intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chăm sóc răng của trẻ sao cho tốt?

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

133
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn cần biết, sâu răng có thể phát triển ngay khi chiếc răng đầu tiên của trẻ xuất hiện. Việc chăm sóc răng cho trẻ là rất quan trọng, vì nó sẽ giúp hình thành nên vóc dáng răng đẹp và khỏe khi trẻ trưởng thành. Nếu răng của trẻ bị nhổ hoặc rụng quá sớm, những chiếc răng còn lại có thể bị dịch chuyển và chèn lấn vị trí của các chiếc răng khác khi mọc, khiến hàm răng trẻ bị khập khễnh. Ngoài ra, sâu răng ở trẻ còn gây đau và phát sinh những vấn đề...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chăm sóc răng của trẻ sao cho tốt?

  1. Chăm sóc răng của trẻ sao cho tốt? Bạn cần biết, sâu răng có thể phát triển ngay khi chiếc răng đầu ti ên của trẻ xuất hiện. Việc chăm sóc răng cho trẻ là rất quan trọng, vì nó sẽ giúp hình thành nên vóc dáng răng đẹp và khỏe khi trẻ trưởng thành. Nếu răng của trẻ bị nhổ hoặc rụng quá sớm, những chiếc răng c òn lại có thể bị dịch chuyển và chèn lấn vị trí của các chiếc răng khác khi mọc, khiến hàm răng trẻ bị khập khễnh. Ngoài ra, sâu răng ở trẻ còn gây đau và phát sinh những vấn đề về sức khỏe khác như nhiễm trùng hoặc gây ảnh hưởng đến cách phát âm… Phương pháp chăm sóc răng cho trẻ Từ lúc mới sinh đến 12 tháng tuổi:
  2. - Các bậc cha mẹ nên hình thành thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ trước khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Sau khi cho trẻ bú hoặc ăn, hãy sử dụng nước và bàn chải có lông mềm chà nhẹ lên phần nướu của trẻ, hoặc chùi nhẹ nướu của trẻ bằng miếng gạc sạch, ẩm. - Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chất florua. Sau khi chiếc răng đầu ti ên của trẻ xuất hiện, cha mẹ hãy trao đổi với bác sĩ về trường hợp trẻ có cần đánh răng bằng chất florua chưa. Nhiều chuyên gia đề xuất nên sử dụng kem đánh răng không có chất florua để đánh răng cho trẻ trước giai đoạn lên 2 tuổi, nhưng trước hết, hãy trao đổi với bác sĩ. - Cần lên lịch khám định kỳ cho trẻ. Trong những lần khám bệnh, bác sĩ sẽ kiểm tra miệng để phát hiện sớm các vấn đề về răng của trẻ. Từ 12 đến 14 tháng tuổi: - Chải răng. Hãy chải răng cho trẻ 2 lần mỗi ngày bằng cách sử dụng bàn chải lông mềm với nước. Thời điểm tốt nhất để chải răng cho trẻ là sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. - Giới hạn nước trái cây. Trẻ không được uống nhiều hơn một tách nước trái cây mỗi ngày, và chỉ được uống vào giờ ăn.
  3. - Tham khảo nha sĩ hoặc bác sĩ về thói quen mút tay. Bạn cần biết, việc trẻ “ghiền” mút núm vú giả hoặc các ngón tay có thể gây ảnh h ưởng đến khẩu hình cũng như trật tự của hàm răng trẻ về sau. - Hãy trao đổi với các nha sĩ về việc làm cách nào để giúp trẻ tránh thói quen mút núm vú hoặc các ngón tay. Và hãy đưa trẻ tới khám nha sĩ trong trường hợp trẻ chưa mọc chiếc răng đầu tiên trong giai đoạn này. Từ 24 tháng tuổi trở lên: - Đánh răng. Hãy giúp trẻ đánh răng hai lần mỗi ngày với loại bàn chải có lông mềm dành cho trẻ. Khuyến khích trẻ nên tự đánh răng. Tuy nhiên, bạn cần bảo đảm rằng, răng của trẻ phải sạch, nếu không, bạn phải giúp trẻ đánh răng lại. Trong trường hợp trẻ không muốn đánh răng, bạn cần giúp trẻ bằng cách chơi trò chơi. Ví dụ, ca bài ca Với bàn chải xinh xinh, em đánh răng một mình… - Sử dụng kem đánh răng có chất florua. Giai đoạn này, bạn có thể bắt đầu sử dụng kem đánh răng có chất florua để giúp trẻ tránh bị sâu răng. Hướng dẫn trẻ không được nuốt kem. Vì khi nuốt quá nhiều kem có chất florua, có thể khiến răng của trẻ bị các vết ố trắng hoặc nâu khi trưởng thành. Trong trường hợp trẻ không thích mùi vị của kem đánh răng, bạn có thể thay bằng kem hương vị khác hoặc bằng nước sạch.
  4. - Khám răng cho trẻ. Hãy đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra răng, ít nhất mỗi năm một lần. Việc ăn uống và sâu răng Theo giới chuyên môn, các bậc cha mẹ có thể lây truyền các loại vi trùng gây sâu răng và bệnh nướu sang trẻ khi sử dụng chung thức uống hoặc thức ăn với trẻ, đặc biệt đối với người đã từng bị sâu răng trước đó. Các loại vi trùng cũng có thể lây lan sang trẻ khi cha mẹ liếm, mút muỗng, nĩa, núm vú giả trong lúc cho trẻ ăn. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên dùng chung thức ăn và thức uống với trẻ. Để giúp trẻ phòng tránh sâu răng, các bậc cha mẹ cần thực hiện thêm một số lời khuyên dưới đây: - Trong trường hợp trẻ muốn ngậm bình trong lúc ngủ, hoặc bất cứ thời điểm nào khác ngoài giờ ăn, bạn hãy cho trẻ bú nước. Nếu trẻ muốn ăn quà vặt, hãy cho trẻ ăn các loại trái cây hoặc các loại rau xanh. Không n ên cho trẻ ăn các loại quà có đường ngọt và dính như kẹo, bánh bao, khoai tây chiên… - Khi trẻ khát, hãy cho chúng uống nước hoặc sữa. Nếu cho trẻ uống sữa vào thời điểm lên giường, cha mẹ cần nhớ phải làm sạch răng cho trẻ ngay sau đó. Không nên cho trẻ nhấm nháp các loại thức uống có chứa đ ường và axít như nước trái cây, các loại nước tăng lực, các loại thức uống có hương vị, nước chanh, nước soda hoặc trà ướp hương…
  5. Lỗ hổng răng là gì? Răng của trẻ được bảo vệ bằng một lớp men bọc bên ngoài. Hiện tượng sâu răng xảy ra khi các loại vi trùng trong miệng kết hợp với chất đường có trong thức ăn và thức uống tạo thành axít làm hỏng lớp men răng. Khi đó, các lỗ hổng trên men răng sẽ xuất hiện và gây sâu răng. Theo phunuonline.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2