intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ học đòi 'trọng nam khinh nữ'

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngồi ăn sáng ở quán cháo ngay đầu ngõ với cô bạn cùng xóm, bé Nam, 7 tuổi vênh mặt: "Ơ, cậu lau thìa cho tớ đi. Con gái là phải làm việc đó chứ". Bé Nam (đường Hoàng Đạo Thành, Thanh Xuân, Hà Nội) là cháu đích tôn nên ở nhà được cả ông bà, bố mẹ lẫn hai chị gái chiều chuộng. Khi đi học, Nam cũng rất hay quát các bạn nữ, có khi còn bắt các bạn phải phục vụ mình. Khi có người trêu "thế sau này lấy vợ thì ai làm cho" thì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ học đòi 'trọng nam khinh nữ'

  1. Trẻ học đòi 'trọng nam khinh nữ'
  2. Ngồi ăn sáng ở quán cháo ngay đầu ngõ với cô bạn cùng xóm, bé Nam, 7 tuổi vênh mặt: "Ơ, cậu lau thìa cho tớ đi. Con gái là phải làm việc đó chứ". Bé Nam (đường Hoàng Đạo Thành, Thanh Xuân, Hà Nội) là cháu đích tôn nên ở nhà được cả ông bà, bố mẹ lẫn hai chị gái chiều chuộng. Khi đi học, Nam cũng rất hay quát các bạn nữ, có khi còn bắt các bạn phải phục vụ mình. Khi có người trêu "thế sau này lấy vợ thì ai làm cho" thì cậu bé mới học lớp hai nói ngay: "Ơ vợ phải làm hết chứ. Ở nhà cháu, bà, mẹ với các chị làm tất cả mọi việc trong nhà. Ông và bố chỉ việc đọc báo, xem TV, đánh cờ thôi. Sau này cháu cũng thế". Bà Đặng Thị Lệ Thủy, giám đốc trung tâm Bồi d ưỡng kỹ năng sống Smile’s House (Láng Hạ, Hà Nội), cho biết, không ít trẻ thể hiện thái độ "trọng nam khinh nữ" trong cách nói năng, ứng xử hằng ngày với người thân, bạn bè. Bà kể lại, trong một buổi sinh hoạt với các em từ 7 đến 10 tuổi tại trung tâm Smile’s House gần đây, khi trao đổi về vấn đề “tiền mừng tuổi”, nhiều cháu nam đã rất tự đắc vì được nhiều hơn chị, em trong nhà, vì mình là con trai.
  3. Minh Đức (11 tuổi) kể: “Con được lì xì nhiều lắm, hơn 6 triệu cơ, tại con là con trai mà, còn em Lan được mỗi 2 triệu thôi, nhưng nó chả biết gì đâu ạ”. Còn bé gái Thái Linh, 7 tuổi thì cho biết: “Nhà con có ba chị em, con và em gái Hà Thương chỉ được mừng tuổi tiền Việt thôi, còn em trai con thì toàn được mừng tiền đô”. "Khi trò chuyện với các cháu về vấn đề giúp bố mẹ việc nhà dịp Tết, tôi cũng bất ngờ khi không ít bạn nam trong nhóm tuổi teen khẳng định: 'Em chỉ giúp bố những việc lớn thôi, còn mấy việc phụ nữ là mẹ và em gái làm'. Mấy việc 'phụ nữ' mà các bạn trai chia sẻ là: đi chợ, bếp núc, dọn dẹp và cả bày biện trang trí nhà cửa", nhà giáo Lệ Thủy kể thêm. Theo bà, gia đình là nơi hình thành cho trẻ phần lớn những khái niệm về cuộc sống sau này - trong đó có quan niệm về phân biệt đối xử nam, nữ - không phải bằng những “tuyên ngôn” rõ rệt mà chính từ những hành vi, ứng xử, lời nói ngẫu nhiên của các thành viên trong nhà. Với những gia đình có toàn con trai thì việc nhà hầu hết đổ lên vai người mẹ. Những nhà có cả con trai, con gái thì con trai thường được “ưu tiên” hơn. Sự vô tình phân biệt này thường xuất phát từ chính người mẹ. Bản tính phụ nữ Việt Nam là chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con và gia đình. Đôi khi họ quên rằng nếu không tỉnh táo ứng xử một cách bình đẳng
  4. với con từ bé sẽ khiến trẻ hình thành quan niệm phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Có người mẹ rất thương con gái vì nghĩ rằng "làm đàn bà thì khổ" và mỗi lần ép con ăn, chị thường nhắc đi nhắc lại điệp khúc "cố mà ăn đi, sau này đi lấy chồng thì lại nhường chồng nhường con hết chứ có bao giờ được miếng ngon nào". Nhà giáo dục phân tích thêm, thực tế, quan niệm có con trai trong xã hội ta còn rất nặng nề. Vì “khát” con trai nên không ít những gia đình trẻ, có điều kiện đã tốn công sử dụng nhiều biện pháp để đạt được yêu cầu. Thế nên ngay từ thủa lọt lòng, những bé trai đó đã được mọi người chăm chút và ưu tiên hết mực. Cho tới thời điểm mà các bậc phụ huynh “giật mình” thì con trai họ đã trượt khá xa: trở nên ích kỷ, vô cảm và thậm chí mắc phải những tệ nạn như game, đàn đúm đua đòi... Bà Thủy cho biết, bà từng tư vấn cho một bà mẹ rơi vào trạng thái hoảng loạn khi cậu con trai học lớp 9 trộm tiền của bố mẹ và bỏ nhà theo một nhóm bạn xấu. Trong khi đó, cô con gái lớn, đang là sinh viên năm thứ hai thì sống thu mình, ít nói và luôn tỏ ra buồn bã. Chia sẻ với nhà giáo dục, chị thừa nhận đã vô tình thiếu công bằng trong ứng xử với con trai và con gái từ khi chúng còn nhỏ.
  5. Trao đổi với chuyên gia, chị Hà Anh (Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội), cũng thổ lộ: “Em rất hoảng khi thấy con trai thường xuyên quát chị nó 'Ai cho chị ăn bánh của em, chị chỉ được ăn gói kia thôi.” Chị còn cho biết, thằng con trai 6 tuổi của chị rất “quái”, nó biết cách bắt chị nó phải tuân thủ và phục vụ theo ý mình. Dù khẳng định “gia đình em rất nghiêm khắc, có dạy con thế đâu, tính nó sinh ra đã thế rồi", nhưng chị cũng phải thừa nhận chính mình luôn bắt cô con gái phải nhường, nhịn em và cưng cậu con trai hơn. Theo bà Lệ Thủy, con trẻ hình thành tính cách bằng cách quan sát và nạp thông tin từ mắt thấy, tai nghe. Từ quan sát trẻ ghi nhớ và cảm nhận rồi thể hiện bằng hành vi của mình. Đây là một quá trình tâm lý. "Là cha mẹ, chúng ta đều mong muốn con cái dù là gái hay trai thì cũng cần có tri thức và nhân cách. Muốn vậy, chúng ta phải hết sức thận trọng từ lời nói đến hành vi ứng xử hàng ngày đối với các con. Đừng vô tình nặng con trai, nhẹ con gái, mà hãy bằng mọi cách để các con, cả trai lẫn gái, tự nguyện tham gia vào các hoạt động gia đình, biết yêu thương và chia sẻ với người khác", nhà giáo dục chia sẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2