intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRẺ CHẬM MỌC RĂNG

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

255
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thưa bác sĩ, con tôi hiện tại 15 tháng tuổi nhưng cháu mới mọc có 6 răng. Tôi muốn hỏi xem có phải tại cháu thiếu canxi không? Nếu đúng tôi phải cho cháu uống thuốc gì? Trả lời: Bé nhà bạn được 15 tháng tuổi mà mọc 6 răng có thể nói là trẻ mọc răng chậm. Nếu nói trẻ chậm mọc răng là bị còi xương thì chưa hoàn toàn đúng. Chậm mọc răng chỉ là một trong các biểu hiện của bệnh còi xương. Bình thường trẻ bắt đầu mọc răng 2 đến 4 răng vào lúc trẻ được...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRẺ CHẬM MỌC RĂNG

  1. TRẺ CHẬM MỌC RĂNG Thưa bác sĩ, con tôi hiện tại 15 tháng tuổi nhưng cháu mới mọc có 6 răng. Tôi muốn hỏi xem có phải tại cháu thiếu canxi không? Nếu đúng tôi phải cho cháu uống thuốc gì? Trả lời: Bé nhà bạn được 15 tháng tuổi mà mọc 6 răng có thể nói là trẻ mọc răng chậm. Nếu nói trẻ chậm mọc răng là bị còi xương thì chưa hoàn toàn đúng. Chậm mọc răng chỉ là một trong các biểu hiện của bệnh còi xương. Bình thường trẻ bắt đầu mọc răng 2 đến 4 răng vào lúc trẻ được 6 tháng, cho đến 5 tuổi trẻ mọc 20 răng sữa. Ở những trẻ còi xương, do cơ thể thiếu vitamin D, thiếu canxi - một loại khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của mầm răng nói riêng và cho sự phát triển cốt hoá các sụn đầu xương dài nói chung, nên những trẻ bị còi xương thường chậm mọc răng. Tuy nhiên, ở những trẻ chậm mọc răng hay chậm biết đi nhưng chưa hẳn đã là còi xương thì phải xem xét đến các yếu tố nguy cơ như trẻ đẻ thiếu tháng (dưới 34 tuần), trẻ có cân nặng thấp (dưới 2500 gam), trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu, trẻ nuôi nhân tạo bằng nước cháo, ăn bổ sung quá sớm, và những trẻ hay bị viêm đường hô hấp, tiêu chảy kéo dài… Làm thế nào khắc phục: - Nếu trẻ thực sự có thêm các triệu chứng khác về xương như trẻ chậm biết đi, thóp chậm liền, bờ thóp mềm, bướu trán, bướu đỉnh, chậm mọc răng, răng hay bị sâu, răng mọc lộn xộn, lồng ngực gà, chuỗi hạt sườn, chân vòng kiềng, vòng cổ tay, da xanh, lòng bàn tay nhợt… thì phải đưa trẻ đi khám và tư vấn để điều trị cũng như dự phòng bệnh còi xương của trẻ băng cách bổ sung vitamin D, canxi cho trẻ bằng thuốc và chế độ ăn giàu vitamin D, canxi như tôm cua, cá, trứng sữa…chú ý bổ sung cả dầu mỡ để tăng cường hấp thu tốt vitamin D. - Nên cho trẻ tắm nắng để tăng cường hấp thu vitamin D, nơi ở của trẻ cần thoáng mát sạch sẽ và có nhiều ánh sáng mặt trời. Cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ được 18 đến 24 tháng. - Cho trẻ ăn, uống thêm hoa quả chín - Không nên quan niệm rằng cho trẻ ăn nhiều xương thì trẻ sẽ không bị còi xương, vì trong nước xương ninh chỉ có một lượng rất ít canxi vô cơ, trẻ không hấp thụ được, ngược lại, lại chứa rất nhiều mỡ thoái hoá gây khó tiêu cho trẻ. - Với những trẻ chậm mọc răng nhưng chưa thực sự còi xương, không nên quá lạm dụng máy xay sinh tố, để cho trẻ ăn thức ăn quá nhuyễn sẽ không kích thích xương hàm của trẻ phát triển. Nên cho trẻ ăn thức ăn thô dần, phù hợp với tuổi của trẻ. Có thể cho trẻ tập nhai, kích thích xương hàm phát triển bắng các loại bánh qui dành cho trẻ nhỏ. (Thông tin tư vấn sau đây chỉ mang tính tham khảo - không tự ý chữa bệnh theo thông tin này) Chúc bé khoẻ mạnh. [b]Theo vnMedia[/b]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2