intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực phẩm tránh dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi

Chia sẻ: Cao Thi Nhu Kieu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

250
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực phẩm tránh dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi Có một số thực phẩm chúng ta thường sử dụng phổ biến hàng ngày, nhưng với trẻ dưới một tuổi thì cần cẩn trọng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé. Muối Bạn không nên cho thêm muối vào bất cứ thức ăn nào dành cho bé, vì lúc này thận của bé chưa thích ứng với lượng muối nhiều. Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như: pho mát, xúc xích, thịt hun khói cũng nên hạn chế cho trẻ ăn. Khi mua các thực...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực phẩm tránh dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi

  1. Thực phẩm tránh dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi Có một số thực phẩm chúng ta thường sử dụng phổ biến hàng ngày, nhưng với trẻ dưới một tuổi thì cần cẩn trọng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bé. Muối
  2. Bạn không nên cho thêm muối vào bất cứ thức ăn nào dành cho bé, vì lúc này thận của bé chưa thích ứng với lượng muối nhiều. Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như: pho mát, xúc xích, thịt hun khói cũng nên hạn chế cho trẻ ăn. Khi mua các thực phẩm dành cho bé, bạn cần kiểm tra kỹ thành phần muối trên bao bì. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ dưới 1 tuổi không nên cho dùng quá 0,4g natri mỗi ngày. Nếu nấu ăn cho gia đình, bạn cũng nên hạn chế cho thêm muối vào các món ăn mà bé có thể ăn được. Điều này cũng giúp bạn đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Đường Các thực phẩm và thức uống có đường thường chứa nhiều chất ngọt nên hay làm sâu răng khi răng trẻ mới mọc. Chỉ nên thêm đường vào thực phẩm khi thực sự cần thiết. Trẻ dưới một tuổi tốt nhất không cho dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem. Mật ong Không nên dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi trong bất kỳ tình huống nào, ngay cả khi trẻ bị ho. Bởi vì, trong mật ong có chứa một loại vi khuẩn có thể gây độc tố cho đường ruột của bé. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng là ngộ độc ở trẻ sơ sinh.
  3. Mật ong cũng là một dạng đường, cũng có nghĩa nó có thể ảnh hưởng không tốt cho răng và gây sâu răng. Thực phẩm ít béo, ít calo và nhiều chất xơ Nếu chọn thực phẩm này cho trẻ sơ sinh thì đây không phải là ý kiến hay. Trẻ nhỏ phát triển nhanh do đó rất cần được cung cấp nhiều calo và các chất dinh dưỡng từ một lượng nhỏ thực phẩm hàng ngày, hơn là thực phẩm giàu chất xơ cho người lớn. Chất béo cung cấp cho trẻ năng lượng và một số vitamin chỉ có thể tìm thấy trong chất béo. Vì vậy nên chọn các thực phẩm giàu sữa béo dành cho bé. Không nên cho trẻ dùng các thực phẩm chứa thành phần chất xơ cao, đặc biệt là nguyên cám vì sẽ làm cản trở sự hấp thu một số khoáng chất quan trọng như canxi, sắt. Trẻ lớn hơn một tuổi mới nên cho trẻ ăn gạo nâu, mì, hay ngũ cốc nguyên cám vào bữa sáng. Các loại hạt
  4. Trẻ dưới 5 tuổi không nên cho ăn các loại hạt, nhất là đậu phộng vì có thể gây nghẹn, tắc nghẽn đường thở. Bên cạnh đó, đậu phộng cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Một số loại cá Cá mập, cá kiếm, cá maclin là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thần kinh của trẻ, do đó cũng nên tránh cho trẻ ăn. Một số hải sản có vỏ cũng cần hạn chế vì có thể gây ngộ độc thức ăn ở trẻ. Trứng sống Không nên dùng trứng sống hay trứng chưa chín kỹ cho bé. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể cho ăn trứng nhưng bạn phải đảm bảo trứng được luộc chín kỹ cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại. Bổ sung dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi Trong vòng 1 năm sau khi sinh ra, có thể nói những trẻ được bú mẹ có sức đề kháng tốt hơn. Nhưng nếu bạn không cẩn thận, chăm sóc không đúng cách, nguy cơ xuất hiện bệnh tật ở trẻ là rất cao. Cho nên, các bậc cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến việc bổ sung dinh dưỡng cho bé và những biểu hiện trong sinh hoạt của trẻ… 1. Trẻ bú mẹ, sau khi sinh khoảng 2-3 tháng là có thể ăn được các loại rau quả xay nhuyễn. 4-5 tháng là có thể ăn thịt cá xay nhuyễn, các thức ăn bổ sung sinh tố C… 2. Khi 6-7 tháng tuổi có thể cho bé ăn một ít thức ăn mềm. 8-9 tháng có thể cho bé
  5. ăn rau tươi, thịt, đậu, trứng. 10-12 tháng có thể cho bé ăn cơm, các thức ăn thông thường… 3. Mỗi lần cho trẻ ăn, tốt nhất nên thêm vào một ít rau. Sau khi bé ăn quen, tăng lượng rau lên dần dần, nhưng chú ý đừng quá nhiều so với lượng thức ăn của bé. 4. Giúp bé ăn. Tốt nhất nên cho bé ăn trước khi bú, khi đó da dày của bé còn trống, bé dễ ăn và dễ tiêu hóa. 5. Chú ý tình trạng tiêu hóa của bé. Nếu bé tiêu hóa không tốt thì nên giám lượng thức ăn đó xuống hoặc ngừng cho bé ăn loại thức ăn đó. 6. Trong thời gian bé còn bú, người mẹ cũng phải chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hơn. Người mẹ có thể ăn nhiều hơn một chút các loại rau, đậu, thịt… 7. Người mẹ phải thường xuyên chú ý giữ gìn vệ sinh đầu vú, thường xuyên kỳ rửa, thay áo. 8. Thông thường khoảng 3-4 tiếng cho bé bú một lần, mỗi lần khoảng 20 phút. Thời gian cho bé bú cũng có thể kéo dài hơn một chút, nhưng cũng không quá 30 phút. 9. Sau khi cho bé bú, vỗ nhè nhẹ vào lưng bé để hơi từ dạ dày bé thoát ra ngoài. 10. Vào ban ngày, giữa 2 lần cho bé bú, nên cho bé uống 1 lần nước, nhưng không nên cho uống quá nhiều.
  6. 11. Sau khi bé được 3 tháng, nên tập cho bé ăn một số thức ăn để chuẩn bị cho sau này khi bé ngừng bú. Khi bé tròn 1 tuổi thì nên dứt sữa, tốt nhất là thời gian dứt sữa của bé không kéo dài quá 1 tuổi rưỡi. Nếu bé thôi bú trễ, sữa mẹ sẽ không còn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, trẻ dễ bị thiếu dinh dưỡng. Nguồn: (webtretho)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2