intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tranh cãi quanh statement của Lã Huy

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

49
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triển lãm Đọng - ảnh Himiko Café STATEMENT CỦA LÃ HUY CHO TRIỂN LÃM “ĐỌNG” “Câu chuyện bắt đầu từ cái đôn hình con voi gốm Cây Mai bị vỡ và bỏ bên đường. Con voi này đã gắn bó hơn 5 đời người của dòng họ Lê ở Sài Gòn Gia Định xưa. Đôn con voi là vật dùng để trang trí trong những ngôi nhà xưa ở Sài Gòn. Người chủ nhà nói, ‘Lúc nhỏ tôi thường cưỡi lên lưng voi chơi,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tranh cãi quanh statement của Lã Huy

  1. Tranh cãi quanh statement của Lã Huy Triển lãm Đọng - ảnh Himiko Café STATEMENT CỦA LÃ HUY CHO TRIỂN LÃM “ĐỌNG” “Câu chuyện bắt đầu từ cái đôn hình con voi gốm Cây Mai bị vỡ và bỏ bên đường. Con voi này đã gắn bó hơn 5 đời người của dòng họ Lê ở Sài Gòn Gia Định xưa. Đôn con voi là vật dùng để trang trí trong những ngôi nhà xưa ở Sài Gòn. Người chủ nhà nói, ‘Lúc nhỏ tôi thường cưỡi lên lưng voi chơi,
  2. nay tôi đã ngoài 60 rồi. Từ khi bán căn nhà cổ dời đến đây, không gian sống chật hẹp quá, những thứ như thế này không còn chỗ để trong nhà, hầu hết đều vỡ và thất lạc.’ Câu chuyện con voi gọi cho tôi cảm giác mất mát tiếc nuối những đồ vật lúc nhỏ tôi gắn bó với chúng. Tôi đem con voi về đổ sáp và đóng khung, gìn giữ một kỷ vật vô giá nhầm phần nào hàn gắn lại những mất mát trong tôi. Những sản phẩm văn hóa bình dân Nam Bộ đang mai một dần, những đồ vật thủ công đang bị thay thế bằng những sản phẩm công nghiệp hàng loạt. Những ngôi nhà cổ đang được thay thế bằng những tòa nhà cao ốc hiện đại. Văn hóa thực dụng đang dần thay thế văn hóa bản địa đang mất dần chính nó. Những thế hệ sau này không được thừa hưởng những kỷ vật mà qua đó, tụi nhỏ biết được ông bà mình đã sống và sinh hoạt ra sao…”
  3. Đổ sáp tượng con voi của Lã Huy - ảnh: Himiko Café Ý KIẾN CỦA PHẠM HUY THÔNG Lần triển lãm trước của bạn Lã Huy tớ không được xem tận mắt, nhưng thấy rất thích những đồ vật mà bạn làm bằng sáp. Các nghệ sĩ thường chọn những chất liệu vĩnh cửu để làm tác phẩm, nhưng Lã Huy chọn sáp, một thứ không bền, dễ chảy, để không trong phòng vẫn có thể biến dạng theo thời gian. Sự bất cần của tác giả làm tớ thấy ấn tượng, dù rằng Lã Huy không phải là người đầu tiên ở Việt Nam chọn chất liệu sáp làm điêu khắc. (Bạn Phạm Thái Bình ở Hà Nội đã nghịch sáp từ lâu rồi). Sự mỏng manh, phù du nhưng tinh tế của chất liệu mang lại cảm nhận riêng, và tự thân nó đã có thông điệp. Tuy nhiên hôm nay, đọc phần giải trình của tác giả, tớ thấy thất vọng quá, hy vọng ý nghĩa riêng của từng tác phẩm không chỉ dừng lại ở đó. Nếu bạn Lã Huy chỉ vì muốn lưu giữ quá khứ mà đem vật phẩm về để đổ sáp thì tớ thấy mâu thuẫn quá. Dùng một chất liệu phù du như sáp để lưu giữ những vật phẩm đã vỡ thật không logic chút nào. Lã Huy ơi, ở Hà Nội, bạn Vương Văn Thạo ở Hà Nội đã đổ composit các căn nhà cổ, các cột điện, các góc phố từ lâu rồi. Các căn nhà cổ ngập trong khối composit vàng, lung linh như hổ phách. Đẹp gấp 10 lần cái quyển sách đổ nến của Lã Huy. Tác phẩm của bạn Thạo đã triển lãm trong ngoài nước, được bảo tàng Singapore sưu tập. Không thể nói Lã Huy không biết được. Vậy nếu Lã Huy không cho bà con một giải thích
  4. nào khác hơn ý nghĩa tác phẩm của bạn Thạo thì mời Lã Huy dẹp triển lãm đi nhé. Dự án nhà cổ đổ sáp của Vương Văn Thạo - Ảnh: trang Ashui NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG LAN TRẢ LỜI PHẠM HUY THÔNG Dù statement không hay, statement bịa ra cho có, hoặc statement phi logic thì cũng không là lý do để Lã Huy phải hủy triển lãm đâu Phạm Huy Thông à. Ngay cả Vương Văn Thạo đổ composite các căn nhà cổ hay cầu cổ thì cũng giống Christo và Jeanne Claude bọc vải các kiến trúc; nhưng khi đó có ai bảo Thạo ơi, cách anh nói về việc làm của mình không hay bằng ông bà Christo đâu, anh phải dừng việc đổ composite của anh đi
  5. thôi. Không ai nói thế hết vì chẳng ai lại đi bảo một họa sĩ “vì anh nói không hay nên anh đừng có vẽ hay nặn tượng” cả. Christo và Jeanne Claude bọc nhà Quốc hội bằng vải Với mình thì họa sĩ là một nghề đáng khâm phục nhất. Nhà văn thì xin lỗi, ngày nay ai cũng có thể viết được tuy hay dở khác nhau, nhạc sĩ thì cũng thế, chỉ có họa sĩ thì mình thấy đúng là trời cho riêng một nhóm người khả năng ấy (mà xem tranh cổ điển mình càng thấy rõ điều này). Cho nên các bạn đừng có lấy khả năng viết, khả năng nói ra mà dập vùi khả năng vẽ của nhau. Thân mến. * HIMIKO TRẢ LỜI PHẠM HUY THÔNG
  6. Trước giờ, tôi không tham gia vào bất cứ câu chuyện nào trên Soi, vì cảm thấy ái ngại chuyện tranh cãi và đưa ra những lý luận, luận cứ quá xa xỉ với kẻ dốt lý luận như tôi. Bởi đơn giản, tôi làm nghệ thuật theo tình cảm, rất xa lạ với những dẫn chứng mỹ học. Mà các bạn biết rồi đấy, kẻ đã theo tình cảm, thì tốt nhất đừng tham gia vào những cuộc tranh luận. Vì thế nào cũng sẽ trôi vào sự phiến diện, hay mù quáng. Nhưng hôm nay, tôi thực sự cảm thấy buồn cười vì ý kiến của họa sĩ Thông. Tôi không có khả năng ngôn ngữ để diển giải dễ hiểu rành mạch, nên tạm thời tôi gạch đầu dòng những suy nghĩ của mình. - Đừng dựa vào statement để suy ra câu chuyện của tác phẩm. - Nghe có vẻ là vô lý, nhưng tôi chưa hề trao đổi sâu với tác giả về chuyện tại sao lại làm thế này và tại sao làm thế kia. Tôi chỉ cảm nhận qua tác phẩm, qua cách tác giả nâng niu yêu quý từng mảnh vỡ đó, rằng, biết đâu, đối với tác giả, sự mong manh, dễ tan chảy và không bền vững là chất liệu hợp lí để nói về sự mất dần đi, tan biến đi của những đồ vật có giá trị hoài niệm trong ký ức? Bạn có biết gốm Cây Mai là gì không? Sao bạn có thể gom lại chuyện đổ poly mấy cái nhà và mấy cây cột (mà poly có mùi rất hăng nồng và độc hại) với chuyện đổ sáp những mảnh vỡ (sáp có mùi thơm dịu dàng và gần gũi, không nguy hiểm)? Dù cảm nhận của tôi có thể khác với tác giả, thì, chẳng lẽ, bạn không hiểu một điều đương nhiên là, mỗi một người điều có một kỷ niệm riêng của họ, ký ức tuổi thơ riêng của họ, và, đôi khi, cái mà họ muốn lưu giữ lại, cách họ kể câu chuyện riêng của họ theo cách nào
  7. là quyền của họ. Cứ hoàn toàn khác với bạn thì bạn bảo là vớ vẩn và phi logic? Đổ sáp tượng Phật gốm Lái Thiêu của Lã Huy - Ảnh: Himiko Café - Tôi cũng là một người trong nghề, nhưng tôi chẳng biết bạn Vương Văn Thạo là ai, và chưa hề biết gì đến chuyện bảo tàng nào đã sưu tập tác phẩm của bạn ấy (cũng tương tự thế với khá nhiều nghệ sĩ khác). Một đặc thù khá rõ của dân nghệ sĩ miền Nam tụi tui là ít khi để tâm đến chuyện làm nghệ thuật ở những nơi khác. Tôi dám cá là bạn hỏi 10 người trong lứa nghệ sĩ gần tôi (trước và sau tôi vài năm) thì có đến 7,5 người rưỡi không biết anh Thạo là ai. Và, khi không biết đến người khác, dù người đó có nổi tiếng đến đâu đi nữa, thì có là chuyện không thể không chấp nhận không hở bạn? - Và cho dù là bạn có lý do để bạn suy luận như vậy đi nữa, thì cái cách nói “Vậy nếu Lã Huy không cho bà con một giải thích nào khác hơn ý nghĩa tác phẩm của bạn Thạo thì mời Lã Huy dẹp triển lãm đi nhé” của
  8. bạn rất ư là trịch thượng. Tôi nghĩ, Lã Huy không nhất thiết phải giải thích cho một người tỏ ra mình là chiếu trên như bạn. Bạn là ai vậy? Nghe giống như là một ông quan chức xét duyệt nào đó? Lẽ ra, một người làm nghệ thuật chân chính và có khả năng viết lách như bạn, thì phải cẩn trọng phát ngôn hơn nữa chứ? Chuyện logic trong nghệ thuật của bạn nghe rất giáo điều, rất đáng ghét, cũng như, cách trịch thượng mà bạn nói với Lã Huy như trong nhận xét này. * PHẠM HUY THÔNG TRẢ LỜI HIMIKO Hôm trước gõ comment trả lời bạn Lan rồi, nhưng chưa thấy lên, có thể vì wifi bên chỗ tớ hơi trục trặc: Giờ xin gõ lại, có chút chỉnh sửa. Bạn Lan và bạn Himiko ơi. Thật lòng mà nói, tớ thấy tác phẩm của Lã Huy có cái hay, và những tác phẩm như tờ báo, bát phở bằng nến có đặc điểm riêng không giống ai. Tớ ủng hộ Lã Huy ở góc độ này.
  9. Mì (Thơ in cắt ra đổ sáp) Việc tớ phản đối Lã Huy chỉ duy nhất ở cái Statement, vì nó làm giảm giá trị công việc của bạn ấy, thậm chí, nó chuyển hướng tác phẩm đi một chiều khác kém gợi cảm hơn rất nhiều. Họa sĩ là người tạo ra tác phẩm, đương nhiên phải là người hiểu tác phẩm nhất. Tuy không cần cái một dẻo kẹo như tớ hay cái đầu đầy logic như anh Như Huy, nhưng cũng phải đủ khả năng để giới thiệu về tác phẩm sao cho đúng, cho nổi bật những cái hay, cái lạ của tác phẩm. Nghe Himiko nói về tác phẩm của Lã Huy, tớ còn thấy hay và đúng hơn chính tác giả nói. Vâng, họa sĩ khi làm việc thì chân thành với chính mình. Tuy nhiên xong việc rồi thì cũng nên nhìn ngó chung quanh một chút. Nghệ sĩ tuy không thể hiểu biết như nhà phê bình. Nhưng cụp tai không thèm biết những người khác đã làm gì thì đôi khi chỉ đem lại thiệt thòi cho chính bản thân mà thôi. Nhân nói về chuyện bạn Vương Thạo. Tớ xin giãi bày một chuyện khác hơn. Mong Lan, Himiko và các bạn khác cùng nghe: Ông chú tớ mắng tớ: “Thông, họa sĩ với nhau thì phải ủng hộ, bảo vệ nhau. Sao mày cứ lên Soi bới người này, móc người nọ?” Quan điểm của tớ khác. Các cụ nói “Tốt khoe ra, xấu xa đậy lại”. Khi tớ đi xa, gặp gỡ bạn bè quốc tế, tớ luôn dành những lời giới thiệu tốt đẹp nhất về nghệ thuật Việt Nam và các nghệ sĩ được nói tới (trừ cái đám chép tranh người chết). Thậm chí tớ tìm những lời khen cho những góc độ đẹp của các tác giả mà tớ phê bình trong nước. Đó là cái “Tốt khoe ra”.
  10. Nhưng với những forum trong nước như Soi (mà google translate còn lâu mới dịch được) thì tớ đề cập các vấn đề theo một thái độ khác. Có thể từ ngữ tớ dùng nhiều lúc hơi xấc xược hoặc chua chát (cho tớ xin lỗi), nhưng có trời biết đất biết, tớ viết vì những lợi ích chung nhất của cộng đồng nghệ thuật. Các họa sĩ cứ cãi nhau trên Soi đi, cứ giận nhau đi, nhưng cuối cùng chúng ta sẽ đi đến được nền nghệ thuật lành mạnh hơn. Nghệ sĩ sẽ dạn dày hơn, trang bị cho mình nhiều vũ khí để “chiến đấu” hơn. Cái kiểu cả nhà vỗ tay khen nhau của thập kỷ trước sẽ chẳng đi đến đâu cả. Rốt cuộc, những cái tát vào mặt nhau trên trang Soi cũng chỉ là chuyện trong nhà “chỉnh” nhau thôi. Người ngoài họ ít biết. (Có mỗi chị Nora Taylor đọc được tiếng Việt, nhưng mà chị ấy thì biết rõ chuyện bếp núc nhà ta rồi, chẳng ai giấu được, ha ha). Vậy tớ nhắc tới bạn Vương Thạo trong comment trước cũng là để chuẩn bị cho Lã Huy một quan điểm, sau này nếu Lã Huy có bày tác phẩm ở Singapore thì cũng nên biết trước để khi bị vặn thì đỡ giật mình. Nhà cổ đổ composite của Vương Văn Thạo
  11. Túm lại, comment trước đây của tớ trước đây là phản đối phần Lã Huy nói về tác phẩm của mình chứ không phản đối toàn bộ công việc (rất thú vị) của bạn ấy. Tớ không phải là dân chiếu trên, mà thực ra là chiếu dưới (vì kém tuổi “bạn” Huy, “bạn” Thạo, “bạn” Bình..) Nhưng khi tranh luận, chúng ta bình đẳng đúng không? Cái câu kết tớ nói Lã Huy dẹp triển lãm là trong câu điều kiện “… nếu Lã Huy không làm gì khác hơn Vương Thạo”. Ý câu này là mong Lã Huy quan tâm hơn đến mặt mạnh trong chất liệu và tác phẩm của mình. Tuy nhiên nếu câu đó làm mọi người bực tức thì tớ thành thật xin lỗi. Tái Bút: Tớ mà vào Sài Gòn, sẽ đến quán của Himiko chơi, lúc đó đừng có đuổi tớ nhé. Tội nghiệp tớ . * HIMIKO TRẢ LỜI (TIẾP) PHẠM HUY THÔNG Tôi không nói về chuyện khen chê, đó là lẽ thường. Nếu bạn chê tác phẩm Lã Huy, tôi sẽ im lặng mà cũng chẳng dám nói rằng chưa xem trực tiếp mà chê gì. Statement, với tôi (và một số nghệ sĩ miền Nam bạn bè tôi), nó vốn chỉ là một lời nói vu vơ (chẳng thế mà kỳ Festival nghệ sĩ trẻ năm 2007 ở Yết Kiêu, các bác ở Bộ bắt toàn bộ tác gả gỡ hết statement xuống hết sao), kiểu như bắt gió vờn mây, và, dù sao, nó cũng là cảm xúc của tác giả (nhiều lúc cũng bâng quơ lắm).
  12. Statement này là chưa thực sự hay lắm nhưng tôi nghĩ, đó là cảm xúc chân thực của tác giả, vì câu chuyện xin cái đôn con voi bị vứt bên đường anh kể nghe từ khi mới vừa có nó. Tôi chẳng thấy nó có gì bất cập với tác phẩm của họa sĩ cả. Nhưng chuyện bạn vội vã đọc, chưa kịp chờ xem tác phẩm thế nào, đã vội vã đòi tác giả giải thích và nói bằng giọng rất khó chấp nhận, đến độ, tôi là kẻ chưa bao giờ lên tiếng vì bất cứ điều gì ở đây, phải ngồi gõ ngay phản hồi lúc 3h sáng, khi chưa kịp post hình khai mạc triển lãm lên. Đổ sáp tiểu tượng (gốm Cây Mai), Lã Huy - Ảnh: Himiko Café “Nếu bạn Lã Huy chỉ vì muốn lưu giữ quá khứ mà đem vật phẩm về để đổ sáp thì tớ thấy mâu thuẫn quá. Dùng một chất liệu phù du như sáp để lưu giữ những vật phẩm đã vỡ thật không logic chút nào.” Logic ở đây của bạn là gì khi so sánh hai chất liệu trái ngược? Bạn thừa biết, poly là chất có thể phá hủy những chất liệu yếu hơn nó không?
  13. Nếu tôi cứ ngồi phân tích sâu vào từng điểm từng điểm để thấy người phi logic ở đây là bạn thì mất nhiều thời gian quá (mà tôi vẫn nghĩ, chuyện cảm nhận tác phẩm là của riêng mỗi người, không có ai nói ai nghe được). Chỉ, giá mà, bạn kiên nhẫn đợi thêm một chút, để xem hình tác phẩm chẳng hạn, rồi nói cũng chưa muộn (bạn là friend trên FB của tôi mà). Chuyện không biết ai làm gì ở đâu, với tụi tôi, không phải là chuyện cụp tai không thèm nghe, không thèm thấy, mà bởi, thông tin dành cho Mỹ Thuật không phải là nhiều. Là bởi, tụi tôi còn loay hoay với những nỗ lực tự thân trong chuyện làm nghệ thuật và cuộc sống đời thường. Nói thật là, hầu hết lứa nghệ sĩ từ vài năm sau tôi trở về trước, rất ít người thạo internet (có lẽ là nơi có nhiều thông tin nghệ thuật nhất), trực internet như tôi có lẽ là đếm trên đầu ngón tay ấy (mà tôi còn chẳng biết thì nói gì Lã Huy. Nhưng mà tôi chẳng xấu hổ về chuyện này lắm đâu, vì tôi nghĩ, tôi biết ai, là tùy vào duyên, chứ chẳng thể nào tối ngày cứ chăm bẵm vào việc tìm kiếm xem ai làm gì ở đâu).
  14. Đổ sáp gốm Cây Mai, tác phẩm của Lã Huy - Ảnh: Himiko Café Vậy nên, nếu bạn nhắc đến bạn Thạo gì ấy, nếu chỉ dưới dạng so sánh đề cập thì tôi chả dám nói gì đâu. Đằng này, bạn còn khẳng định cứ như đúng rồi, rằng “Không thể nói Lã Huy không biết được” (vì tôi không biết được nên tôi nghĩ Lã Huy cũng thế đấy). Cho nên, nếu bạn nói ra suy nghĩ một cách nhã nhặn hơn như comment sau này, thì có lẽ, tôi chẳng mở miệng gì đâu (vì tôi rất ngại tranh cãi mà lại). P/S : Himiko là quán cafe, không có chuyện đuổi khách đâu bạn (trừ khi cãi nhau to tiếng hay quậy quọ). Nếu có duyên gặp bạn ở đấy, thì tôi sẽ tiếp bạn một cách lịch sự và khách sáo (thực ra, tôi không thích mấy người nói giọng trịch thượng (tôi vẫn giữ nguyên cảm giác này), nên không có chuyện tiếp chuyện thân mật được đâu). Nhưng trong năm nay thôi, năm sau thì tôi không chắc Himiko sẽ còn. * PHẠM HUY THÔNG Ok. Vậy tớ sẽ sắp xếp vào Sài Gòn trong năm nay để còn đến thưởng thức cà phê ở quán Himiko. Himiko cũng yên tâm, con người tớ ở ngoài không trịch thượng đâu. Cái này mọi người đều biết. Hẹn sớm gặp lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2