intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trị hen suyễn bằng phương pháp cổ truyền

Chia sẻ: Anhdao_1 Anhdao_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

64
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hen là một bệnh mãn tính, trầm trọng, và thường cũng là một biểu hiện về dị ứng, nhiều khi kéo dài nhiều năm tháng.Hen cũng là một bệnh khá hay gặp. Theo số liệu thống kê, cả thế giới có trên 16 triệu người hen ở Việt Nam, số người mắc hen chiếm khoảng 4-5% dân số. Người bệnh hen nếu được điều trị thích hợp, hoàn toàn không phải chấp nhận cuộc sống hạn chế. Nhiều vận động viên thể thao, kể cả các nhà quán quân thể thao bị hen vẫn đạt được những thành tích tuyệt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trị hen suyễn bằng phương pháp cổ truyền

  1. Trị hen suyễn bằng phương pháp cổ truyền Hen là một bệnh mãn tính, trầm trọng, và thường cũng là một biểu hiện về dị ứng, nhiều khi kéo dài nhiều năm tháng.Hen cũng là một bệnh khá hay gặp. Theo số liệu thống kê, cả thế giới có trên 16 triệu người hen ở V iệt Nam, số người mắc hen chiếm khoảng 4 -5% dân số. N gười bệnh hen nếu được điều trị thích hợp, hoàn toàn không phải chấp nhận cuộc sống hạn chế. Nhiều vận động viên thể thao, kể cả các nhà quán quân thể thao bị hen vẫn đạt được những thành tích tuyệt đỉnh trong các cuộc tranh tài quốc tế. Điều này chứng minh hen không cản trở người mắc bệnh được hưởng một cuộc sống có ý nghĩa với các hoạt động tích cực về nghề nghiệp.
  2. Theo y học cổ truyền thì “đông bệnh, hạ trị“ (bệnh mùa đông trị mùa hè). Bệnh hen suyễn thường phát vào mùa đông thì cần trị ngay từ mùa hè. Mùa hè dương khí lớn mạnh, vì thế nếu chú ý bồi dưỡng phế trong mùa hè phế khí mạnh hơn thì sang mùa đông bệnh hen suyễn sẽ giảm dần dần rồi khỏi hẳn. N goài uống thuốc thì các món ăn và cách day bấm huyệt cũng hỗ trợ việc điều trị hiệu quả. Bài 1: rau hẹ 100g, rửa sạch cắt đoạn; trứng gà 2 quả đập vào bát đánh đ ều, cho m ỡ vào chảo rán sôi mỡ, đổ trứng và rau vào xào chín, ăn với cơm. Bài 2: tỏi 10 củ, giã nát, cho đường đỏ vào nồi cùng tỏi, nước vừa đủ nấu thành cao. Mỗi lần ăn 1 thìa, ăn 2 lần vào sáng và tối.
  3. Bài 3: lạc nhân 15g, đường phèn 15g, lá dâu 15g. Cho tất cả vào nồi nước vừa đủ nấu khi lạc nhân nhừ thì bỏ lá dâu, còn lại ăn hết. Bài 4: b í đỏ tươi 500g gọt bỏ vỏ, táo tàu 15 quả bỏ hạt, nước vừa đủ nấu chín nhừ, cho đường vào, ăn trong ngày. Bài 5: gừng tươi 200g giã vắt lấy nước, đường phèn 200g nấu chảy ra, vừng đen 200g rang vàng, chờ cho nguội trộn với nước gừng sao cho khô lại đổ mật ong và nước đường phèn vào trộn đều, cho vào lọ đậy kín, dùng dần. Ngày uống hai lần sáng tối, mỗi lần 1 thìa với nước nguội. Dùng tốt cho người già bị hen suyễn. Bài 6: sữa đậu nành 1 bát, đường phèn 60g, nấu cùng. Ngày uống 1 lần. Bài 7: phổi lợn làm sạch nhồi lá hẹ 100g, củ hẹ 10g đã rửa sạch thái nhỏ, nướng chín ăn. Bài 8: tinh d ầu hoa hồng 2 giọt pha trong 100ml nước đun sôi để nguội, uống buổi sáng có tác dụng ngăn cơn hen, ức chế nguyên nhân gây hen. Bài 9: lá táo ta 100g, lá chanh 50g, hạt cải canh 10g; hoặc lá dâu 200g, lá khế 500g, hạt tía tô 10g; hoặc lá ngải cứu 150g, dây tơ hồng 100g, hạt bìm bìm 10g. Các vị tán bột dùng nước sôi hãm trong phích nước để uống trong buổi sáng có thể ngăn cơn hen trong cả ngày.
  4. Kết hợp xoa bóp các huyệt: Bấm huyệt đại chùy, đ ịnh suyễn, phế du; Nhào và bắt gió ở gáy, phần trên của lưng và cẳng tay; Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ 3 phút; Điểm và nhào huyệt túc tam lý, phong long; Véo d ọc cột sống cả 2 bên từ đốt sống cổ 7 đến đốt sống cùng cụt; Người bệnh tự xoa, ấn, day huyệt đản trung, thiên đột, chà xát 2 bên gáy, 2 bên động mạch cảnh cổ. V ị trí huyệt: Thiên đột: huyệt nằm ở giữa chỗ lõm trên bờ trên xương ức, trước khí quản và thực quản, ở trong góc tạo nên bởi bờ trong của cơ ức - đòn - chũm, bờ trong của 2 cơ ức đòn - móng và bờ trong của cơ ức - giáp trạng. Ð ản trung: ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường đi ngang qua 2 núm vú (nam giới) hay đường đi ngang qua b ờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (nữ giới). Phế du: bắt chéo bàn tay vòng qua cổ sang phía lưng đối diện, huyệt nằm ở đầu ngón tay giữa, cách đường trục giữa cột sống lưng 1,5 tấc. Ð ại chùy: nằm ở giữa đốt sống cổ 7 và đốt sống ngực 1. Túc tam lý: huyệt nằm ở dưới mắt đầu gối 3 tấc và cách bờ xương ống chân 1 tấc. Phong long: từ mắt cá chân ngoài đo lên 8 thốn hoặc lấy huyệt ở điểm giữa nếp khoeo chân và mắt cá chân ngoài. Ð ịnh suyễn: cách huyệt đại chùy (hoặc gai đốt sống C7) ngang ra 1 tấc. Vai trò của dinh dưỡng đối với ng ười bị hen suyễn
  5. Tuy dinh dưỡng không đóng vai trò quyết định trong điều trị bệnh hen suyễn như dược phẩm, nhưng gần đây khoa học cho thấy chế độ dinh dưỡng góp phần trong việc làm gia tăng tần suất mắc bệnh hen suyễn trong cộng đồng, do đó một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần trong phòng ngừa và kiểm soát bệnh hen suyễn. V ai trò của acid béo omega 3: Trong chế độ ăn hiện nay con người có xu hướng tiêu thụ mất cân bằng theo hướng nhiều acid béo omega 6 hơn omega 3. Thông thường chúng ta tiêu thụ rất nhiều thực phẩm chứa acid béo omega 6 (có nhiều trong các loại dầu ăn như dầu đậu nành, dầu bắp, dầu hạt hướng dương...) đặc biệt là trong bối cảnh mọi người đều thay mỡ động vật bằng dầu thực vật, trong khi đó tiêu thụ ít thực phẩm chứa nhiều acid béo omega 3 (có nhiều trong rau lá xanh, dầu hạt cải, đặc biệt có nhiều trong các loại cá biển như cá ngừ, cá mòi, cá hồi, cá thu, cá trích...). Chế độ ăn mất cân bằng trong tỉ lệ acid béo omega 6/omega 3 làm tăng cường giải phóng các hóa chất gây viêm làm tăng nặng bệnh hen suyễn vốn là một bệnh có cơ chế viêm tại đường hô hấp. Để phòng và điều trị, người bệnh hen nên giảm lượng thực phẩm chứa nhiều acid béo omega 6 và tăng thực phẩm giàu omega 3 như nêu trên. Hoặc cũng có thể bổ sung bằng viên d ầu cá (chứa nhiều acid béo omega 3). G iảm cân nếu béo phì: tuy bằng chứng y học chưa mạnh nhưng có rất nhiều nghiên cứu chứng minh mối tương quan giữa béo phì và b ệnh hen suyễn. Đặc biệt gần đây nhiều nghiên cứu đã chứng minh bệnh béo phì và bệnh đái tháo
  6. đường có cơ chế viêm. Viêm cũng là cơ chế chính trong bệnh hen suyễn. Do đó các hóa chất gây viêm phát sinh do mất cân bằng mô mỡ trong bệnh béo phì cũng có ảnh hưởng làm nặng thêm bệnh hen suyễn. Vì thế lời khuyên đối với người hen suyễn là giảm cân nếu thừa cân hoặc béo phì. V ai trò của các chất dinh dưỡng chống oxy hóa (hay còn gọi là chống lão hóa): sự mất cân bằng giữa các chất oxy hóa và chống oxy hóa trong cơ thể có ảnh hưởng đến các phản ứng viêm trong cơ thể bao gồm ảnh hưởng đến tính thấm thành mạch, co giãn cơ trơn, sự bài tiết chất nhầy... Do đó để phòng và điều trị hen suyễn, người bệnh cần tăng cường các chất dinh dưỡng có tính chống oxy hóa bao gồm glutathione, vitamin C, vitamin E, beta-caroten là tiền chất vitamin A... Những chất này có nhiều trong các loại trái cây (nho, bưởi, mận, dâu, cam, thơm...), rau quả và rau mầm, trái cây khô, các loại đậu, hạt... V ai trò của chất manhê: manhê có tác dụng giúp giãn cơ trơn và kháng viêm. Do đó người bệnh hen nên ưu tiên dùng thực phẩm giàu manhê gồm rau lá xanh, cà chua, các loại đậu (đặc biệt là đ ậu đen, đậu trắng, đậu nành), hạt (đặc biệt là hạt bí, hạt dẻ, hạt điều), chuối, ngũ cốc nguyên cám, sữa và chế phẩm từ sữa, atisô. V ai trò của các chất methylxanthines: đây là một nhóm thuốc có tác dụng điều trị hen qua cơ chế làm giãn phế quản và có tác d ụng kháng viêm nhẹ. Chất này trong tự nhiên có trong các thực phẩm nhiều cafein bao gồm trà, cà phê, nước ngọt coca cola, sôcôla... Người bệnh hen suyễn sử dụng vừa phải các thực phẩm chứa methylxanthines cũng góp phần ổn định bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2