intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trao đổi và chia sẻ thông tin về tài nguyên nước xuyên biên giới thông qua các cơ chế hợp tác lưu vực sông Mê Kông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Trao đổi và chia sẻ thông tin về tài nguyên nước xuyên biên giới thông qua các cơ chế hợp tác lưu vực sông Mê Kông được thực hiện với mục tiêu nhằm tổng hợp và phân tích hiện trạng các cơ chế trao đổi thông tin chính thức và phi chính thức để cùng hợp tác phát triển và quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới của dòng sông Mê Kông, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả và sự hợp tác trong chia sẻ thông tin giữa các quốc gia lưu vực sông Mê Kông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trao đổi và chia sẻ thông tin về tài nguyên nước xuyên biên giới thông qua các cơ chế hợp tác lưu vực sông Mê Kông

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC TRÁI ĐẤT, MỎ, MÔI TRƯỜNG BỀN VỮNG LẦN THỨ V Doi: 10.15625/vap.2022.0162 TRAO ĐỔI VÀ CHIA SẺ THÔNG TIN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC XUYÊN BIÊN GIỚI THÔNG QUA CÁC CƠ CHẾ HỢP TÁC LƯU VỰC SÔNG MÊ KÔNG Trần Thị Minh Hằng1*, Phạm Thị Thúy1, Trần Thị Huyền Nga1, Hoàng Minh Trang1, Vũ Đình Tuấn1, Nguyễn Linh Chi2, Nguyễn Mạnh Khải1 1 Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội 2 Tạp chí Biển Việt Nam, B1, Phùng Chí Kiên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội TÓM TẮT Quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới phụ thuộc nhiều vào việc chia sẻ và trao đổi các số liệu, thông tin giữa các bên liên quan. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập, xử lý số liệu thứ cấp, phương pháp tham vấn chuyên gia và phân tích các bên liên quan để tổng hợp hiện trạng các cơ chế trao đổi thông tin, đánh giá sự đóng góp về chia sẻ thông tin của các bên liên quan và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chia sẻ thông tin giữa các quốc gia lưu vực sông Mê Kông. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy các cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin và dữ liệu hiện nay ở lưu vực sông Mê Kông bao gồm các thủ tục chính thức của Ủy hội sông Mê Kông (MRC) như Thủ tục Trao đổi và chia sẻ thông tin và dữ liệu (PDIES) (2001), Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) và các phương thức phi chính thức thông qua các mạng lưới chuyên môn, nhóm khoa học, dân sự như Mekong Wetland University Network, The Mekong Fish Network, Mekong Environment Forum. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chia sẻ và trao đổi thông tin dữ liệu bao gồm sự minh bạch về chiến lược khai thác tài nguyên nước, khả năng xây dựng niềm tin, mức độ chính trị hóa lợi ích, áp lực xã hội và tính dễ tiếp cận của thông tin. Các cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin nêu trên đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc quản lý tài nguyên nước giữa các quốc gia trong Ủy hội sông Mê Kông. Từ khóa: Mê Kông, thông tin và dữ liệu, trao đổi và chia sẻ, quản lý tài nguyên nước, xuyên biên giới. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Các nguồn nước ngọt trên thế giới đang phải gánh chịu những áp lực nặng nề do lạm dụng nguồn nước, xung đột lợi ích giữa các bên liên quan, dân số tăng và các hoạt động khác của con người trong. Đặc biệt, các nguồn nước có tính chất xuyên biên giới có thể chịu tác động mạnh hơn bởi các hoạt động sử dụng tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu. Việc quản lý tốt các vùng nước xuyên biên giới đòi hỏi các quốc gia và thể chế trong lưu vực phải có các dữ liệu và thông tin đầy đủ, đáng tin cậy về tình trạng tài nguyên, chất lượng môi trường cũng như cách thức quản lý các vùng nước xuyên biên giới. Đối với sông Mê Kông, việc thiết lập và duy trì các thỏa thuận và mạng lưới chia sẻ, trao đổi dữ liệu và thông tin giữa các quốc gia trong lưu vực sẽ giúp việc tạo lòng tin và xây dựng tầm nhìn chung về tài nguyên nước cùng chia sẻ. Nếu thông tin và dữ liệu không được chia sẻ và trao đổi sẽ gây cản trở rất nhiều cho các quốc gia trong việc quản lý, quy hoạch sử dụng nước, hoạch định các chính sách của lưu vực [1, 2]. * Tác giả liên hệ, địa chỉ email: hangttm@hus.edu.vn 81
  2. Trần Thị Minh Hằng, Phạm Thị Thúy, Trần Thị Huyền Nga, Hoàng Minh Trang, Vũ Đình Tuấn,… Tuy nhiên, do các quốc gia hạn chế chia sẻ số liệu với các quốc gia khác vì lý địa chính trị, an ninh và nhiều lý do khác, rất khó có được số liệu kịp thời, đảm bảo chất lượng để phục vụ cho các mục đích lớn lao hơn [1]. Gerlak và cộng sự (2011) [3] cho rằng lưu vực sông Mê Kông là một trong những khu vực còn giới hạn về trao đổi dữ liệu liên quan đến nước. Tương tự, Aliagha (2004) [4] cho rằng nguyên nhân chính của các vấn đề môi trường ở lưu vực sông Mê Kông là việc chia sẻ dữ liệu và thông tin không hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp nhiều hơn giữa các bên liên quan. Hơn nữa, nghiên cứu của Affeltranger (2009) [5] nhận định rằng các quốc gia lưu vực sông Mê Kông đang cạnh tranh về việc sử dụng nước và dường như vẫn có sự lo ngại rằng việc chia sẻ dữ liệu sẽ tiết lộ kế hoạch sử dụng nước của họ cho các nước khác. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu nhằm tổng hợp và phân tích hiện trạng các cơ chế trao đổi thông tin chính thức và phi chính thức để cùng hợp tác phát triển và quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới của dòng sông Mê Kông, từ đó đề xuất các giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả và sự hợp tác trong chia sẻ thông tin giữa các quốc gia lưu vực sông Mê Kông. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp được sử dụng chính cho nghiên cứu này. Các tài liệu được thu thập được trên nhiều kênh thông tin với các từ khóa thuộc nội dung quan tâm. Các số liệu thu được được tổng hợp, phân tích để tổng quan và đưa ra các đánh giá, nhận định định tính. Phương pháp tham vấn chuyên gia, khảo sát ý kiến của các nhà khoa học và quản lý (Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, Cục Quản lý tài nguyên nước, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), chuyên gia Chương trình Phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV)) được tiến hành nhằm thu thập tổng quan về các cơ chế hợp tác song phương, đa phương và cơ chế trao đổi thông tin giữa các quốc gia lưu vực sông Mê Kông trong quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới. Phương pháp phân tích các bên liên quan và yếu tố ảnh hưởng hiệu quả việc chia sẻ thông tin được thực hiện thông qua xây dựng các biểu mẫu các bên liên quan và đánh giá tầm quan trọng của mỗi bên liên quan, yếu tố ảnh hưởng hiệu quả trong việc chia sẻ và trao đổi thông tin từ ý kiến các chuyên gia được tham vấn. Thang điểm được phân định theo mức Likert 1-5 với n của từng nhóm từ 30-50. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các thách thức đối với tài nguyên nước xuyên biên giới sông Mê Kông Mê Kông là con sông xuyên biên giới ở các quốc gia Đông Nam Á, dài thứ 12 trên thế giới và dài thứ 7 ở châu Á. Sông có chiều dài hơn 4.900 km và thoát nước trên diện tích 795.000 km2 [6]. Từ nguồn ở cao nguyên Tây Tạng, sông Mê Kông chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và xả 475 km³ (13.000 m3/s) nước vào Biển Đông mỗi năm. Tài nguyên nước sông Mê Kông đã và đang nuôi sống khoảng 70 triệu dân [6]. Sông Mê Kông đã và đang mang lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia ven sông, là nguồn nước quý giá phục vụ dân sinh, canh tác nông nghiệp, nguồn lợi thủy sản đánh bắt với giá trị kinh tế lớn và còn là sinh cảnh của rất nhiều loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu, tạo nên sự đa dạng sinh học phong phú vào loại bậc nhất trên thế giới. Do vậy, việc bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên nước và tài nguyên thiên nhiên của sông Mê Kông là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia thành viên Ủy hội sông Mê Kông (gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam). 82
  3. Trao đổi và chia sẻ thông tin về tài nguyên nước xuyên biên giới thông qua các cơ chế hợp tác… Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh của vùng, nhu cầu về sử dụng tài nguyên nước, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo từ thủy điện tăng lên đáp ứng sự gia tăng về dân số trong khu vực. Nhu cầu tưới thâm canh cho nông nghiệp, sự gia tăng dân số, cũng như các kiểu khí hậu khó dự đoán gây ra lũ lụt và hạn hán thường xuyên đang tạo áp lực lên các nguồn tài nguyên của sông Mê Kông. Hiện nay, lưu vực sông Mê Kông đang đối diện với nhiều thách thức bao gồm suy thoái môi trường, tác động của đập thủy điện và các dự án phát triển khác đến thủy sản và bồi lắng phù sa, biến đổi khí hậu và đói nghèo (Bảng 1). Công tác quản lý lưu vực sông xuyên biên giới trở thành thách thức lớn đối với các quốc gia lưu vực sông Mê Kông đồng thời mang lại các cơ hội hợp tác lớn lao. Bảng 1. Một số vấn đề về thách thức và áp lực lên tài nguyên nước sông Mê Kông Vấn đề Dấu hiệu chỉ báo tương quan Nguồn Áp lực dân số và Bùng nổ dân số; Gia tăng các hoạt động nhân MRC (2015) [7] phát triển kinh tế sinh; Thay đổi môi trường; Hệ sinh thái; Phát triển kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, thủy điện, du lịch); Áp lực và suy giảm nguồn nước; Thay đổi dòng chảy, phù sa. Biến đổi khí hậu Thời tiết cực đoan; Nhiệt độ và lượng mưa thay USAID (2013) [8], EIU đổi; Nước biển dâng; Hạn hán; Lũ lụt; Xâm nhập (2017) [9], MRC (2017) mặn. [10] Những khác biệt Khai thác tối đa tài nguyên trên lưu vực; Tăng Đào Trọng Tứ và cộng trong chia sẻ lợi mật độ đập thủy điện; Thay đổi quy hoạch sử sự (2014) [11], ích quốc gia dụng nước; Vị thế thượng lưu. OECD/ADBI/Mekong Institute (2020 [12] Chính sách quản Quản lý nguồn nước, an ninh nguồn nước; Hệ Tran Thi Hong Ngoc & lý nguồn tài thống luật pháp; Tính minh bạch; Phối hợp liên Phan Truong Khanh nguyên nước ngành, liên chính phủ; Đối thoại. (2020) [13] Ở cấp độ khu vực, một số cơ chế khu vực đã được hình thành, trong đó nội dung về hợp tác về quản lý nguồn nước cũng đã được đề cập tới, như Tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng (GMS), Ủy hội sông Mê Kông (MRC) hay Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyarwady - Chao Phraya - Mê Kông (ACMECS)... Những cơ chế hợp tác này giúp các quốc gia có thể chia sẻ thông tin dữ liệu thủy văn, xử lý các tình huống khẩn cấp liên quan tới các thảm họa, như lũ lụt, hạn hán hay cải thiện năng lực quản lý nguồn nước bền vững. Trong số các cơ chế trên, MRC là cơ chế quan trọng nhất được thành lập nhưng hiện nay chỉ có bốn quốc gia thành viên là Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam, trong khi hai quốc gia thượng nguồn là Trung Quốc và Myanmar lại từ chối gia nhập và chỉ tham gia với tư cách nước đối thoại. 3.2. Chia sẻ và trao đổi thông tin trong hợp tác quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới 3.2.1. Cơ chế trao đổi và chia sẻ thông tin chính thức của Ủy hội sông Mê Kông (MRC) Trước những thách thức trong việc chia sẻ thông tin, quản lý tài nguyên nước của các quốc gia trên lưu vực sông Mê Kông, Ủy hội sông Mê Kông được thành lập năm 1995. Ngay sau khi thành lập, MRC đã thông qua nhiều văn bản pháp lý quan trọng như: Thủ tục Trao đổi và chia sẻ thông tin và dữ liệu (PDIES) (2001), Thủ tục về Giám sát sử dụng nước (PWUM) (2003), Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) (2003); Thủ tục Duy trì dòng chảy trên dòng chính 83
  4. Trần Thị Minh Hằng, Phạm Thị Thúy, Trần Thị Huyền Nga, Hoàng Minh Trang, Vũ Đình Tuấn,… (PMFMS) (2006) và Thủ tục Chất lượng nước (PWQ) (2011)). Các văn kiện trên là những công cụ pháp lý quan trọng để các quốc gia thành viên của Ủy hội thực hiện tốt cam kết đã ký trong Hiệp định Mê Kông năm 1995. Trong đó, hai Thủ tục PDIES và PNPCA quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về việc trao đổi và chia sẻ thông tin giữa các quốc gia thành viên [14]. * Thủ tục Trao đổi và chia sẻ thông tin và dữ liệu (PDIES): Được thông qua năm 2001 để triển khai trao đổi số liệu và thông tin về các chỉ số quan trọng liên quan đến tài nguyên nước giữa bốn quốc gia Mê Kông. PDIES ra đời nhằm hướng tới hợp tác hiệu quả trong khuôn khổ MRC. Các Ủy ban sông Mê Kông thành viên đã phát huy các vai trò và trách nhiệm của mình trong việc chia sẻ thông tin và dữ liệu, chịu trách nhiệm thu thập và lưu trữ thông tin ban đầu. Ngoài ra, Ủy ban sông Mê Kông thành viên được ủy quyền hoàn toàn để chỉ định các cơ quan sẽ cung cấp dữ liệu/thông tin cần thiết cho MRC. Kể từ năm 2006, Ủy ban sông Mê Kông thành viên cũng đã tích cực tham gia vào Chương trình Quản lý Thông tin và Tri thức (IKMP) thuộc MRC, với mục đích chính là phát triển cơ sở dữ liệu và các công cụ mô hình hóa để hỗ trợ mạng lưới giám sát của MRC và cung cấp các dịch vụ thông tin cho Các ủy ban Mê Kông quốc gia và các cơ quan chủ quản của quốc gia đó. Thỏa thuận MRC không có các điều khoản cụ thể xác định cách thức và loại dữ liệu nào nên được trao đổi hoặc chia sẻ. Thay vào đó, có những điều khoản chung đòi hỏi sự tham gia rộng rãi như “hợp tác trong tất cả các lĩnh vực phát triển bền vững” và “một thỏa thuận thúc đẩy, hỗ trợ, hợp tác và phối hợp trong phát triển lưu vực”. GIAI ĐOẠN CÁC BÊN LIÊN QUAN Giai đoạn 1: Tham khảo ý kiến về nhu cầu Cấp dữ liệu/thông tin cần của các chương trình MRCS, NMC (TACT) MRC lưu vực Giai đoạn 2: NMC nhận yêu cầu dữ liệu Cấp NMC và các cơ quan quản lý và chịu trách nhiệm thu thập dữ liệu trong lãnh thổ quốc gia của họ chính của quốc gia quốc gia Giai đoạn 3: Dữ liệu/thông tin được chuyển đến các chương trình IKMP, MRC IKPM (MRC) và được tải lên cổng thông tin điện tử MRC Hình 1. Quá trình trao đổi và chia sẻ dữ liệu và thông tin trong khuôn khổ PDIES Ghi chú: MRC = Mekong River Commission; MRCS = Ban thư ký Ủy hội sông Mê Kông; NMC = Ủy ban sông Mê Kông quốc gia; TACT = Nhóm Điều phối và Hỗ trợ kỹ thuật; IKMP = Chương trình Quản lý Thông tin và Tri thức. 84
  5. Trao đổi và chia sẻ thông tin về tài nguyên nước xuyên biên giới thông qua các cơ chế hợp tác… PDIES cung cấp cơ sở pháp lý để MRC vận hành chia sẻ dữ liệu và thông tin cũng như thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước thành viên vì lợi ích chung của sự phát triển bền vững của lưu vực bằng cách thiết lập một hệ thống dữ liệu và thông tin đáng tin cậy và dễ tiếp cận [14]. Các Ủy ban Mê Kông Quốc gia và Ban Thư ký MRC có nhiệm vụ hợp tác, hỗ trợ và thúc đẩy việc áp dụng PDIES. Việc chia sẻ dữ liệu giữa MRC, các Ủy ban sông Mê Kông quốc gia (NMC) và cơ quan chủ quản của họ được thực hiện theo ba giai đoạn (Hình 1). Trong giai đoạn đầu, ở cấp lưu vực, các nhu cầu về dữ liệu được xác định trong các chương trình của MRC. Sau đó, danh sách dữ liệu/thông tin, các yêu cầu cho dữ liệu cơ bản sẽ được chuyển đến các NMC. Trong giai đoạn thứ hai, ở cấp quốc gia, mỗi NMC, phối hợp với MRC, tổ chức họp tham vấn quốc gia với các cơ quan chủ quản và giám sát viên chính (PC) để xác định khả năng thu thập dữ liệu của phía mình. Dữ liệu được thu thập sau đó được chuyển trở lại MRC. Ở giai đoạn cuối, dữ liệu và thông tin sẽ được MRC lưu trữ, chia sẻ và phân loại theo từng đối tượng sử dụng. Qua nhiều năm, MRC đã tích lũy được lượng thông tin và số liệu cần thiết cho quản lý và phát triển bền vững của lưu vực, bao gồm cả số liệu lịch sử từ năm 1900 và các số liệu thời gian thực về nhiều lĩnh vực tài nguyên nước khác nhau. Những số liệu này được thu thập thông qua mạng lưới giám sát mở rộng bao gồm 45 trạm khí tượng thủy văn tự động, 139 trạm giám sát lượng mưa và mức nước truyền thống, 48 trạm lấy mẫu chất lượng nước và hơn 100 điểm giám sát thủy sản (Hình 2). Hình 2. Mạng lưới giám sát thu thập số liệu ở lưu vực sông Mê Kông của MRC [14] *) Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) Bên cạnh Thủ tục Trao đổi và chia sẻ thông tin và dữ liệu (PDIES) (2001), một trong những thành tựu quan trọng nhất trong hợp tác về an ninh nguồn nước của MRC chính là việc thông qua Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) (2003). Với thủ tục này, bất kỳ quốc gia thành viên nào khi đề xuất một dự án lớn sử dụng nguồn nước trên sông Mê Kông cũng phải trải qua một quy trình hợp tác cụ thể (Hình 3). Mục tiêu của quy trình này là để “tạo điều kiện cho hợp tác về nước giữa bốn quốc gia nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên nước, đồng thời giảm thiểu những tác động bất lợi tiềm tàng xuyên biên giới đến môi trường và sinh kế của cộng đồng người dân ven sông” [14]. Thủ tục PNPCA gồm ba quy trình riêng biệt được các quốc gia thành viên Ủy hội sông Mê Kông quốc tế đồng ý áp dụng đối với những dự án sử dụng nước từ lưu vực sông Mê Kông với quy mô có thể làm thay đổi đáng kể dòng chảy hoặc chất lượng 85
  6. Trần Thị Minh Hằng, Phạm Thị Thúy, Trần Thị Huyền Nga, Hoàng Minh Trang, Vũ Đình Tuấn,… nước trên dòng chính của sông Mê Kông. Đó có thể là các dự án thủy lợi, thủy điện và cấp nước với quy mô lớn. Hình 3. Quy trình hợp tác PNPCA [14] Thực thi PNPCA là hết sức cần thiết trong bối cảnh các nước trong khu vực hạ nguồn đều có những kế hoạch khai thác sông Mê Kông để phục vụ các mục tiêu kinh tế. Tính đến cuối tháng 6/2018, MRC đã nhận được 59 hồ sơ dự án sử dụng nguồn nước, cụ thể là có 55 hồ sơ cho quy trình Thông báo và 4 hồ sơ cho quy trình tham vấn trước. Trong số 55 dự án thuộc quy trình thông báo có 50 dự án trên dòng nhánh và 5 dự án trên dòng chính. 80 % trong số đó là các dự án thủy điện, số còn lại là các hoạt động tưới tiêu, kiểm soát lũ và các dự án hạ tầng khác. Đối với 4 hồ sơ thuộc quy trình Tham vấn trước thì đều liên quan đến các dự án thủy điện trên dòng chính Mê Kông tại Lào, cụ thể là Xayaburi (2010), Don Sahong (2013), Pak Beng (2016) và Pak Lay (2018) [14]. Tuy nhiên, một vấn đề còn tồn tại hiện nay là các cơ chế thông qua MRC không có tính ràng buộc, có nghĩa rằng không nước nào có thể phủ quyết các kế hoạch của những nước khác. Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất và cũng làm lộ ra nhiều bất cập nhất trong quá trình gần 20 năm của MRC là sự thiết lập các đập thủy điện dọc dòng sông này. Kết quả là có những dự án gây tranh cãi quyết liệt, như dự án đập Xayabury của Lào, cho dù bị các quốc gia láng giềng cùng hàng trăm tổ chức quốc tế phản đối, vẫn được tiến hành. *) Các thủ tục MRC khác Ngoài hai thủ tục PDIES và PNPCA liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc thông báo, chia sẻ dữ liệu thông tin, Thủ tục Chất lượng nước (PWQ) cũng là một cơ chế đảm bảo sự giám sát và chia sẻ chất lượng nước giữa các quốc gia. Để giám sát chất lượng nước, MRC yêu cầu bốn nước thành viên thực hiện việc thu thập các mẫu chất lượng nước bề mặt tại 48 trạm. Các tham số chất lượng nước được phân tích và gửi tới Ban Thư ký MRC hàng năm. Các số liệu này sẽ được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc truy cập. Số liệu thu thập được qua nhiều năm đã cho phép các quốc gia trong khu vực nhận biết được sự thay đổi về chất lượng nước để có hành động ngăn chặn hoặc khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước xuyên biên giới. Đồng thời, đây là cơ sở quan trọng để đánh giá tác động của các dự án sử dụng nước trên dòng Mê Kông. Từ việc thực hiện Thủ 86
  7. Trao đổi và chia sẻ thông tin về tài nguyên nước xuyên biên giới thông qua các cơ chế hợp tác… tục PWQ, các nước trong MRC đã tiến hành đàm phán nhằm thiết lập một hệ thống quản lý và ứng phó khẩn cấp khi xuất hiện tình trạng ô nhiễm nước. Năm 2016, MRC đã xây dựng được các hướng dẫn kỹ thuật cho hệ thống này. Thủ tục Duy trì dòng chảy trên dòng chính (PMFM), đưa ra quy định cho việc duy trì mức độ tối thiểu hoặc tối đa của dòng chảy trên dòng chính của sông Mê Kông và dòng chảy ngược của sông Tonle Sap ở Campuchia, con sông nối dòng chính của Mê Kông với Biển Hồ Tonle Sap. Thủ tục PMFM yêu cầu bốn quốc gia thành viên tập hợp số liệu dòng chảy hàng ngày tại 12 trạm thủy văn dọc sông Mê Kông và sông Tonle Sap như lượng chảy ra, mức độ và khối lượng. Trong mùa mưa, số liệu được gửi tới Ban Thư ký MRC mỗi ngày để thống nhất và phân tích và công bố trực tuyến trên website PMFM của MRC để công chúng tham khảo. Trong mùa khô, số liệu dòng chảy được tập hợp hàng ngày và được gửi hàng tuần tới Ban Thư ký MRC [14]. *) Chia sẻ và trao đổi thông tin thông qua các nhóm khoa học, dân sự Thông tin và dữ kiện còn có thể được chia sẻ và phổ biến thông qua việc tăng cường kết nối giữa các tổ chức phi chính trị như mạng lưới các nhà khoa học, tổ chức phi chính phủ, dân sự [15, 16]. Lý tưởng nhất là những người tham gia kết nối cùng nhau thực hiện các dự án nhằm thúc đẩy việc thu thập và trao đổi dữ liệu để cải thiện kết quả quản lý và bảo tồn. Trong những năm gần đây, một số tổ chức quốc tế và khu vực đã nỗ lực phối hợp để cải thiện mạng lưới xuyên biên giới ở lưu vực sông Mê Kông, cùng chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm hướng tới hợp tác và phát triển. Các tổ chức, mạng lưới chia sẻ và trao đổi thông tin thông qua các nhóm khoa học, dân sự gồm: (1) Mekong Wetland University Network - Mạng lưới nghiên cứu và bảo vệ vùng đất ngập nước sông Mê Kông; (2) The Mekong Fish Network (MFN); (3) Diễn đàn môi trường Mekong (Mekong Environment Forum - MEF). Mạng lưới các trường đại học nghiên cứu và bảo vệ Đất ngập nước - Mekong Wetland University Network - MWUN hiện có 20 thành viên. Thông qua các hoạt động hợp tác trong nghiên cứu, giảng dạy, các thông tin và kinh nghiệm được chia sẻ giữa các bên tham gia, dưới góc độ phi chính trị, góp phần đẩy mạnh hợp tác và xây dựng lòng tin giữa các quốc gia trong lưu vực sông Mê Kông. Mekong Fish Network (MFN) hỗ trợ các đối tác ở hạ lưu sông Mê Kông thúc đẩy việc nghiên cứu và quản lý các loài thủy sinh độc đáo và có giá trị của khu vực, xây dựng năng lực kỹ thuật và cải thiện chia sẻ khoa học trong khu vực. Diễn đàn Môi trường Mê Kông, hay MEF, là một diễn đàn chính sách độc lập và phi lợi nhuận để chia sẻ thông tin khoa học môi trường, tin tức và nghiên cứu về các hệ sinh thái và đất ngập nước ở sông Mê Kông. MEF kết nối với rất nhiều các bên liên quan để tìm kiếm và chia sẻ thông tin, đồng thời khuyến khích hành động thông minh vì sự phát triển bền vững ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và lưu vực sông Mê Kông nói riêng. 3.3. Thuận lợi và thách thức trong hợp tác và chia sẻ thông tin quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh hợp tác lưu vực sông Mê Kông Hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các quốc gia lưu vực sông Mê Kông đã và đang có nhiều thuận lợi thông qua các cơ chế hợp tác song phương và đa phương trong khu vực. Như đã phân tích trong Mục 3.2, có rất nhiều các cơ chế thông qua Ủy hội sông Mê Kông khi thực hiện Hiệp định sông Mê Kông 1995 để các quốc gia có thể cùng hợp tác, chia sẻ các dữ liệu thông tin phục vụ việc quản lý và đảm bảo an ninh nguồn nước sông Mê Kông. Ngoài ra, các cơ chế phi chính trị như mạng lưới các nhà nghiên cứu khoa học, dân sự cũng là một cơ chế thuận tiện để các nhà khoa học trong khu vực có thể tham gia để cùng chia sẻ các kết quả nghiên cứu, quan trắc, đánh giá môi trường đoạn sông Mê Kông chảy qua từng quốc gia. Nhiều văn bản gần đây như Kế hoạch Chiến 87
  8. Trần Thị Minh Hằng, Phạm Thị Thúy, Trần Thị Huyền Nga, Hoàng Minh Trang, Vũ Đình Tuấn,… lược 2011 - 2015 của MRC Tuyên bố Hua Hin, Chiến lược phát triển lưu vực 2021 - 2030, Thông tin và Tài liệu của Chương trình Quản lý Tri thức 2011 - 2015 đề cập đến sự cần thiết phải cải thiện việc thực hiện PDIES để đạt được hiệu quả cao hơn. Các cơ quan chủ quản từng quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trao đổi và chia sẻ dữ liệu và thông tin trong khuôn khổ PDIES. Theo Hướng dẫn của MRC về Giám sát và Quản lý Hệ thống Thông tin MRC (2002), các NMC/các cơ quan chủ quản là những đầu mối thu thập, xử lý và lưu trữ dữ liệu và thông tin cần trao đổi theo PDIES. Cụ thể, mỗi Ủy ban Mê Kông quốc gia có nhiệm vụ lựa chọn những người giám sát chính tại quốc gia của mình đối với 12 loại dữ liệu và thông tin cần thiết để thực hiện Thỏa thuận Mê Kông. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có bất kỳ danh sách giám sát chính thức cho tất cả các tập dữ liệu thuộc PDIES. Điều này cho thấy việc triển khai PDIES vẫn còn rất hạn chế. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiếp cận dữ liệu nguồn nước xuyên biên giới có thể bị hạn chế do chi phí thu thập dữ liệu, điều kiện cấp phép, sự chính trị hóa dữ liệu [17, 18]. Các bên liên quan lo ngại việc trao đổi có thể làm suy yếu vị thế trong các cuộc đàm phán [3]. Hơn nữa, dữ liệu có thể được sử dụng để đổ lỗi cho việc gây ra tác động tiêu cực đến nguồn nước chung. Như vậy, việc chia sẻ dữ liệu phụ thuộc nhiều vào bối cảnh địa phương và lợi ích quốc gia của các nước trong lưu vực. Hầu hết các nước ở hạ lưu sông Mê Kông vẫn còn nghèo với năng lực kỹ thuật thấp, ngoại trừ Thái Lan [19]. Ngoài ra, lợi ích của từng quốc gia về tài nguyên nước chưa thống nhất. Với 86 % diện tích lãnh thổ thuộc lưu vực sông, Campuchia muốn chỉnh dòng chảy theo thời gian lũ vào sông Tonle Sap để bảo tồn hệ sinh thái và ngành thủy sản. Trong khi đó, đối với Lào, việc duy trì dòng chảy trong mùa khô được ưu tiên nhất vì nguồn nước có giá trị quanh năm đối với lưu thông hàng hải. Việt Nam, với tư cách là quốc gia ở hạ nguồn nhất, quan tâm đến việc giảm thiểu lũ lụt và ngăn chặn xâm nhập mặn để bảo vệ những cánh đồng lúa màu mỡ ở đồng bằng sông Cửu Long [20, 21]. Thái Lan, quốc gia ở thượng nguồn xa nhất, muốn chuyển hướng dòng chính về phía Đông Bắc để phục vụ các công trình thủy lợi quy mô lớn thông qua dự án Khong-Chi-Mun [22, 23]. Việc chia sẻ dữ liệu ở lưu vực sông Mê Kông chính vì vậy còn đang bị chính trị hóa [5,19], là một thách thức lớn cho việc chia sẻ dữ liệu và thông tin. Thủ tục Trao đổi và chia sẻ thông tin số liệu (PDIES) hiện được xem là thủ tục chính thức nhất trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu hệ thống quản lý dữ liệu hiện đại theo PDIES, thiếu các quy định quốc gia rõ ràng về chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước và thiếu năng lực kỹ thuật ở các nước thành viên cũng như MRC (do sự luân chuyển nhân viên cao). Do đó, các hướng dẫn cụ thể hơn cần được phát triển đồng thời đơn giản hóa PDIES. Các giải pháp kỹ thuật bổ sung cần được xem xét như nâng cấp hệ thống thông tin của MRC, tăng cường năng lực công nghệ thông tin của nhân viên MRC. Đối với các giải pháp phi kỹ thuật, cần đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu giữa MRC và các thành viên để duy trì mối quan hệ tốt đẹp lâu dài. Hơn nữa, cổng thông tin điện tử của MRC có thể chưa đủ hấp dẫn đối với giới học thuật và công chúng. Thay vào đó, các phương tiện truyền thông xã hội như Facebook và Youtube có thể được sử dụng để thu hút người dân đến với các nguồn dữ liệu nhiều hơn. Sự tham gia của các bên liên quan quan trọng khác như Hội Nông dân và Hiệp hội Nghề cá cũng có thể thúc đẩy quá trình chia sẻ dữ liệu. Với việc tăng cường sự quan tâm của cộng đồng, các quốc gia thành viên MRC sẽ tăng cường trách nhiệm và cam kết chia sẻ nhiều dữ liệu hơn. 88
  9. Trao đổi và chia sẻ thông tin về tài nguyên nước xuyên biên giới thông qua các cơ chế hợp tác… 3.4. Vai trò của các bên liên quan, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chia sẻ thông tin quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông Các bên liên quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc chia sẻ thông tin quản lý tài nguyên nước, ảnh hưởng đến hiệu quả chia sẻ thông tin. Thành công trong trao đổi và hợp tác giữa các tác bên liên quan trong quản lý tài nguyên có thể dẫn đến các chính sách và quyết định quản lý phù hợp hơn dựa trên dữ liệu chính xác, kịp thời đồng thời nâng cao khả năng chấp nhận các chính sách quản lý của các bên liên quan [15]. Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia và các bên liên quan về tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin tài nguyên và quản lý nước trong lưu vực sông Mê Kông theo thang Likert dao động từ 3,8-4,6 cho thấy, nhu cầu của các bên liên quan về vấn đề này rất cao (tiệm cận đến thang 5). Các yếu tổ ảnh hưởng đến việc chia sẻ này phụ thuộc lớn vào khả năng xây dựng niềm tin (3,9) và mức độ chính trị hóa lợi ích (4,2). Do vậy, các cơ chế trao đổi, chia sẻ thông tin nêu trên đóng góp tích cực, hiệu quả trong việc quản lý tài nguyên nước giữa các quốc gia trong Ủy hội sông Mê Kông (Hình 4). Cơ quan quản Minh bạch lý nhà nước chiến lược khai 5 thác TNN 4 5 Trường đại Cộng đồng 3 học/Viện 4 2 nghiên cứu 3 1 Tính dễ tiếp 2 Khả năng xây 0 cận thông tin 1 dựng niềm tin 0 Tổ chức phi Khối tư nhân chính phủ Mức độ chính Áp lực xã hội Tổ chức quốc tế trị hóa lợi ích Hình 4. Đánh giá vai trò, các yếu tổ ảnh hưởng đến mức độ ảnh hưởng của các bên liên quan đến chia sẻ thông tin và dữ liệu 4. KẾT LUẬN Việc quản lý hiệu quả tài nguyên nước xuyên biên giới ở lưu vực sông Mê Kông phụ thuộc rất nhiều vào các số liệu, thông tin có sẵn và đáng tin cậy về những lĩnh vực khác nhau. Qua nhiều năm, MRC và các quốc gia thành viên đã xây dựng được năm bộ quy tắc mang tính thủ tục cùng các hướng dẫn kỹ thuật liên quan về chia sẻ số liệu, giám sát sử dụng nguồn nước, hợp tác sử dụng nước, duy trì dòng chảy và chất lượng nước. Việc thiết lập và duy trì các thỏa thuận và mạng lưới chia sẻ, trao đổi dữ liệu và thông tin giữa các quốc gia và thể chế trong lưu vực sẽ giúp việc tạo lòng tin và xây dựng tầm nhìn chung về tài nguyên nước cùng chia sẻ, tạo nên sự minh bạch và tin cậy, ảnh hưởng tích cức đến sự tuân thủ thỏa thuận của các bên, giảm thiểu tranh chấp và ngăn ngừa xung đột. Bên cạnh các thể chế trao đổi và chia sẻ thông tin chính thức thông qua các bộ quy tắc của MRC, thông tin và dữ kiện còn có thể được chia sẻ và phổ biến thông qua việc tăng cường kết nối giữa các tổ chức phi chính trị như mạng lưới các nhà khoa học, tổ chức phi chính phủ, dân sự. 89
  10. Trần Thị Minh Hằng, Phạm Thị Thúy, Trần Thị Huyền Nga, Hoàng Minh Trang, Vũ Đình Tuấn,… Trong tương lai, để tăng cường hiệu quả chia sẻ thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý và chia sẻ nguồn nước chung, mỗi quốc gia cần minh bạch chiến lược khai thác nguồn lợi từ dòng Mê Kông, xây dựng niềm tin cho hợp tác ở khu vực. Hiện nay, dù đã xây dựng được các tiêu chuẩn chia sẻ thông tin dữ liệu về nguồn nước, song chiến lược khai thác nguồn nước sông Mê Kông trong tương lai vẫn chưa được các nước hạ nguồn công bố chính thức về văn bản. Các quốc gia Mê Kông cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau và với các nước, các tổ chức quốc tế trong việc quản lý, sử dụng bền vững và có hiệu quả nguồn nước sông Mê Kông, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhân dân các nước ven sông, ngăn ngừa và ứng phó có hiệu quả với những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu. Lời cảm ơn Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ nhiệm vụ “Quản lý tài nguyên nước tổng hợp thông qua đối thoại song phương với sự tham gia của các bên để cung cấp và tái sử dụng nước quy mô nhỏ trong các lưu vực sông Danube và sông Mê Kông”, mã số: NĐT.103.SEA-EU/21. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bunthida Plengsaeng, Uta Wehn & Pieter van der Zaag (2014). Data-sharing bottlenecks in transboundary integrated water resources management: a case study of the Mekong River Commission’s procedures for data sharing in the Thai context, Water International, 39:7, 933- 951. 2. Gabriel Eckstein (2010). Water Scarcity, Conflict and Security in a Climate Change World: Challenges and Opportunities for International Law and Policy, 27 Wisconsin. Intl. Law J. 409. 3. Andrea K. Gerlak, Jonathan Lautze & Mark Giordano (2011). Water Resources Data and Information Exchange in Transboundary Water Treaties, 11 Intl Environ Agreements. 179. 4. Aliagha, C. (2004). Environmental Clearinghouse as an Institutional Incentive for Data and Information Sharing and Conflict Reuction in the Mekong River Basin. Paper 2. 5. Affeltranger B. (2009). Sustainability of environmental regimes: The Mekong River Commission. In H. G. Brauch, U. O. Spring, J. Grin, C. Mesjasz, P. Kameri-Mbote, N. C. Behera, B. Chourou, & H. Krummenacher, (Eds.), Facing global environmental change: Environmental, human, energy, food, health and water security concepts (pp. 593-601). 6. MRC Mekong River Commission (2021). The integrated water resources management–based Basin Development Strategy for the Lower Mekong Basin 2021–2030 and the MRC Strategic Plan 2021–2025. 7. MRC (2015). 20 years of corporation. Mekong River Commission. Mekong River Commission. 8. USAID (2013). USAID Mekong ARCC Climate Change Impact and Adaptation Study for the Lower Mekong Basin. United States Agency for International Development. 9. The Economist Intelligence Unit (2017). Water security threats demand new collaborations: Lessons from the Mekoông River Basin. The Economist. 10. MRC Council Study (2017). Climate Change Discipline Report. 11. Đào Trọng Tứ và Nhóm công tác Mê Kông (2014). Phát triển thủy điện lưu vực sông Mê Kông: Góc nhìn địa chính trị”, Vietnam Rivers Network, Hà Nội. 90
  11. Trao đổi và chia sẻ thông tin về tài nguyên nước xuyên biên giới thông qua các cơ chế hợp tác… 12. OECD/ADBI/Mekong Institute (2020), Innovation for Water Infrastructure Development in the Mekong Region, The Development Dimension, OECD Publishing, Paris. 13. Tran Thi Hong Ngoc & Phan Truong Khanh (2020). Transboundary Issues of Water Governance in Mê Kông River Basin. International Journal of Advanced Science and Technology 29(8). pp. 4290-4305. 14. MRC (2018). Tài liệu giới thiệu các quy tắc của MRCvề thủ tục hợp tác nguồn nước Mê Kông. 15. Matthew McPherson, Andrew Ropicki (2021). Network analysis of collaboration and information sharing in the management of the Lower Mekong River Basin, Ocean and Coastal Management 199. 16. Paisley, Richard & Henshaw, Taylor (2013). If You Can't Measure It, You Can't Manage It: Transboundary Waters, Good Governance and Data & Information Sharing & Exchange. Indiana International & Comparative Law Review. 24. 203-248. 17. Chenoweth, J. L., & Feitelson, E. (2001). Analysis of factors influencing data and information exchange in international river basins: Can such exchange be used to build confidence in cooperative management? Water International, 26, 499–512. 18. Beniston, M., Stoffel, M., Harding, R., Kernan, M., Ludwig, R., Moors, E., Samuels, P., Tockner, K., (2012). Obstacles to data access for research related to climate and water: implications for science and EU policy-making. Environ. Sci. Policy 17, 41–48. 19. Backer, E.B., (2006). Paper Tiger Meets White Elephant? An Analysis of the Effectiveness of the Mekong River Regime. The Fridtjof Nansen Institute. 20. Browder, G., (2000). An analysis of the negotiations for the 1995 Mekong Agreement. Int. Negot. 5 (2), 237–261. 21. Browder, G., Ortolano, L., (2000). Evolution of an international water resources management regime in the Mekong River basin. Nat. Resources J. 40, 499. 22. Molle, F., Foran, T., Kakonen, M., (2012). Contested Waterscapes in the Mekong Region: Hydropower, Livelihoods and Governance: Earthscan. 23. Sneddon, C., (2003). Reconfiguring scale and power: the Khong-Chi-Mun project in northeast Thailand. Environ. Plan. A 35 (12), 2229–2250. 91
  12. Trần Thị Minh Hằng, Phạm Thị Thúy, Trần Thị Huyền Nga, Hoàng Minh Trang, Vũ Đình Tuấn,… DATA AND INFORMATION SHARING AND EXCHANGE ON TRANSBOUNDARY WATER RESOURCE MANAGEMENT IN MEKONG RIVER BASIN Tran Thi Minh Hang1*, Pham Thi Thuy1, Tran Thi Huyen Nga1, Hoang Minh Trang1, Vu Dinh Tuan1, Nguyen Linh Chi2, Nguyen Manh Khai1 1 Faculty of Environmental Sciences, University of Science, Vietnam National University, Hanoi 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan district, Hanoi 2 Vietnam Sea Journal, B1, Phung Chi Kien, Nghia Do, Cau Giay, Hanoi ABSTRACT Effective management of transboundary water resources in the river basins relies heavily on the sharing and exchange of reliable data and information among stakeholders. This study uses methods of secondary data analysis, expert consulting, and stakeholder analysis to synthesize and analyze the current status of information exchange mechanisms for managing of transboundary water resources of the Mekong River, assess the contribution of information sharing of different stakeholders, thereby proposing policy solutions to improve efficiency and cooperation in information sharing among the countries of the Mekong Basin. The initial results show that current mechanisms for exchanging and sharing information and data in the Mekong River Basin include formal procedures of the Mekong River Commission (MRC) such as Procedures for Exchange and Sharing information and data (PDIES) (2001), Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement (PNPCA) and informal platforms through professional, scientific, and community networks such as Mekong Wetland University Network, The Mekong Fish Network, Mekong Environment Forum. These mechanisms enhance and effectively improve the management of water resources among the Mekong countries. Factors affecting the sharing and exchange of information and data among stakeholders include transparency of Mekong resource exploitation strategy, trust building ability, the degree of politicization of water resource interest, social pressure and the accessibility of the data and information. Keywords: Mekong, data and information, sharing and exchange, water resource management, transboundary. †* 0F * Corresponding author, email address: hangttm@hus.edu.vn 92
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2