intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vì sao trẻ chậm mọc răng?

Chia sẻ: Pham Bang Bang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

120
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con tôi là bé gái nay được 16 tháng tuổi, bé rất biếng ăn và rất xanh xao. Từ khi được 12 tháng tuổi, bé cân nặng 9 kg, đến nay không tăng cân, bé mọc được 6 răng từ khi 10 tháng tuổi (4 răng hàm trên, 2 răng dưới), từ khi đó đến nay bé không mọc thêm răng nào nữa. Xin bác sĩ cho biết: - Hiện tượng của con tôi có phải suy dinh dưỡng không? Chế độ dinh dưỡng và phương pháp nào để bé ăn nhiều hơn? Mỗi ngày cháu chỉ uống được khoảng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vì sao trẻ chậm mọc răng?

  1. Vì sao trẻ chậm mọc răng?
  2. Con tôi là bé gái nay được 16 tháng tuổi, bé rất biếng ăn và rất xanh xao. Từ khi được 12 tháng tuổi, bé cân nặng 9 kg, đến nay không tăng cân, bé mọc được 6 răng từ khi 10 tháng tuổi (4 răng hàm trên, 2 răng dưới), từ khi đó đến nay bé không mọc thêm răng nào nữa. Xin bác sĩ cho biết: - Hiện tượng của con tôi có phải suy dinh dưỡng không? Chế độ dinh dưỡng và phương pháp nào để bé ăn nhiều hơn? Mỗi ngày cháu chỉ uống được khoảng 200ml sữa và ăn khoảng 3 lần ăn cơm nhão (mỗi lần khoảng chưa đầy nửa chén cơm), không ăn thịt, cá, chỉ thích ăn rau thôi. - Tại sao bé lại mọc răng chậm như vậy? (Nguyễn Đình Thế - thị xã Kon Tum) Theo biểu đồ tăng trưởng của trẻ thì cân nặng của bé ở đầu năm thứ hai, tức 12 tháng tuổi trở đi, là 7-10 kg và vào cuối năm thứ hai là từ 9-12 kg, tuy nhiên phải theo dõi sự tăng ký từng tháng. Nếu trong 4 tháng liên trẻ không lên ký chút nào có nghĩa là đang đe dọa suy dinh
  3. dưỡng. Chế độ dinh dưỡng ở trẻ 16 tháng tuổi nên cung cấp đầy đủ các chất đường, đạm, chất béo, tuy nhiên cũng phải lưu ý đến chế độ ăn theo nhu cầu của bé, tránh ép ăn làm cho bé ói mửa dẫn đến sợ ăn. Nên cho bé ăn tăng dần, mỗi tuần tăng hơn một chút. Về cơ bản có thể phân chia trong ngày như sau: - Cháo, cơm nhão hoặc nui, phở, mì ăn vào 3 bữa ăn chính trong ngày (sáng, trưa chiều). Nên nấu cháo trắng, ăn bữa nào thì cho thịt (hoặc tôm, cua, cá, lươn) bữa đó để trẻ không bị ngán, tránh nấu một lần ăn cả ngày. Ví dụ: sáng cháo thịt (2 muỗng thịt bằm) cùng rau dền, bồ ngót, mùng tơi… hoặc cơm nhão cũng vậy, thay bữa cháo hoặc cơm bằng nui, mì; trưa ăn tôm, chiều ăn thịt bò... Không cần thiết phải ninh xuơng vì dễ gây khó tiêu. Một tuần nên thêm 2-3 lần ăn củ như khoai, cà rốt, bí đỏ... - Sữa: rất quan trọng, tối thiểu từ 500-800ml/ ngày. - Yaout: 1 hũ/ngày sau bữa ăn, thêm phomai (1 miếng) càng tốt. - Trái cây các loại tùy theo, có thể ăn cả xác hoặc xay lấy nước như cam, dưa, chuối... - Nên tập cho bé ăn theo giờ, tránh ăn vặt.
  4. - Ngủ tối thiểu từ 10-12 giờ mỗi ngày, nên cho bé ngủ sớm vào lúc 20h30; năng cho bé vận động, ra ngoài trời và tắm nắng vào mỗi buổi sáng 15-30 phút. Về răng, thông thường trẻ từ 6-12 tháng mọc 8 răng cửa (4 trên, 4 dưới), thường răng mọc đầu tiên là 2 răng cửa hàm dưới. 12-18 tháng mọc thêm 4 răng tiền hàm. Các bệnh suy dinh dưỡng còi xương có thể làm cho răng mọc chậm. Về thuốc, các loại thuốc có thể dùng thêm để kích thích trẻ ăn ngon miệng là: cốm Xitrina, ngày 3 lần, mỗi lần nửa muỗng cà phê; Hydrosol poly vitamin uống ngày 2 lần, mỗi lần 10 giọt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2