intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ sơ sinh biết làm gì?

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

73
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ sơ sinh biết làm gì? Quãng thời gian sau khi sinh ra, những tuần đầu tiên là một giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của trẻ. Đó là quãng thời gian bé phải thích nghi cao độ với môi trường xa lạ và không quen thuộc: cách thở khác so với môi trường trong bụng mẹ, làm quen với nhiệt độ và thức ăn khác... Tiếng khóc đầu tiên của bé sau khi chui ra khỏi bụng mẹ chính là dấu hiệu cho biết các cơ quan của bé hoạt động bình thường. Và sau đó sự...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ sơ sinh biết làm gì?

  1. Trẻ sơ sinh biết làm gì? Quãng thời gian sau khi sinh ra, những tuần đầu tiên là một giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của trẻ. Đó là quãng thời gian bé phải thích nghi cao độ với môi trường xa lạ và không quen thuộc: cách thở khác so với môi trường trong bụng mẹ, làm quen với nhiệt độ và thức ăn khác... Tiếng khóc đầu tiên của bé sau khi chui ra khỏi bụng mẹ chính là dấu hiệu cho biết các cơ quan của bé hoạt động bình thường. Và sau đó sự thích nghi và phát triển của các cơ quan này sẽ diễn ra theo lộ trình trong vài tháng đầu đời, đặc biệt là những tuần đầu tiên. Cảm nhận Bé đã phân biệt được đêm và ngày (sáng/tối) nhưng thị giác vẫn chưa phát triển hoàn thiện vì vậy chưa
  2. nhìn rõ từng vật cụ thể. Hình ảnh khuôn mặt của người mẹ cũng mờ mờ như nhìn qua màn trong sương mù vậy. Trẻ nhìn rõ nhất các vật ở cách mắt của chúng khoảng cách 25-30 cm. Thính giác bị giảm một chút và bé có phản ứng tiêu cực với các âm thanh gắt và to. Vì vậy bé có thể ngủ ngon khi bạn cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương với âm thanh vừa phải. Khứu giác của trẻ trước khi sinh ra đã phát triển khá hoàn chỉnh. Ngay sau khi sinh ra, bé đã tập nhận biết mùi của từng người trong gia đình. Vào những giai đoạn cuối cùa thai kỳ bé đã cảm nhận được sự thay đổi mùi vị của nước ối thông qua những thực phẩm khác nhau mà bà mẹ sử dụng hàng ngày. Và sau khi chào đời, mỗi lần bú sữa mẹ bé có thể
  3. nhận ra những "vị" quen thuộc mà bé đã từng được "nếm" khi còn ở trong bụng mẹ. Thường thì cha mẹ ít khi đánh giá đúng mức vai trò của khứu giác, nhưng trên thực tế nó là phương pháp hữu hiệu nhất giúp bé nhận biết và khám phá thế giới xung quanh trong khi thị giác của bé còn chưa hoàn chỉnh. Cơ thể Bé sẽ còn cố giữ tư thế như trong bụng mẹ vài tuần: người cuộn tròn như khi ở trong bào thai, đầu gục xuống ngực. Mỗi khi bé khó ở bé sẽ ngọ nguậy, khua tay, đạp chân để thể hiện phản ứng của mình. Xương đã hình thành đầy đủ nhưng còn rất mềm, đặc biệt mẹ phải rất cẩn thận khi làm gì đó với đầu của bé: xương sọ còn mềm, có một chỗ rất dễ bị tổn thương đó là thóp, các cơ của bé cũng còn rất yếu ớt. Phản xạ
  4. Cơ thể của trẻ sơ sinh có đặc tính rất đặc biệt về cấu tạo và chức năng: đại đa số các động tác đều theo phản xạ: nắm tay thành nắm đấm và đưa vào mồm, mút ti mẹ, khua tay chân khi có tiếp xúc. Làn da Nhiệt độ cơ thể thay đổi theo tác động của môi trường xung quanh, da trẻ phản ứng nhanh với những thay đổi này. Làn da của bé sơ sinh rất mềm và nhạy cảm hơn nhiều so với da của người lớn. Làn da bị bẩn, hăm, mụn nhọn sẽ ảnh hưởng ngay và trực tiếp tới thể trạng chung của bé. Bởi vậy bé yêu cần được tăng cường sự bảo vệ bằng việc sử dụng khăn ướt giữ ẩm và tã giấy phù hợp, chất lượng cao. Lịch phát triển trong những tuần đầu tiên Trẻ sơ sinh có những khả năng đặc biệt đáng kinh ngạc và mỗi ngày chúng lại học hỏi thêm được một điều gì đó mới.
  5. - Tuần thứ nhất Bàn tay nắm thành đấm, tay và chân "cong lại". Có thể nhận ra giọng nói của mẹ, khả năng nghe tốt như người lớn. Phản xạ đòi bú mạnh - với bé lúc này măm măm là trên hết. Trong tư thế nằm sấp bé luôn cố gắng ngẩng đầu lên. Nhiều cử động vô ý thức do các cơ co. - Tuần thứ hai Những ngón tay bé xíu của bé vẫn tiếp tục bóp thành nắm đấm khi thức. Thị giác vẫn chưa hoàn thiện. - Tuần thứ ba Đôi khi xảy ra hiện tượng "co cơ".
  6. Trẻ có thể ngẩng đầu từ tư thế nằm sáp trong một quãng thời gian nhất định nhưng không được lâu. Trẻ vẫn chưa biết dùng tay nắm đồ vật một cách chủ động. - Tuần thứ tư Ở tuần này trẻ đã biết "giao lưu" hơn. Bé thường mỉm cười khi nhìn thấy mẹ. - Tuần thứ năm Các cơ bắt đầu thư giãn hơn và thân người hay dướn thẳng. Bàn tay vẫn nắm chặt trừ lúc ngủ và khi nằm yên tĩnh. Bé đã biết nở nụ cười một cách chủ động, có ý thức đáp lại những kích thích từ bên ngoài (đáp lại nụ cười của bố mẹ, người thân...).
  7. Lời khuyên cho mẹ Để bé nằm sấp vài lần một ngày. Như thế sẽ giúp bé "loại" hơi dư trong bụng, cũng là để giúp bé luyện tập cơ bụng và cơ cổ. Hàng ngày cho bé nằm sấp như vậy bạn sẽ giúp bé luyện giữ đầu và cơ cổ, cơ lưng. Đừng quên những bài tập luyện thị giác cho bé. Hãy thử di chuyển đồ chơi sặc sỡ nào đó ngang qua tầm nhìn của bé để bé tập theo dõi sự di chuyển của đồ vật. Bế bé trên tay sao cho tay và đầu bé trên vai bạn. Bé sẽ có cơ hội tốt khám phá xung quanh và định vị các đồ vật trong nhà khi bạn vừa bế bé trong tư thế như vậy vừa đi đi lại lại, nhún nhảy trong phòng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2