intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ em có bị trầm cảm không?

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

107
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ em có bị trầm cảm không? Nhiều người nghĩ rằng trẻ em không bị trầm cảm (TC) nên phải giật mình khi nghe những thông tin về những vụ tử tử xảy ra ở lứa tuổi học sinh truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo một nghiên cứu ở Việt Nam, khoảng 10% hành vi tự tử xảy ra trong độ tuổi 10-17. Tự tử là một hành vi có nhiều lý do khác nhau, nhưng đa số các trường hợp (60-80%) tự tử xảy ra trong bối cảnh của tình trạng TC. Thông thường, trẻ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ em có bị trầm cảm không?

  1. Trẻ em có bị trầm cảm không? Nhiều người nghĩ rằng trẻ em không bị trầm cảm (TC) nên phải giật mình khi nghe những thông tin về những vụ tử tử xảy ra ở lứa tuổi học sinh truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo một nghiên cứu ở Việt Nam, khoảng 10% hành vi tự tử xảy ra trong độ tuổi 10-17. Tự tử là một hành vi có nhiều lý do khác nhau, nhưng đa số các trường hợp (60-80%) tự tử xảy ra trong bối cảnh của tình trạng TC. Thông thường, trẻ em không đủ kiến thức và nhận thức để nhận diện các biểu hiện của mình mang tính chất bệnh lý, và nếu có nhận thức được thì cũng hiếm khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn. Mặt khác, những người thân của trẻ mắc chứng TC cũng khó khăn trong việc nhận diện các biểu hiện TC vì những thay đổi tâm lý liên tục và phức tạp của lứa tuổi nhỏ. Những biểu hiện TC của trẻ em có thể bị nhầm lẫn với các rối loạn hành vi, ứng xử khác của trẻ và thường được giải thích như là những biến đổi tạm thời trong quá trình trưởng thành của trẻ. Những trường hợp trẻ có những thay đổi rõ rệt mới được gia đình hoặc thầy, cô khuyến cáo đưa đi khám bệnh hoặc tư vấn tâm lý. Áp lực trong học tập có thể khiến trẻ bị trầm cảm.
  2. Biểu hiện Mặc dù tiêu chuẩn chẩn đoán TC ở trẻ em không khác so với người lớn (xem bài TC và phụ nữ), nhưng các biểu hiện thay đổi rất nhiều theo bối cảnh thực tế của trẻ. Trẻ em ít khi biểu lộ hoặc than phiền cảm xúc buồn so với người lớn. Trẻ em nhỏ bị TC có thể giả vờ bị bệnh hay đau bụng, từ chối đi học, đu bám cha mẹ, lo sợ cha mẹ sẽ chết, biếng ăn, chậm lớn. Những trẻ lớn hơn có thể hay giận dỗi, giảm biểu lộ cảm xúc, gặp những trở ngại trong học tập, ý nghĩ tiêu cực, đánh giá thấp bản thân, hay cáu gắt, hành vi gây hấn, bạo lực, có những hành vi nguy cơ cao, suy giảm các quan hệ với bạn bè, gia đình hoặc các hoạt động khác, thay đổi các thói quen sinh hoạt ăn uống (chán ăn) và ngủ (thức khuya, ngủ ngày hoặc mất ngủ), hoặc trẻ hay nói chuyện về cái chết, tự tử hay thế giới bên kia. Không có xét nghiệm sinh học chuyên biệt nào có thể chẩn đoán xác định TC, mà việc chẩn đoán được thực hiện bởi các thầy thuốc chuyên khoa. TC xảy ra ở khoảng 2 - 3% trẻ em Con số này cao hơn ở trẻ em lớn hơn (tuy nhiên, chưa có số liệu nghiên cứu chính thức ở trẻ em Việt Nam). Ở trẻ em, TC có thể bị nhầm lẫn với các rối loạn tâm thần khác thường xảy ra ở trẻ em như: tự kỷ, các rối loạn học tập, rối loạn hành vi. Cần lưu ý rằng TC ở trẻ em thường là một bệnh nặng, nhưng có thể điều trị khỏi. Tự tử có thể xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi. Trẻ em gái có mưu toan tự tử nhiều hơn trẻ em trai, nhưng trẻ em trai thường thực hiện thành công tự tử nhiều hơn. Lưu ý, khi trẻ nói về cái chết và ý nghĩ muốn chết, không nên cho rằng đó chỉ là sự tò mò tìm hiểu hay sự đe dọa của trẻ đối với người lớn mà nó có thể biến thành hiện thực. Cần trò chuyện sâu hơn với trẻ để xác định tình trạng tâm lý của trẻ, nếu có xung đột với trẻ thì có thể cần đến sự trợ giúp của một người
  3. Điều trị khác mà trẻ kính nể hoặc Cũng như ở người lớn, TC ở trẻ em là do nhiều yếu tố đưa trẻ đến nhà tâm lý nguyên nhân kết hợp gây ra như: sức khỏe toàn thân nói hoặc thầy thuốc chuyên chung, các sang chấn đời sống, tiền sử gia đình, môi trường khoa. và các yếu tố sinh học, di truyền. TC không phải là một tình trạng tạm thời có thể tự khỏi mà không có điều trị. Điều trị TC ở trẻ em cũng giống như ở người lớn nghĩa là điều trị tâm lý (liệu pháp nhận thức hành vi) và sử dụng thuốc chống TC. Việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn khi áp dụng cả hai phương pháp này. Thuốc chống TC được sử dụng nhiều ở trẻ em là fluoxetine, được Cục quản lý thực phẩm và dược của Mỹ (FDA) phê chuẩn. Trong thực hành lâm sàng, các loại thuốc SSRI khác cũng được các thầy thuốc kê đơn để điều trị TC. Riêng thuốc paroxetine được FDA khuyến cáo là không nên dùng cho trẻ em, vì làm tăng nguy cơ tự tử bất kể chưa có bằng chứng xác thực về điều này. Trẻ em chiếm khoảng 50% dân số Việt Nam, nên số lượng trẻ bị bệnh TC là không nhỏ, lực lượng đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa không đủ đáp ứng để thẩm định chẩn đoán cũng như chăm sóc điều trị cho tất cả các em. Vì vậy, cần chú ý việc giáo dục nhận thức cho các trẻ em có biểu nghi ngờ và tranh thủ nâng đỡ tâm lý cho các em từ nguồn lực sẵn có tại chỗ như: thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, và các đoàn thể tại địa phương. BS. LÊ HIẾU
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0