intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành

Chia sẻ: Sunshine_5 Sunshine_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

99
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đậu nành là thức uống quen thuộc với nhiều người, nhưng không phải trong chúng ta ai cũng biết sử dụng đậu nành như thế nào cho hợp lí. Sau đây là một vài lời khuyên cho bạn khi sử dụng thức uống nhiều dinh dưỡng này. Không nên ăn kèm với trứng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành

  1. Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành
  2. Đậu nành là thức uống quen thuộc với nhiều người, nhưng không phải trong chúng ta ai cũng biết sử dụng đậu nành như thế nào cho hợp lí. Sau đây là một vài lời khuyên cho bạn khi sử dụng thức uống nhiều dinh dưỡng này. Không nên ăn kèm với trứng Nhiều người sẽ chuẩn bị bữa sáng cho mình bằng một cốc sữa đậu nành kèm với trứng ốp la hoặc trứng luộc. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, uống một mình thì có hiệu ứng bổ dưỡng cao, nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng thì lại không tốt. Vì trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng. Không nên uống quá nhiều Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không đựợc hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Qui định là không nên quá uống 400ml/ngày. Không dùng kèm với đường nâu
  3. Axit hữu cơ trong đường nâu liên kết với protein trong sữa đậu nành có thể phá hủy các chất dinh dưỡng. Không uống “chay”, không uống khi đói Nếu uống sữa đậu nành khi đói mà không ăn kèm với bất kỳ thực phẩm nào thì protein trong đậu nành sẽ phân hủy, không phát huy được vai trò bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Không uống sữa chưa nấu chín Sữa đậu nành chưa được nấu chín có chứa các chất độc hại, trong sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên khi uống vào sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài…Chất saponin làm cho đậu nành có hiện tượng “sôi giả” (khi đun chưa sôi nhưng đậu nành đã sủi bọt), khiến cho nhiều người tưởng lầm là đậu nành đã sôi và chín. Và những người uống sữa đậu nành thường xuyên nên bổ sung thêm nguyên tố vi lượng kẽm để tránh thiếu chất. Một số bệnh không nên uống sữa đậu nành Do đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút nên tránh uống sữa đậu nành vì uống sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài. Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều…cũng không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng trên nặng thêm. Không uống cùng thuốc kháng sinh Một số loại thuốc đặc biệt như thuốc thốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Do đó, tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành. Nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có phản ứng hóa học xảy ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2