intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ hư vì cách giáo dục "lệch pha" của người lớn

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

70
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Không ít giáo viên lấy dạy thêm, học thêm làm phương kế sinh nhai, lấy việc quà biếu làm vui… như thế thì làm sao làm gương cho học sinh", Giáo sư Lê Trí Viễn nhận xét trong buổi thảo luận "Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông". Cuộc thảo luận do Sở Giáo dục Đào tạo TP HCM tổ chức hôm 21/12. Thống kê từ Sở Giáo dục Đào tạo thành phố, trên 98% học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt, nhưng qua khảo sát xã hội mới đây, nhiều ý kiến không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ hư vì cách giáo dục "lệch pha" của người lớn

  1. Trẻ hư vì cách giáo dục "lệch pha" của người lớn "Không ít giáo viên lấy dạy thêm, học thêm làm phương kế sinh nhai, lấy việc quà biếu làm vui… như thế thì làm sao làm gương cho học sinh", Giáo sư Lê Trí Viễn nhận xét trong buổi thảo luận "Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông". Cuộc thảo luận do Sở Giáo dục Đào tạo TP HCM tổ chức hôm 21/12. Thống kê từ Sở Giáo dục Đào tạo thành phố, trên 98% học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt, nhưng qua khảo sát xã hội mới đây, nhiều ý kiến không khen ngợi, thậm chí còn chê các em. "Không ít người bất bình vì học sinh vô lễ, nói tục, chửi thề, coi thường Luật giao thông. Ngay trong tập thể sư phạm các trường cũng chưa đồng bộ, có "cự ly" trong việc
  2. đánh giá đạo đức học sinh", Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Huỳnh Công Minh phản ánh. Đại diện Phòng Giáo dục quận Tân Phú cho biết, khái niệm "trẻ chưa ngoan" cũng có nhiều ý kiến trái ngược. Có người cho rằng, trẻ em thì phải nghịch ngợm do bản tính hiếu động của lứa tuổi, chỉ khi nào đánh lộn, nói dối mới là không ngoan. Nhưng cũng không ít người phê phán trẻ nghịch ngợm là hư. "Những mâu thuẫn về khái niệm dẫn đến sự lúng túng, không nhất quán trong phương pháp giáo dục của người lớn, khiến trẻ em khó xác định hành vi đạo đức đúng sai cho mình", vị này nói. Ông Hồ Xuân Vinh, Hiệu trưởng THCS Ngô Sĩ Liên, quận Tân Bình, phàn nàn, ngành giáo dục đang gặp khó khăn khi ngay từ gia đình học sinh đã bị cái xấu tác động thường xuyên. Gia đình nào cũng muốn con mình ngoan, trở thành người tốt, nhưng chính hành động của họ lại trái ngược với mong muốn đó. "Không ít trẻ em thành phố hàng ngày chứng kiến cảnh bố mẹ buôn bán, lừa lọc khách hàng bằng mọi mánh khóe.
  3. Còn trẻ nông thôn thì trực tiếp giúp bố mẹ nhồi bánh đúc vào diều gà vịt để tăng trọng lượng, hái rau vừa phun thuốc trừ sâu để bán cho khách", ông Vinh bức xúc nói. "Theo logic, dạy học sinh là trách nhiệm thuộc về nhà trường, nhưng mong gia đình và xã hội hãy cùng chúng tôi gánh nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho các em" Các ý kiến khác cũng cho rằng, cộng đồng xã hội cần xác định rõ về giá trị đạo đức để tạo sự thống nhất cao trong 3 môi trường giáo dục, gồm gia đình, nhà trường và xã hội Sự bất hợp lý của chương trình sách giáo khoa môn Giáo dục công dân và sự sa sút đạo đức của giáo viên cũng được xem là nguyên nhân khiến học sinh "không ngấm" các bài học đạo đức trong nhà trường. Toàn bậc phổ thông hiện có 196 bài dạy đạo đức – công dân, nhưng nhiều chuyên gia về ngành giáo dục tại thành phố cho rằng, thời lượng dành cho môn này quá ít, lại không thi tốt nghiệp nên gia đình, nhà trường và học sinh đều coi nhẹ. Ông Thái Quốc Tuấn, chuyên viên Phòng trung học, Sở Giáo dục đào tạo TP HCM cho rằng, học sinh không hứng
  4. thú với môn học này vì nội dung chương trình không hấp dẫn. Nhiều tranh ảnh minh họa không có màu sắc, gây khó khăn cho giáo viên khi giảng bài. Đồng tình với ý kiến trên, ông Lê Kim Giang, phòng Giáo dục đào tạo quận 3 chỉ ra một loạt những bất cập của chương trình giáo dục đạo đức – công dân trong sách giáo khoa. Theo ông Giang, các bài học không tạo được dấu ấn trong tâm hồn trẻ về những phẩm chất cơ bản của nhân cách con người. "Chương trình giáo dục đạo đức hiện vừa thừa vừa thiếu, không phù hợp tâm lý trẻ. Đơn cử, ở bậc THCS, các em đã phải học Bộ máy nhà nước, quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân. Những vấn đề pháp luật đó chưa cần thiết với trẻ 12-15 tuổi", ông Giang phân tích. Giáo sư Lê Trí Viễn cho rằng, chương trình giáo dục đạo đức khó mang lại hiệu quả mong muốn khi một số hiện tượng tiêu cực trong môi trường giáo dục ít nhiều đã làm biến dạng hình ảnh người thầy. "Không ít giáo viên ngày nay lấy dạy thêm, học thêm làm phương kế sinh nhai, lấy
  5. việc quà cáp biếu xén làm vui… như thế thì làm gương cho học sinh thế nào được", ông Viễn bức xúc nói. Hầu hết ý kiến tại Hội thảo đề nghị Bộ Giáo dục xây dựng chương trình giáo dục đạo đức công dân có tính hệ thống xuyên suốt qua các cấp học theo hướng chú ý đến những phẩm chất cơ bản, sự phát triển của quy luật tâm lý và bổ sung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1