intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ viêm đường tiểu dễ bị bỏ sót

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

98
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2 ngày nay, chị Liên (Giáp Bát, Hà Nội) không hiểu sao bé trai gần một tuổi tự dưng sốt đùng đùng, nhưng không ho, sổ mũi. Đến khi, bác sĩ thông báo bé bị viêm đường tiết niệu, chị vẫn không tin vì nghĩ bệnh này chỉ có ở người lớn. Lúc đầu, chị nghĩ có thể cháu mọc răng nên bị sốt. Nhưng trước đây, chưa lần nào mọc răng cháu bị sốt cao đến thế nên chị cũng lo. Đưa con đến phòng khám gần nhà nhưng bác Trẻ sơ sinh cũng có sĩ không tìm ra...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ viêm đường tiểu dễ bị bỏ sót

  1. Trẻ viêm đường tiểu dễ bị bỏ sót 2 ngày nay, chị Liên (Giáp Bát, Hà Nội) không hiểu sao bé trai gần một tuổi tự dưng sốt đùng đùng, nhưng không ho, sổ mũi. Đến khi, bác sĩ thông báo bé bị viêm đường tiết niệu, chị vẫn không tin vì nghĩ bệnh này chỉ có ở người lớn. Lúc đầu, chị nghĩ có thể cháu mọc răng nên bị sốt. Nhưng trước đây, chưa lần nào mọc răng cháu bị sốt cao đến thế nên chị cũng lo. Đưa con đến phòng khám gần nhà nhưng bác Trẻ sơ sinh cũng có sĩ không tìm ra nguyên nhân mà chỉ thể bị nhiễm khuẩn cho thuốc hạ sốt. đường tiết niệu. Ảnh Đến ngày thứ 3, thấy con vẫn sốt cao minh họa: Hoàng chị Liên mới đưa con vào khoa Nhi, Hà. Bệnh viện Bạch Mai khám. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu khiến chị thực sự bất ngờ. Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiễm khuẩn đường tiết niệu là
  2. bệnh hay gặp ở trẻ (đứng thứ 3 sau viêm đường hô hấp và tiêu hóa). Đặc biệt hay gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, chiếm đến gần 57%, do cơ chế đề kháng miễn dịch của bé chưa đầy đủ. "Đến hết tuổi học sinh, có lẽ ít có cháu nào không bị 2-3 lần nhiễm khuẩn đường tiết niệu, dù chỉ thoáng qua. Tuy nhiên, giống như chị Liên, nhiều bậc cha mẹ nghĩ trẻ còn nhỏ thì không thể bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Có cha mẹ thấy con trai hay sờ vào ’chim’ lại mắng mà không biết rằng có thể vì khi đi đái bị đau mà trẻ có hành động như thế", Phó giáo sư Dũng cho biết. Cũng theo ông, biểu hiện lâm sàng của bệnh rất khác nhau theo từng lứa tuổi, từng thể bệnh nên dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bỏ sót. Với trẻ còn bú (dưới 2 tuổi), bệnh không có biểu hiện ở đường tiết niệu mà chỉ có các biểu hiện toàn thân như sốt, đôi khi sốt rất cao, kém ăn… Trẻ càng nhỏ càng sốt cao. Ở giai đoạn này, bệnh hay gặp ở trẻ trai hơn trẻ gái. Bệnh có thể diễn biến nặng khi vi trùng đường tiết niệu vào trong máu gây nhiễm trùng máu.
  3. "Ở lứa tuổi này, sau khi khám, loại bỏ hết các bệnh nếu không thấy nhiễm trùng ở đâu thì phải làm thêm các xét nghiệm khác, đặc biệt là xét nghiệm nước tiểu. Khoảng 10- 15% những trường hợp sốt không rõ nguyên nhân là mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu", Phó giáo sư Dũng cho biết. Bệnh chỉ bắt đầu có triệu chứng ở đường tiết niệu như: đái buốt, đái rắt… khi trẻ ở độ tuổi từ 2 đến 6. Trẻ có thể chưa nói được chính xác biểu hiện bệnh mà chỉ kêu đái đau. Có trẻ vì đái đau quá, sợ nhịn đái đến mức bàng quang căng phồng, cha mẹ phải đưa vào bệnh viện để thông. "Ở giai đoạn này, trẻ có biểu hiện sốt nhưng ít hơn, nhiều trẻ không sốt. Bệnh tiến triển không nặng, dễ chữa nhưng cha mẹ thường dễ bỏ qua", Phó giáo sư Dũng nói. Với trẻ trong tuổi học đường (bao gồm tuổi dậy thì, tiền dậy thì), bệnh bắt đầu có triệu chứng gần giống người lớn: đái buốt, đái rắt rất rõ ràng, ngồi một tý lại đứng lên đi tiểu, có thể đái đục không trong. Ở lứa tuổi này, trẻ thường không sốt và trẻ gái bị nhiều hơn trẻ trai.
  4. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây bệnh phần nhiều là do các vi khuẩn từ đường ruột. Ngoài ra còn một số nguyên nhân liên quan đến bệnh theo đường tình dục (đặc biệt trẻ ở tuổi dậy thì, tiền dậy thì). "Ở mỗi lứa tuổi, bệnh có biểu hiện bệnh khác nhau nên việc điều trị cũng tùy theo từng nhóm. Tuy nhiên, chỉ 2-3 ngày hoặc một tuần là khỏi", Phó giáo sư cho biết. Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyến cáo, cha mẹ cũng cần lưu ý, trẻ khác người lớn ở trẻ chỗ bệnh có thể tái đi tái lại. Sự tái phát nhiều lần này chính là nguyên nhân dẫn đến những tổn thương thận không hồi phục, suy thận sau này. Nếu thấy có những bé cứ vài ba tháng lại mắc bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bác sĩ sẽ phải làm thêm các thăm dò khác vì nghi ngờ bị dị dạng đường tiết niệu. Nếu chữa hết dị dạng này thì bệnh sẽ tự khỏi, bác sĩ Dũng cho hay. Để phòng bệnh, cha mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, lau rửa sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài đặc biệt là ở trẻ gái. Với những trẻ hay đóng bỉm, cũng phải thường xuyên thay bỉm và rửa sạch sẽ. Khi thấy trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân,
  5. hay sờ vào dương vật, kêu đái đau… cha mẹ cần đưa con đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2