intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nên dùng sữa như thế nào cho trẻ?

Chia sẻ: Lau Ca | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

99
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gần đây trên thị trường đã xuất hiện một số loại sữa có chứa melamin gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thông tin sữa bị nhiễm melamin đã gây hoang mang, lo lắng cho người dân. Nhiều gia đình đã ngừng cho con ăn sữa, nhiều nhà trẻ - mẫu giáo đã cắt sữa trong khẩu phần ăn của các cháu để tránh bị ngộ độc bởi melamin. Sữa (gồm sữa bò, trâu, dê, cừu) là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nên dùng sữa như thế nào cho trẻ?

  1. Nên dùng sữa như thế nào cho trẻ? Gần đây trên thị trường đã xuất hiện một số loại sữa có chứa melamin gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thông tin sữa bị nhiễm melamin đã gây hoang mang, lo lắng cho người dân. Nhiều gia đình đã ngừng cho con ăn sữa, nhiều nhà trẻ - mẫu giáo đã cắt sữa trong khẩu phần ăn của các cháu để tránh bị ngộ độc bởi melamin. Sữa (gồm sữa bò, trâu, dê, cừu) là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong thành phần của sữa có đầy đủ các chất đạm, mỡ, đường, vitamin và chất khoáng giúp cơ thể phát triển và khỏe mạnh. Chất đạm (protein) của sữa rất quý vì thành phần axit amin cân đối vì độ đồng hóa cao. Chất béo (lipit) của sữa giàu năng lượng, có nhiều vitamin tan trong chất béo nhất là vitamin A.
  2. Sữa cũng là nguồn vitamin nhóm B, nhất là riboflavin (B2). Trong sữa chua lượng vitamin B1, B2 nhiều hơn ở sữa thường tới 20-30%. Trong sữa có nhiều canxi dưới dạng kết hợp với casein, tỷ lệ canxi/photpho thích hợp nên mức đồng hóa và hấp thu cao. Chất béo (lipit) của sữa có giá trị sinh học cao vì ở trạng thái nhũ tương có độ phân tán cao tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa và hấp thu dễ dàng. Lipit của sữa chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết, có lecithin là một photphatit quan trọng có vai trò trong chuyển hóa và kéo cholesterol ra khỏi cơ thể. Do vậy sữa là thức ăn rất tốt cho mọi lứa tuổi. Với trẻ nhỏ sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Những tháng tiếp theo cần cho trẻ ăn bổ sung, trong khẩu phần của trẻ nên có thêm sữa (có thể là sữa bò, sữa trâu, sữa dê) phối hợp với các thức ăn đa dạng khác sẽ giúp trẻ có đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển tốt. Tuy nhiên gần đây thông tin về sữa nhiễm
  3. melamin gây hoang mang cho người dân nhưng chúng ta cần bình tĩnh tìm hiểu thông tin rồi đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn thức ăn cho trẻ nhỏ. Melamin là một loại chất kết dính, được đánh giá là ít độc khi dùng trong chế tạo keo dính làm các vật liệu gia dụng, nội thất, đồ chơi bằng nhựa, bằng gỗ, dán vải... vì có sức chịu nhiệt cao. Trong công thức melamin có 66% là nitơ do vậy đưa vào thực phẩm khi kiểm nghiệm sẽ cho chỉ số nitơ toàn phần cao làm cho người ta tưởng nhầm là lượng đạm cao nhưng đây chỉ là lượng đạm cao giả vì nitơ trong melamin không có tính dinh dưỡng như trong đạm của thức ăn. Chính vì đặc điểm trên nên một số người sản xuất đã lợi dụng để cho melamin vào thực phẩm (sữa, sữa chua, bánh kẹo...) để tăng giá thành thu lợi bất chính. Có rất ít công trình nghiên cứu về độc hại của melamin với người. Tuy nhiên, nghiên cứu trên chuột, thỏ, và chó cho thấy mức độ độc hại của melamin tương đối thấp. Thí nghiệm trên chuột cho thấy khi cho uống melamin với liều lượng 3161mg/kg thì 50% chuột chết. Khi chuột được cho ăn thức ăn chứa 1200mg/kg/ngày suốt 1 năm liền, các nhà nghiên cứu ghi
  4. nhận sạn trong nước tiểu, và một số triệu chứng như biếng ăn và sụt cân. Theo TS. Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam khi bị nhiễm độc melamin, do chức năng thận còn chưa hoàn chỉnh nên trẻ có nguy cơ bị bệnh sỏi thận, sạn thận - một loại bệnh rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ nhỏ Ảnh: Gettyimages vẫn đang bú mẹ. Trẻ em bị ảnh hưởng bởi sữa chứa chất melamin gây bệnh sỏi, sạn thận đại đa số đều là trẻ dưới 2 tuổi. Nguyên nhân được xác định, vì những trẻ này đã sử dụng sữa nhiễm chất melamin trong một khoảng thời gian dài. “Khi trẻ không được bú sữa mẹ mà dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ, nhưng các sản phẩm này lại nhiễm melamin. Trẻ dùng với số lượng lớn trong một thời gian dài dẫn đến
  5. việc đứa trẻ sẽ bị nhiễm độc, hậu quả tai hại là chúng sẽ mắc phải những triệu chứng sỏi thận, sạn thận thậm chí là tử vong” - TS. Olivé khẳng định. Theo nguyên tắc phòng ngừa, bất cứ thực phẩm nào cũng không được chứa melamin trong thành phần. Do đó, việc kiểm tra và kiểm nghiệm các sản phẩm lưu hành trong thị trường nước ta không chỉ tập trung vào sữa mà còn xem xét đến thực phẩm khác. Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang đã khẳng định: “Melamin là một chất không được có trong thực phẩm, Bộ Y tế đã họp bàn với WHO và FAO để xem xét vấn đề này”. Tuy nhiên chúng ta cũng đừng quá hoang mang lo lắng vì theo Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm của Hoa Kỳ (FDA) vừa cho biết hiện tại họ chưa xác lập được ngưỡng an toàn cho melamin và các hợp chất có chứa melamin trong sữa bột trẻ em. Đối với các thực phẩm khác, FDA kết luận rằng melamin và các hợp chất chứa melamin ở mức 2,5ppm (2,5 phần triệu) không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Mức 2,5ppm (hoặc 2,5mg/kg thực phẩm) được nhiều nước trên thế giới như Canada, Australia, New Zealand... sử dụng như ngưỡng cho phép đối với các mặt hàng thực phẩm nhiễm melamin. Riêng đối
  6. với sữa bột và các loại thực phẩm khác dùng làm nguồn dinh dưỡng duy nhất cho trẻ em, lượng melamin và axit cyanuric (một hóa chất thường kết hợp với melamin để gây độc) tối đa không được vượt quá 1ppm (1mg/kg sữa). Như vậy nếu sữa mà xét nghiệm có 2-3ppm melamin (2-3mg melamin/kg sữa) thì đứa trẻ phải ăn đến 0,9-1,5kg sữa/ngày thì mới bị vượt ngưỡng (điều này không trẻ Việt Nam nào có thể ăn như vậy). Các trường hợp bị phát hiện mắc bệnh sạn thận tại Trung Quốc thường là sử dụng sữa nhiễm melamin hàm lượng lớn kéo dài. Ở Việt Nam có 22 đơn vị đủ điều kiện, phương tiện thực hiện xét nghiệm tìm chất melamin trong sữa và nguyên liệu sữa đã phát hiện ra một số mẫu sữa bị nhiễm melamin. Danh sách các mẫu sữa bị nhiễm melamin đã và đang được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo TS. Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO thì các sản phẩm sữa ở Việt Nam dù bị nhiễm melamin nhưng chỉ có hàm lượng thấp. Trước tình hình hiện nay, mọi người hãy sáng suốt để lựa chọn thức ăn cho trẻ: tận dụng triệt để nguồn sữa mẹ cho
  7. trẻ, khi trẻ ăn bổ sung vẫn nên có sữa trong khẩu phầu, vì sữa vẫn là thức ăn tốt cho sự phát triển, đặc biệt là phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên nên chọn những sữa nào có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng; sữa của các công ty (hãng) đã qua xét nghiệm ở những labo chuẩn mà không có melamin trong thành phần. Lượng sữa dùng cho trẻ ăn bổ sung cũng không nên quá nhiều (chỉ từ 300-500ml/ngày). Ngoài sữa cần cho trẻ ăn thêm đa dạng các thực phẩm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ, dầu mỡ, rau xanh, quả chín). Nếu vì một lý do nào đó mà không có sữa cho trẻ thì có thể thay thế bằng các thức ăn giàu đạm như thịt, cá, trứng, tôm...).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2