intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SƯ QUÂN TỬ (Kỳ 2)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

79
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bào Chế: Bỏ vỏ, lấy nhân, sao thơm để dùng hoặc để cả vỏ gĩa nát dùng (Trung Dược Đại Từ Điển). Lấy nhân ngâm qua nước, sao vàng, bỏ màng. Hoặc lấy nhân ngâm qua nước, sao giòn, tán bột, lấy 1 phần, thêm 3 phần bột nếp rang vàng chín và 1 chén đường, trộn đều, làm thành bánh cho trẻ nhỏ ăn [phương cách này tránh được không bị nấc] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Bảo Quản: Dễ mọt mốc vì vậy cần để nơi khô ráo, kín, mát, thỉnh thoảng nên phơi....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SƯ QUÂN TỬ (Kỳ 2)

  1. SƯ QUÂN TỬ (Kỳ 2) Bào Chế: + Bỏ vỏ, lấy nhân, sao thơm để dùng hoặc để cả vỏ gĩa nát dùng (Trung Dược Đại Từ Điển). + Lấy nhân ngâm qua nước, sao vàng, bỏ màng. Hoặc lấy nhân ngâm qua nước, sao giòn, tán bột, lấy 1 phần, thêm 3 phần bột nếp rang vàng chín và 1 chén
  2. đường, trộn đều, làm thành bánh cho trẻ nhỏ ăn [phương cách này tránh được không bị nấc] (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Bảo Quản: Dễ mọt mốc vì vậy cần để nơi khô ráo, kín, mát, thỉnh thoảng nên phơi. Thành Phần Hóa Học: + Trong nhân Sử quân tử có chứa 20-27% chất dầu béo mầu xanh lục nhạt, sền sệt, mùi nhựa, vị nhạt, không có tác dụng tẩy giun (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). + Chất gôm, các chất hữu cơ, chất đường (Dược Liệu Việt Nam). Tác Dụng Dược lý: 1- Diệt Giun: Năm 1935, Perrier dùng nước sắc Sử quân tử ở Việt Nam thí nghiệm trên giun đất nhận thấy: giun bị tác dụng của nước sắc Sử quân tử dẫy dụa, sau đó tê liệt các bộ phận, da bong ra, mầu nhợt nhạt, hôn mê. Năm 1947, Chu Đình Xung (Trung y Khoa h ọc Tạp chí số 20, I: 143) thí nghiệm so sánh tác dụng của dung dịch nước Sử quân tử 10%, dung dịch n ước tro Sử quân tử 10% và dung dịch 0,5% Kali Clorua trên giun đất đều thấy tác dụng giống nhau, vì vậy các tác giả kết luận rằng hoạt chất của Sử quân tử là muối Kali chứa trong Sử quân tử. Năm 1948, Ngô Vân Thùy (trong Trung Hoa Y Học Tạp Chí số 34: 437,441) khi nghiên cứu so sánh tác dụng diệt giun của 1 số vị thuốc Đông y
  3. (Bách bộ, Khiên ngưu, Lôi hoàn, Ô dược, Quán chúng, Xuyên luyện tử...) đã kết luận rằng Sử quân tử có tác dụng diệt giun mạnh. Năm 1950, Hồ Mông Gia (Trung Hoa Y Học Tạp Chí số 36: 619 - 622) báo cáo đã dùng cồn 950, cồn 500 để chiết Sử quân tử, bã sau khi chiết bằng cồn 950 được chiết bằng nước rồi thí nghiệm tác dụng trên giun đất thấy dịch chiết bằng cồn 950 không có tác dụng, dịch chiết bằng cồn 500 và nước hơi có tác dụng ức chế và gây mê. Năm 1958, Đỗ Tất Lợi dùng Sử quân tử cắt bỏ đầu và bóc màng đi rồi cho ăn sống hoặc sắc uống đều thấy có gây nấc. Khi mới uống không thấy nấc nh ưng sau khi ăn cơm thì thấy nấc. Nếu uống quá nhiều thì thấy mệt, ngoài ra không thấy hiện tượng nguy hiểm nào khác. Tác giả cũng báo cáo rằng nước sắc toàn quả giun có bóc vỏ hoặc không bóc vỏ vẫn có kết quả diệt giun (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). Độc Tính: Năm 1942, Trường Kỳ (Y Học Hội Tạp Chí Nhật bản số 2: 471 - 485 ghi nhận đã dùng dung dịch nước sắc Sử quân tử (0,83g/kg) tiêm dưới da chuột bạch, sau vài phút xuất hiện trạng thái mệt mỏi, hô hấp chậm lại không đều, sau 1-2 giờ, toàn thân co quắp, hô hấp ngưng lại mà chết, tuy nhiên tim còn hơi co bóp. Liều tối thiểu gây chết là 20g/kg (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). . Năm 1926, K.M.Wu trong Chemical Analysis And Animal Experimentation Of Quisqualis Indica Mat.Med J. China 12 (2): 161 170 đ ã báo
  4. cáo độc tính của Sử quân tử không cao. Với liều 26,6g/kg cho chó uống th ì ngoài hiện tượng ói và nấc không thấy triệu chứng ngộ độc nào khác . Sau 10 giờ trạng thái hoàn toàn trở lại bình thường (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). . Năm 1956, Ngô Văn Thùy trong ‘Luận Văn Trích Yếu ‘ của Hội khoa học sinh lý Trung quốc số 27,28 báo cáo cho chuột nhắt và thỏ uống với liều 50- 100mg/10g không thấy hiện tượng ngộ độc (Những Cây thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). Tính Vị: + Vị ngọt, tính ấm, không độc (Khai Bảo Bản Thảo). + Vị ngọt, khí ôn, hơi có độc (Bản Thảo Chính). + Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển). Quy Kinh: . Vào kinh Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). . Vào kinh Tỳ,Vị, Đại trường (Bản Thảo Tân Biên). . Vào kinh túc thái âm Tỳ kinh, túc quyết âm Can kinh (Bản Thảo Kinh Giải). . Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển). Tham Khảo:
  5. + Phàm thuốc sát trùng phần nhiều có vị đắng, cay, duy chỉ có vị Sử quân tử và Phỉ tử là có vị ngọt mà sát trùng. Phàm người lớn và trẻ nhỏ có giun nên uống Sử quân tử lúc sáng sớm, bụng đói. Hoặc lấy vỏ sắc lấy nước uống thì giun chết mà xuất ra vậy... (Bản Thảo Cương Mục). + Sử quân tử, là thuốc chủ yếu bổ Tỳ kiện Vị. Trẻ nhỏ bị 5 chứng cam, tiểu đục, tả, lỵ do có giun, do Tỳ h ư Vị yếu, do sữa và thức ăn đình trệ, thấp nhiệt ứ kết lại gây ra. Tỳ được kiện, Vị được khai thì sữa và thức ăn tự tiêu, thấp nhiệt tự tan, thủy đạo tự thông mà các chứng được khỏi. Không có vị đắng, cay mà giết được giun, đó là loại thuốc tốt dành cho trẻ nhỏ (Bản Thảo Kinh Sơ). + Sử quân tử, phàm trẻ nhỏ ăn nhiều quá, uống nhiều thuốc có tính hoạt, làm cho Tỳ Vị bị tổn thương . Sử quân tử giết được giun đũa, Phỉ tử giết giun móc (Bản Thảo Chính). + Vị thuốc này chuyên sát trùng và tiêu th ực mạnh, là vị thuốc chủ yếu trị cam tích, sát trùng nơi tr ẻ nhỏ. Lý Tần Hồ nói: Phàm thuốc sát trùng phần nhiều có vị đắng, cay, duy chỉ có Sử quân tử vị ngọt mà có tác dụng sát trùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0