intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trao tơ, gieo cầu

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

91
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trao tơ, gieo cầu Đời nhà Đường (618-907), Tể Tướng Trương Gia Trinh có năm người con gái. Cả năm đều xấp xỉ ngang nhau. Mỗi người một vẻ, sắc nước hương trời. Họ Trương đương chọn khách đông sàng. Có danh sĩ là Quách Nguyên Chấn xin cầu hôn. Trương thấy là bực tài danh nên rất bằng lòng, nhưng không biết phải gả đứa nào. Cuối cùng Trương nghĩ ra cách, dạy năm người con gái của ông ngồi sau màn, mỗi người cầm một sợi tơ màu khác nhau. Những sợi tơ ấy lủng lẳng bên ngoài, không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trao tơ, gieo cầu

  1. Trao tơ, gieo cầu Đời nhà Đường (618-907), Tể Tướng Trương Gia Trinh có năm người con gái. Cả năm đều xấp xỉ ngang nhau. Mỗi người một vẻ, sắc nước hương trời. Họ Trương đương chọn khách đông sàng. Có danh sĩ là Quách Nguyên Chấn xin cầu hôn. Trương thấy là bực tài danh nên rất bằng lòng, nhưng không biết phải gả đứa nào. Cuối cùng Trương nghĩ ra cách, dạy năm người con gái của ông ngồi sau màn, mỗi người cầm một sợi tơ màu khác nhau. Những sợi tơ ấy lủng lẳng bên ngoài, không ai nhìn được bóng dáng của cô nào cả. Nếu Nguyên Chấn rút sợi tơ nào tất được kết duyên với cô gái ấy. Nhìn tới ngắm lui, Nguyên Chấn liền rút ngay sợi tơ đỏ, nhằm người con gái thứ ba. Người đẹp lộng lẫy và có đức hạnh. Tích gieo cầu: Cũng đời nhà Đường bên Tàu, nước Đại Huyền có công chúa Cửu Hườn, người có sắc đẹp lại văn võ song toàn. Vua cha đương kén chọn phò mã. Nàng tâu với vua: - Nhân duyên là do trời định. Vậy xin cha cho người lập một cái đài cao tại giáo trường, và truyền cho các sắc dân trong nước, bất kỳ xấu, đẹp đều phải dự kén phò mã. Riêng con có thêu một quả tú cầu; ngày ấy, con sẽ khấn vái trời đất rồi lên lầu mà quăng quả tú cầu ấy xuống giữa đám đông. Nếu ai lượn được thì sẽ kết duyên
  2. chồng vợ. Nhà vua cưng con, nghe cũng hữu lý nên bằng lòng. Nghe được tin nhà vua tuyển chọn phò mã bằng cách gieo cầu, các chàng trai, không phân biệt giai cấp giàu nghèo, diện mạo tuấn tú hay xấu xa, dốt nát hay hay chữ đều tấp nập đổ xô đến trước đài. Họ hồi hộp, mong ngóng đón chờ... Có chàng Tiết Cường, con thứ tư của Tiết Đinh San, vì bị nạn tru di ba họ nên lưu lạc đến đấy. Chàng là người mỹ mạo tuấn tú, võ nghệ siêu quần. Thấy người đông đảo, chàng cũng đứng xem. Đến giờ lành, công chúa lên đài, quỳ trước bàn hương án, khấn vái, đoạn đứng lên, cầm quả tú cầu quăng xuống. Quả cầu nhào lộn trên không mấy vòng rồi sa trước mặt Tiết Cường. Mọi người đổ xô đến, lấn nhau chụp, làm té lăn sóng soài trên mặt đất. Tiết Cường đưa tay bắt lấy tú cầu, giữ chặt trong tay. Mọi người liền ào đến giựt lại. Chàng tay xô, chân đạp làm té nhào hết mấy người, rồi chen ra mà chạy, lại la lớn: - Ấy là nhân duyên trời định, may ai nấy nhờ, lẽ đâu làm điều vô lễ. Đoàn cấm binh liền đến can thiệp, xin rước phò mã. Bấy giờ họ mới tản ra, tiu nghỉu trở về. Cấm binh thấy Tiết Cường mỹ mạo tuấn tú, nức nở khen: - Thật là trời khéo xui vợ xứng chồng hết sức. Thế là ngay hôm ấy, nhà vua truyền cho công chúa cùng Tiết Cường làm lễ giao bôi hợp cẩn. Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, có câu:
  3. Dù khi lá thắm chỉ hồng, Nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha. và: Nuôi con những ước về sau, Trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi. "Chỉ hồng", "Trao tơ", "Gieo cầu" đều có ý nghĩa chỉ duyên vợ chồng, do điển tích trên. Kê Khang này khúc Quảng Lăng… Trên đồ sứ Trung Hoa, ta thường thấy vẽ 7 ông cụ già ngồi trong rừng tre, kẻ đánh cờ, gẩy đàn, người uống rượu ngâm thơ. Đó là hình ảnh của Trúc Lâm Thất Hiền đời nhà Ngụy (220-264). Kê Khang là một trong bảy người hiền này. Kê Khang (223-262) là một người có khí tiết cao khiết giàu lòng nghĩa hiệp và cũng là người có biệt tài trong các môn cầm, kỳ, thi, họa ... Một điều lạ hơn hết là mặc dù có tài như thế, nhưng ông không học qua một thầy nào. Từ nhỏ chí lớn, ông cố công tự học, rèn luyện mà nên. Kê Khang vốn họ Khuê, người đất Thượng Ngu, huyện Cối Kê (nay là huyện Thiện Hưng, tỉnh Chiết Giang). Vì một sự thù oán nên ông dời về ở ẩn huyện Hoa Dương, tỉnh An Huy Gần chỗ ông ở có núi Kê Sơn nên lấy núi Kê làm họ. Kê Khang cũng như 6 người bạn kia đều thích an nhàn dật lạc, say mê đạo Lão Có
  4. kẻ nói: "Ba ngày không đọc "Đạo Đức kinh" thì miệng thấy hôi". Ông làm đến chức Trung Tán đại phu nhưng luôn luôn chê vua Thang, vua Võ, khinh Văn Vương và Khổng Tử. Thơ của ông có giọng triết lý: Mắt tiễn hồng bay, Tay gẩy năm dây. Cúi ngửa tự đắc, U huyền thích thay (Bản của Nguyễn Hiến Lê) Nguyên văn: Mục tống phi hồng, Thủ huy ngũ huyền. Phủ ngưỡng tự đắc, Du tâm thái huyền. Kê Khang làm quan một thời gian rồi từ quan đi trú ẩn, để hưởng cảnh tiêu diêu lúc về già. Nhưng thảm thay, ông muốn tránh khỏi điều phiền lụy ở cõi trần thì lại còn lận đận vì trần. Từ quan, Kê Khang sống một cuộc đời ẩn dật, ngày ngày ngao du sơn thủy, hái thuốc, vui say với vần thơ điệu đàn. Bấy giờ, nhà Ngụy suy vi, Tư Mã Chiêu có ý muốn soán ngôi nên tìm mọi cách để trừ khử những kẻ nghịch với mình. Lúc ấy ở huyện Đông Bình có người tên Lữ An vì ngưỡng mộ danh tiếng của Kê Khang nên tìm đến ra mắt. Hai người kết bạn tâm giao. Chẳng ngờ Lữ An có một người anh họ tên Lữ Tốn vốn là bộ hạ thân tín
  5. của Tư Mã Chiêu, ỷ thế hoành hành, thấy vợ của Lữ An xinh lịch nên chiếm đoạt và bắt Lữ An hạ ngục. Vì tình bạn, Kê Khang đứng ra minh oan nhưng rồi cũng bị bọn quyền thần bắt giam. Kê Khang vốn con rể trong tông thất nhà Ngụy, nên họ muốn tìm cách trừ tuyệt. Chúng lại dựng chứng Kê Khang khinh vua Thang, vua Võ, Khổng Tử là có ý phản loạn nên kết án tử hình. Kê Khang vốn có tài đàn. Khúc "Quảng Lăng" do ông sáng tác. Đánh lên khúc đàn nghe lưu loát, thảnh thoát như nước chảy (lưu thủy), mây bay (hành vân). Trong "Đoạn trường tân thanh" của cụ Nguyễn Du, đoạn tả tiếng đàn của Kiều khi nàng gẩy cho Kim Trọng nghe buổi sơ ngộ, có câu: Kê Khang này khúc Quảng Lăng, Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân. Có người cho rằng đây là hai bản nhạc Lưu thủy và Hành vân, nhưng so với mạch văn thì không phải như thế. Lưu thủy, Hành vân đây là giải thích cái điệu lưu loát của khúc Quảng Lăng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2