SARS hay cúm gia cầm đề cập rất nhiều tổ chức tham gia, độc giả sẽ “loạn cào cào” ngay). Các phóng viên thường bao biện cho việc họ dùng biệt ngữ với lập luận rằng một cụm từ nào đó đã trở nên thông dụng ở một đất nước mà “ai cũng biết nó mang ý nghĩa gì.” Nhưng khi một phóng viên được yêu cầu giải thích rõ cụm từ đó thì dường như ai cũng biết nó mang ý nghĩa gì – trừ chính phóng viên.
- Điều này cho thấy phóng viên nọ đã trở thành nạn nhân của mối nguy hiểm về biệt ngữ kinh tế, nghe thấy nó thường xuyên nên cảm thấy quá đỗi bình thường! Một phóng viên phải có thói quen luôn tự hỏi: Liệu có thể nói một cách đơn giản hơn và dễ dàng hơn?
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các đặc điểm của đầu đề tác phẩm báo chí thể thao (Quan khảo sát báo Thể thao hàng ngày, Bóng đá, Thể thao và Văn hóa)
8 p | 97 | 10
-
CÁC VUA NHÀ LÝ - 2
5 p | 124 | 7
-
Tăng cường tính tích cực của sinh viên khi giảng môn Logic học
8 p | 82 | 6
-
Thực trạng trường chuyên biệt dành cho người khuyết tật và Trung tâm Hỗ trợ Phát triển giáo dục hòa nhập
6 p | 28 | 5
-
Đạo văn xảy ra như thế nào
12 p | 82 | 4
-
Tây Sơn phò Lê diệt Trịnh 1
6 p | 78 | 4
-
Quan hệ liên nhân chi phối các yếu tố lựa chọn từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Nhật
7 p | 51 | 4
-
Vài điểm bất cập trong bài “từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội” (sách giáo khoa Ngữ văn 8 hiện hành)
8 p | 44 | 3
-
Đọc “Góc sân và khoảng trời” của Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn phê bình sinh thái
10 p | 16 | 2
-
Đề tài lịch sử trong tranh hoạ sĩ V.I. Surikov
7 p | 29 | 2
-
Tộc danh sử dụng trong đời sống ngôn ngữ ở Việt Nam
8 p | 9 | 2
-
Thiết kế và ứng dụng tổ chức trò chơi ngôn ngữ trong giảng dạy tiếng Pháp cho các lớp không chuyên tại khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên
6 p | 58 | 2
-
Ảnh hưởng của tiếng Việt và tiếng Anh lên quá trình học tiếng Pháp như là ngoại ngữ thứ hai của sinh viên Việt Nam ngành tiếng Anh
11 p | 193 | 2
-
Một số lỗi trong sử dụng thì quá khứ hoàn thành động từ tiếng Pháp của sinh viên ngành tiếng Anh
4 p | 41 | 2
-
Đơn giản hóa việc định nghĩa thuật ngữ
4 p | 73 | 2
-
Để tránh lặp lại từ ngữ trong viết bài luận tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp
6 p | 58 | 1
-
Bước đầu so sánh âm tiết trong tiếng Việt và tiếng Anh
9 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn