intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nhiều nước ép hoa quả

Chia sẻ: Nang Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

104
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ dưới 1 tuổi (nhũ nhi) cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy việc cho trẻ uống nước ép rau quả sớm không hề có lợi. Hãy nhớ rằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi và nếu bạn muốn cho bé dùng nước ép rau quả sớm thì hãy lưu ý một số điều sau… Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nhiều nước ép hoa quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nhiều nước ép hoa quả

  1. Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nhiều nước ép hoa quả
  2. Trẻ dưới 1 tuổi (nhũ nhi) cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy việc cho trẻ uống nước ép rau quả sớm không hề có lợi. Hãy nhớ rằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi và nếu bạn muốn cho bé dùng nước ép rau quả sớm thì hãy lưu ý một số điều sau… Trẻ dưới 1 tuổi không nên uống nhiều nước ép hoa quả
  3. Không nên ép trẻ uống nhiều nước hoa quả Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, không phải bà mẹ nào cũng cho con bú đến 1 tuổi vì một loạt các lý do. Nhiều bậc cha mẹ cũng tỏ ra lo lắng khi bắt đầu cho con làm quen với nước trái cây và thức ăn xay nhuyễn. Trẻ có thể uống nước trái cây khi được 6 tháng tuổi nhưng phải pha loãng, bởi nước trái cây có nhiều đường thường dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa, trong khi các loại nước ép rau quả thường có nhiều muối và có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận ở trẻ. Học viện Nhi khoa Mỹ, trong một ấn bản năm 2001 của tạp chí “Nhi khoa”, đã có khuyến nghị nên chờ đến khi con được 6 tháng tuổi mới nên cho con uống nước trái cây hoặc nước hoa quả xay nhuyễn. Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cho trẻ uống nước trái cây nhằm mục đích thay thế số lượng sữa mẹ hoặc sữa bột mà trẻ ăn hàng ngày, trong khi trên thực tế sữa mẹ phong phú hơn nhiều về các chất dinh dưỡng
  4. như protein, chất béo và khoáng chất. Đó chính là lý do mà mặc dù các loại nước ép trái cây và thực vật là một nguồn calo và giàu vitamin và chất chống oxy hóa nhưng cũng không thể cung cấp cho trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh như sữa mẹ. Nước ép hoa quả Nước ép trái cây tự nhiên thường chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng quan trọng khác, nhưng đặc biệt thường có nhiều đường fructose. Trẻ 6 tháng tuổi tiêu thụ một chút đường fructose thì được coi là tốt, nhưng quá nhiều sẽ dẫn đến vấn đề sức khỏe. Theo “Bách khoa toàn thư về dinh dưỡng con người” (Encyclopedia of Human Nutrition), trẻ sơ sinh tiêu thụ nhiều nước ép trái cây mỗi ngày sẽ có liên quan tới chậm phát triển chiều cao, béo phì, sâu răng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy mãn tính, tăng nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2 và không phát triển mạnh trong những năm sau.
  5. Khi chế biến nước trái cây tươi, không tiệt trùng ở nhà phải hết sức cẩn thận, nhất là chế biến cho trẻ sơ sinh, bởi nếu để nhiễm bẩn có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể gây ra bởi trái cây bị ô nhiễm và có thể lan truyền từ đường ruột của bé đến thận và dẫn đến tổn thương, trầm trọng hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy và ói mửa quá mức. Nước ép rau củ Một số nước rau ép rau củ có hàm lượng natri cao, rất có hại cho thận, đặc biệt là cho thận của trẻ em. Theo cuốn sách “Sinh lý học con người: Phương pháp tiếp cận tích hợp” (Human Physiology: An Integrated Approach) thì mức độ natri cao là độc hại đến các cơ quan lọc máu và các chất lỏng trong cơ thể, chẳng hạn như thận và gan. Hơn nữa, nồng độ natri tốt đối với người lớn lại có thể gây tổn hại cho thận của em bé, đặc biệt là tiêu thụ trong suốt nhiều tuần và tháng. Nước ép rau tươi có
  6. hàm lượng natri thấp, nhưng không tiệt trùng và như nước trái cây, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng, như đã nói ở trên. Các khuyến nghị Nên nuôi con bằng sữa mẹ càng lâu càng tốt, có thể đến 1 tuổi là được. Nếu không thể, cũng đừng quá vội vàng mà nên chờ đến khi bé được ít nhất 6 đến 8 tháng tuổi mới nên cho trẻ uống các loại nước trái cây và nước ép rau củ. Nên chọn các loại trái cây tự nhiên chất lượng cao hoặc chọn nước ép rau có lượng natri thấp đã được tiệt trùng và pha loãng với nước tinh khiết trước khi cho em bé tiêu thụ. Nên pha loãng 50% hoặc 75% khi trẻ mới tập ăn, uống thêm. Hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc cho con bú, thay đổi chế độ ăn uống cho bé và các dấu hiệu sớm của suy thận.
  7. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé 1 năm tuổi Khi bé đã tròn 1 tuổi, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé 1 năm tuổi - Chăm sóc bé - Bé 1 tuổi - Dinh dưỡng cho trẻ em - Sức khỏe trẻ em Sau khi bé tròn 1 tuổi, cha mẹ cần cho bé một chế độ dinh dưỡng đa dạng hơn để đảm bảo bé được phát triển toàn diện. Những điều cơ bản cần lưu ý
  8. Cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất và áp dụng cho bé. Sau đây là một vài lời khuyên cho các cha mẹ có bé đã tròn 1 năm tuổi: Bắt đầu cho bé ăn những thức ăn mới nhưng chỉ một loại một lần để bé có thể thử thích nghi, nếu bé không có biểu hiện gì khác thường như dị ứng hay bất kì loại bệnh phát sinh nào gây ra do loại thức ăn mới thì có thể tiếp tục. Không cho bé ăn những thực phẩm như bỏng ngô, các loại hạt vì bé có thể bị hóc. Cho bé uống sữa tươi để bổ sung chất béo cho cơ thể. Cho bé ăn 5-6 lần một ngày với những phần thức ăn nhỏ. Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để bé thích nghi tốt hơn với thức ăn mới và đỡ ké ăn hơn sau này.
  9. Không được cho bé những loại đồ uống như cà phê, sô cô la hay bất kì đồ uống nào có nhiều chất hóa học tổng hợp hay nhiều caffeine có khả năng gây nghiện. Tập cho bé ăn nhiều hoa quả. Hoa quả theo mùa rất tốt và bổ dưỡng. Tránh tình trạng thiếu sắt Ngoài ra, các cha mẹ cũng cần phải lưu ý về lượng thực phẩm cho bé ăn, thực đơn đa dạng không có nghĩa là ăn càng nhiều càng tốt. Một điều quan trọng khác cần lưu ý là không để cho bé bị thiếu sắt. Ở đổ tuổi này, thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển thế chất, tinh thần và hành vi của bé, đồng thời còn có thể dẫn tới bệnh thiếu máu. Để tránh cho bé bị thiếu sắt: Ước chừng lượng sữa cho bé uống trong khoảng từ 480 tới 720 ml mỗi ngày.
  10. Tăng cường thực phẩm giàu sắt cho bé như thịt, gà, cá, đậu v.v. Tiếp tục cho bé ăn những thực phẩm giàu sắt cho đến khi bé khoảng 18-24 tháng tuổi. Ăn bao nhiêu là đủ? Cho bé ăn khoảng 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày, nhưng nên nhớ trẻ bỏ bữa cũng là điều bình thường. Để bé bỏ bữa nhiều khi là một điều khó khăn đối với nhiều cha mẹ, nhưng cần phải cho bé phản ứng kịp với những nhu cầu ăn uống của bản thân. Bé sẽ ăn khi bé đói, đừng ép bé ăn quá đà, nhưng cũng tuyệt đối không được để bé nhịn cả một ngày dài không ăn gì. Duy trì lịch ăn ổn định sẽ giúp bé tạo thói quen ăn đúng bữa đúng giờ. Và tốt nhất, đừng ngần ngại gặp các chuyên gia dinh dưỡng nếu các cha mẹ
  11. đang băn khoăn liệu bé có đủ lượng sắt, vitamin cho cơ thể không hay thắc mắc bé đang ăn quá ít hay quá nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2