intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tranh vẽ về lịch sử Việt Nam (Bộ mỏng): Tập 40 - Đoạn kết thời Lê Sơ - Trần Bạch Đằng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những nội dung được truyền tải trong tập 40 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh "Đoạn kết thời Lê Sơ" là nhà Lê khởi đầu trong sử sách với chiến tích lẫy lừng: quét sạch quân xâm lược nhà Minh ra khỏi đất nước, giành lại độc lập chủ quyền cho Đại Việt. Sử sách cũng không tiếc lời ca ngợi những thành tựu của nhà Lê từ việc xây dựng đất nước: định khoa cử, hoàn thiện việc bộ máy triều chính,.. đến việc giữ nước: đối ngoại với nhà Minh nơi phương bắc, Chiêm Thành ở phương nam. Khởi đầu oanh liệt là thế, vậy mà chẳng thể tránh được suy vong.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tranh vẽ về lịch sử Việt Nam (Bộ mỏng): Tập 40 - Đoạn kết thời Lê Sơ - Trần Bạch Đằng

  1. Tái bản lần thứ hai
  2. Hình vẽ do phòng vẽ “Lịch sử Việt Nam bằng tranh” thực hiện Họa sĩ thể hiện: Tô Hoài Đạt Biên tập hình ảnh: Tô Hoài Đạt BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Đoạn kết thời Lê Sơ / Trần Bạch Đằng chủ biên ; Nguyễn Khắc Thuần biên soạn ; họa sĩ Nguyễn Quang Vinh. - Tái bản lần thứ 2. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2013. 80tr. ; 20cm. - (Lịch sử Việt Nam bằng tranh ; T.40). 1. Việt Nam — Lịch sử — Triều nhà Tiền Lê, 980-1009 — Sách tranh. I. Trần Bạch Đằng. II. Nguyễn Khắc Thuần. III. Ts: Lịch sử Việt Nam bằng tranh. 1. Vietnam — History — Early Lê dynasty, 980-1009 — Pictorial works. 959.7022 — dc 22 Đ631
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nhà Lê khởi đầu trong sử sách với chiến tích lẫy lừng: quét sạch quân xâm lược nhà Minh ra khỏi đất nước, giành lại độc lập chủ quyền cho Đại Việt. Sử sách cũng không tiếc lời ca ngợi những thành tựu của nhà Lê từ việc xây dựng đất nước: định khoa cử, hoàn thiện việc bộ máy triều chính,.. đến việc giữ nước: đối ngoại với nhà Minh nơi phương bắc, Chiêm Thành ở phương nam. Khởi đầu oanh liệt là thế, vậy mà chẳng thể tránh được suy vong. Vua Túc Tông mệnh yểu, nối nghiệp lớn không được bao lâu thì theo các tiên vương. Nhà Lê bước sang bước ngoặt lớn. Các vua sau tên thì tàn ác, kẻ thì xa hoa trụy lạc, người thiếu sáng suốt. Triều đình lại thiếu bề tôi trung, quyền thần nổi lên như ong. Các vua đều không có đủ năng lực điều hành đất nước khi biến loạn xảy ra. Đúng khi ấy, Mạc Đăng Dung xuất hiện. Dựa vào sự thông minh lẫn mưu mô của bản thân đã dần thâu tóm quyền lực, vô hiệu vua Lê, thực hiện mưu đồ của bản thân. Dầu tham vọng nhưng không thể phủ nhận rằng Mạc Đăng Dung chỉ là người xô ngã cây gỗ mục chứ không phải là người đốn ngã một cây tốt tươi. Những nội dung trên được truyền tải trong tập 40 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh “Đoạn kết thời Lê sơ” phần lời do Nguyễn Khắc Thuần biên soạn, phần hình ảnh do Nguyễn Quang Vinh thể hiện. Nhà xuất bản Trẻ xin trân trọng giới thiệu tập 40 của bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ 3
  4. Vua Túc Tông mệnh yểu, lên ngôi không được bao lâu thì mất. Vua Lê Uy Mục nối ngôi, do hoang dâm vô độ nên mất sớm, ở ngôi cũng không bao lâu (1505-1509). Do Lê Uy Mục giết hại tôn thất nhà Lê nên Giản Tu công Lê Oánh dựng cờ chiêu mộ binh mã tiến đánh Thăng Long, diệt trừ vua Lê Uy Mục, lên ngôi, tức là Tương Dực đế. Do sa vào xa hoa trụy lạc, bề tôi tạo biến, giết chết vua. Vua Lê Chiêu Tông được Trịnh Duy Sản phò tá lên ngôi, ở ngôi từ năm 1516 đến 1522, không có thực quyền, quyền hành đều ở trong tay các quyền thần. 4
  5. Ngày 24 tháng 5 năm Giáp Tý (1504), vua Lê Hiến Tông qua đời, hưởng thọ 43 tuổi (1461- 1504). Sách Đại Việt sử ký toàn thư (bản kỷ, quyển 14) cho biết rõ rằng: nhà vua vì quá ham mê tửu sắc mà kiệt sức rồi lâm bệnh nặng và qua đời. Cơ nghiệp của nhà Lê cũng bắt đầu lung lay kể từ đó. 5
  6. Vua Lê Hiến Tông có tất cả sáu hoàng tử, hoàng tử trưởng là An vương Lê Tuân. Kế đến là Uy Mục đế Lê Tuấn. Thứ ba là Túc Tông Hoàng đế Lê Thuần. Còn lại là Thông vương Lê Dung, Minh vương Lê Trị, Tư vương Lê Dưỡng. Trong số đó có hai người lên ngôi vua là Lê Thuần và Lê Tuấn. 6
  7. Khi Lê Hiến Tông qua đời, Hoàng tử thứ ba là Lê Thuần được đưa lên nối ngôi. Bấy giờ, Lê Thuần mới 16 tuổi, ốm yếu và mang nhiều bệnh tật trong người. Nhà vua ở ngôi chưa được 6 tháng thì đã qua đời, miếu hiệu là Lê Túc Tông. Trong 6 tháng ở ngôi, Lê Túc Tông gần như chỉ làm được một việc duy nhất, ấy là đặt cho mình niên hiệu Thái Trinh. 7
  8. Hoàng tử thứ hai của vua Lê Hiến Tông là Lê Tuấn được đưa lên nối ngôi. Đó là vua Lê Uy Mục (1505-1509). Lê Tuấn sinh ngày 5 tháng 5 năm Mậu Thân (1488), thân mẫu là bà Nguyễn Thị Cận người xã Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn (nay thuộc tỉnh Bắc Giang). Vì có con làm vua, bà được tôn phong là Chiêu Nhân Hoàng Thái hậu. 8
  9. Lý lịch xuất thân của bà Nguyễn Thị Cận cũng khá đặc biệt. Sử cũ cho hay, bà mồ côi cha từ lúc còn tấm bé, nhà quá nghèo khổ nên đành đem bà bán cho một nhà giàu ở Thăng Long. Thế rồi nhà giàu bị tội, gia sản bị tịch thu, bà bị sung làm nô tỳ cho vào hầu hạ tại cung Trường Lạc Hoàng Thái hậu (thân mẫu của vua Lê Hiến Tông). 9
  10. Lớn lên, Nguyễn Thị Cận vừa có nhan sắc lại vừa linh lợi, vì thế Lê Hiến Tông lấy làm ưa, đưa vào hầu hạ mình, sau sách phong lên hàng phi. Bà mất ngay sau khi sinh hạ Lê Tuấn, vì thế, Lê Tuấn được một bà phi khác cũng họ Nguyễn quê ở xã Hoa Lăng, huyện Thủy Đường, nay là huyện Thủy Nguyên (ngoại thành Hải Phòng) nuôi dưỡng. 10
  11. Việc Lê Tuấn lên ngôi khiến cho bà Trường Lạc (lúc này được tôn phong là Thái Hoàng Thái hậu) không vui lòng, bởi vì bà cho rằng, một người mẹ có lý lịch xuất thân thấp hèn như Nguyễn Thị Cận thì không thể nào sinh hạ được một đứa con tử tế. Tất nhiên, cách suy luận của bà là sai, nhưng sự thực lại quả đúng là như thế. 11
  12. Lời này đến tai của Lê Tuấn, cho nên chỉ ba tháng sau khi lên ngôi, Lê Tuấn (tức vua Lê Uy Mục) đã ngầm sai người đến giết hại bà Trường Lạc (tức là bà nội của chính nhà vua). Để che dấu tội lỗi của mình, vua Lê Uy Mục đã vờ tuyên bố nghỉ thiết triều bảy ngày để chịu tang. Nhưng, sử cũ không tha, đã ghi chép lại tất cả. 12
  13. Sinh thời, vua Lê Hiến Tông cũng từng nhận xét rằng Lê Tuấn là kẻ thất đức, không thể trao ngôi báu được. Sách Đại Việt sử ký toàn thư (Bản kỷ thực lục, quyển 14) cũng đã thẳng thắn hạ bút viết về sự thất đức của Lê Tuấn như sau: “Vua nghiện rượu, rất hiếu sát và hoang dâm, lại thích ra oai và tàn hại tông thất, ngầm giết tổ mẫu, để mặc cho họ ngoại hoành hành, làm cho trăm họ oán giận, người bấy giờ gọi là vua quỷ”. 13
  14. Sử cũ chép rằng, khi vua Lê Hiến Tông đau nặng, mẹ nuôi của Lê Huyên là bà Kính phi họ Nguyễn đã đem vàng đến đút lót cho hai đại thần là Nguyễn Quang Bật và Đàm Văn Lễ, nhờ hai người này sửa di chiếu để con của bà được lên ngôi vua. Nhưng cả hai không nhận, ngược lại còn quyết chí tôn lập Lê Thuần, khiến Lê Tuấn rất căm tức. 14
  15. Vì thế, khi Lê Thuần (tức vua Lê Túc Tông) mất, Lê Uy Mục được nối ngôi nhớ lại chuyện này nên rắp tâm trả thù. Theo lời tâu của hai viên nịnh thần là Khương Chủng và Nguyễn Nhữ Vi, Lê Uy Mục bèn biếm chức của cả Nguyễn Quang Bật và Đàm Văn Lễ rồi bắt hai người phải vào nhận việc tại thừa tuyên Quảng Nam. 15
  16. Nhưng Nguyễn Quang Bật và Đàm Văn Lễ vừa đi thì Lê Uy Mục lập tức cho người đuổi theo, đến huyện Chân Phúc (nay thuộc huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) thì đuổi kịp. Họ truyền lệnh vua, bắt Nguyễn Quang Bật và Đàm Văn Lễ phải nhảy xuống sông mà chết. 16
  17. Nhiều quan lại trong triều nghe tin này, cho là cả hai người đều không đáng tội chết nên dâng lời can gián Lê Uy Mục, nhằm tránh những chuyện tương tự như thế cho tương lai. Lê Uy Mục bèn đổ hết tội lỗi cho Nguyễn Nhữ Vi. Rốt cuộc, Nguyễn Nhữ Vi cũng bị đem ra xét xử và khép vào tội phải chết. 17
  18. Nguyễn Nhữ Vi bị giết nhưng Khương Chủng lại được bình an, nguyên do chỉ vì Khương Chủng vừa là đồng hương, lại cũng là người trong phe cánh cũ của bà Nguyễn Thị Cận (thân mẫu của Lê Uy Mục). Bà tuy đã qua đời từ lâu, nhưng do Lê Tuấn được làm vua nên phe cánh của bà lại được trỗi dậy. Vì thế, Khương Chủng chẳng những được vô sự mà còn tiếp tục làm nhiều điều càn quấy trong triều. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2