intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều Trị Nội Khoa - Bài 15: HEN PHẾ QUẢN

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

99
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hen phế quản là bệnh dị ứng đường hô hấp, thuộc về phạm trù “háo”, “suyễn”, “đàm ẩm” ở Đông y học. Nhân tố bệnh lý chủ yếu bệnh lý ấy là đàm' , đàm đó Phục ở trong phế, bởi ngoại cảm phong hàn, ăn uống , tình chí hoặc làm mệt quá mức mà dụ phát, trong đó quan hệ với biến hoá khí hậu rất là mật thiết. Khi phát cơn, đàm theo khí lên, đàm và khí vướng chéo nhau, đường khí không lợi, sự lên xuống của phế mất thường mà gây ra thở...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều Trị Nội Khoa - Bài 15: HEN PHẾ QUẢN

  1. Điều Trị Nội Khoa - Bài 15: HEN PHẾ QUẢN Hen phế quản là bệnh dị ứng đường hô hấp, thuộc về phạm trù “háo”, “suyễn”, “đàm ẩm” ở Đông y học. Nhân tố bệnh lý chủ yếu bệnh lý ấy là đàm' , đàm đó Phục ở trong phế, bởi ngoại cảm phong hàn, ăn uống , tình chí hoặc làm mệt quá mức mà dụ phát, trong đó quan hệ với biến hoá khí hậu rất là mật thiết. Khi phát cơn, đàm theo khí lên, đàm và khí vướng chéo nhau, đường khí không lợi, sự lên xuống của phế mất thường mà gây ra thở hít khó khăn, trong hầu phát ra tiếng kêu rống. Nếu phát cơn lặp lại nhiều lần, kéo dài không khỏi, đàm hàn làm hại dương khí, đàm nhiệt làm hại âm khí, có thể dẫn tới ba tạng phế, tỳ, thận đều hư, xuất hiện chứng hậu bản hư tiêu thực . ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN 1. Đã trải qua có quá trình lặp lại hen suyễn nhiều lần hoặc dị ứng, phát bệnh phần lớn là vào ban đêm. 2. Khi làm cơn đột nhiên ngực buồn bằn thở ra khó khăn, trong hầu kêu rống, đàm khó văng ra, không thể nằm ngang, phát cơn sẽ có lúc dừng, ho nhổ ra dịch đờm bóng bọt màu trắng. 3. Nghe chẩn vùng ngực khi phát cơn, hai phổi phân phối đầy tiếng kêu rống. Tổng số bạch cầu trong máu tăng lên, phần trăm tế bào ái toan lên cao. Kiểm tra X quang vùng ngực. vùng phổi không có ổ bệnh (bệnh lâu ng ày hoặc người già có thể có biến đổi phế khí thũng).
  2. 4. Ho hen ác hại, nhiều đờm vàng đặc, phát sốt. Chú ý phát kèm cảm nhiễm vùng phổi như viêm phổi, viêm phế quản. 5. Bệnh lâu ngày mà đến mức thường luôn hụt hơi thở suyễn, sau khi hoạt động càng rõ rệt, phải suy nghĩ phát kèm phế khí thũng; nếu thấy kèm tím tái, tim thổn thức, mặt và chân tay phù thũng phải nghĩ đến bệnh tâm tạng có nguồn gốc từ phế. 6. Nếu khi ban tối đột phát thở suyễn không thể nằm ngang, cần phải xem xét riêng với thỏ suyễn có nguồn gốc từ tim. Cái sau là hen tim thường kèm có tim hoảng, tim đập thổn thức, tím tái, ho hắng hoặc nhổ ra đàm bóng bọt có máu, kiểm tra có thể có tim to ra, tạp âm vùng biện mạc. âm ran ẩm vùng phổi là thể chứng dương tính. PHƯƠNG PHÁP CHỮA 1. Biện chứng thí trị. Căn cứ ở đặc điểm phát cơn và khoảng cách cơn của bệnh này chữa thì phải lấy trị tiêu khi phát, trị bản khi yên lặng làm nguyên tắc. Trị tiêu nên phân biệt hàn, nhiệt, khử tà hoá đàm; trị bản nên bồi bổ phế, tỳ, thận. giúp cho chính khí ấy. Nếu phát cơn lặp lại lâu dài, chính hư tà thực thác tạp, phải cùng trị tiêu bản. a. Chứng hàn: Khi ở ngực cách buồn bằn như tắc, trong hầu có tiếng đờm kêu, ho không nhiều. đờm mỏng trắng, lượng ít. Ra không thoải mái, miệng không khát, hoặc khát mà thích uống nóng. sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế huyền. Cách chữa ôn phế tán hàn, khoát đàm lợi khí. Bài thuốc ví dụ Tiểu thanh long thang gia giảm.
  3. Ma hoàng 1,5 - 3 đồng cân, Quế chi 1,5 đồng cân. Khương Bán hạ 3 đồng cân, Sinh Cam thảo 1 đồng cân, Can khương 1 đồng cân, Tế tân 8 phân, Ngũ vị tử 1,5 đồng cân, Hạnh nhân 3 đồng cân. Gia giảm: + Nhiều đờm úng tắc rêu lưỡi trắng dầy mà trơn, thì bỏ Ngũ vị tử, Cam thảo; gia chế Hậu phác 1,5 đồng cân, sao Bạch giới tử 1,5 đồng cân, Xạ can 3 đồng cân, sao Tô tử 3 đồng cân. + Ho hắng ác hại, bỏ Quế chi; gia Tử uyển, Nhẫn đông hoa, hoặc Bạch tiền, mỗi thứ 3 đồng cân. b. Chững nhiệt: Ngực cách buồn bằn bứt rứt, hơi thở thô có tiếng đờm rống ho nhổ ra đờm mủ vàng, hoặc sắc trắng tráng dính như sợi bột, mặt đỏ, tự ra mồ hôi, miệng khát ưa uống hoặc có phát sốt, ríu lưỡi vàng trơn, ven đầu nhọn màu hồng, mạch huyền hoạt sác. Cách chữa Thanh nhiệt tuyên phế, hoá đàm bình suyễn. Bài thuốc ví dụ Định suyễn thang gia giảm. Thủy chích Ma hoàng 1,5 đồng cân đến 2 đồng cân, Khổ Hạnh nhân 4 đồng cân, Sinh cam thảo 1 đồng cân,
  4. Sao Hoàng cầm 3 đồng cân, Tang bạch bì 5 đồng cân, Trúc lịch Bán hạ 3 đồng cân. Gia giảm: + Nhiều đờm úng tắc, gia Xạ can 3 đồng cân, Đình lịch tử 3 đồng cân + Ho hắng ác hại, nhổ ra đờm vàng đặc, gia Ngư tinh thảo 1 lạng, Hải cáp phấn 4 đồng cân bao lại sắc. + Phát sốt rất nhiều, gia Sinh Thạch cao 1 lạng. c. Chứng hư: Phát cơn lặp lại lâu ngày, tuổi già có thể yếu, lúcbình thường luôn có thở suyễn mức nhẹ giữ liền, tâm hoảng thở hụt hơi, sau hoạt động càng quá lắm, ho mà nhiều đờm, sợ gió dễ ra mồ hôi. ăn ít hình gầy, mệt mỏi không có sức, chất lưỡi nhạt, mạch hư. Cách chữa Bổ phế ích thận, kiện tỳ hoá đàm. Bài thuốc ví dụ: Đảng sâm 5 đồng cân, Hoàng kỳ 5 đồng cân, Bạch truật 3 đồng cân, Hồ đào nhục 3 đồng cân, Ngũ vị tử 1,5 đồng cân, Hồ đào nhục 3 đồng cân. Khảm khí (cuống rốn) 2 cái, Chích Nhẫn đông 3 đồng cân,
  5. Chích tử uyển 3 đồng cân. Gia giảm: + Dương hư rõ rệt: Sắc mặt tráng bủng, thiều mồ hôi, chi lạnh, chất lưỡi trắng nhạt, mạch trầm tế, gia chế Phụ tử 2 đồng cân, Bổ cốt chỉ 3 đồng cân. + Âm hư rõ rệt : Gò má đỏ, sốt bứt rứt, ho sặc sụa, đờm dính lượng ít, chất lưỡi hồng khô, mạch tế sác, ước bỏ Hoàng kỳ, Nhẫn đông, Tử uyển; gia Nam Sa sâm, Sao Mạch đông, sao Ngọc trúc, mỗi thứ đều 4 cân. + Khi phát thì mở miệng so vai, trong hầu tiếng đờm như ngáy ngủ, suyễn gấp hơi ngược lên gia Tử thạch anh 5 đồng cân, Trầm hương 6 phân. Nếu suyễn gấp vội kịch liệt, mặt môi phát tím tái, nhiều mồ bôi muốn thoát, đồng thời dùng bột Nhân sâm 1 đồng cân, bột Tử hà xa l đồng cân, Qua chế Bán hạ nghiền bột 1 đồng cân, trộn đều. Một ngày chia làm 3 lần uống; mặt xanh chi lạnh, đổi uống Mạc tích đan, mỗi lần uống 1 đồng cân, ngày uống 2 lần. + Nếu khi phát tiêu thực bản hư, phải cùng trị tiêu bản, dựa vào thấy chứng hàn nhiệt khác nhau, ước chừng mà phối ngũ. 2. Phương lẻ a. Kim qua cao: Kim qua (tức Bắc qua) 4 cân, cắt lát, đường mạch nha 2 cân, dùng lửa nhỏ ngào chung thành cao, hàng ngày mỗi buổi sáng chiều một lần, mỗi lần ăn 1 thìa, ngoáy vào nước sôi uống. Dùng ở phòng hoặc giảm bớt phát cơn lặp lại. b. Địa long khô nghiền bội, mỗi lần uống 1 đồng cân, môi ng ày hai lần. Hoặc cho vào túi dẻo uống đưa bằng nước sôi. Hiện đã có thuốc tiêm Địa long, mỗi lần tiêm bắp 2 cm3
  6. (lần đầu dùng 5 cm3 cách ngày tiêm một lần. Dùng ở khi phát cơn, chứng nhiệt là biểu hiện chủ yếu. c. Con nhậy (Duyên du) 7- 8 con, Bạch phục linh 3 đồng cân, giã chung cho nát, sấy khô nghiền nhỏ, lại lấy Ma Hoàng 2 đồng cân sắc thang ngoáy trộn với thuốc bột làm viên, sấy khô, mỗi lần uống 5 phân, ngày uống 3 lần, uống liền 7-10 ngày. Dùng ở 1 nhiệt thở khò khè (Duyên du: con nhậy, loài sên không có vỏ) . d. Lai cáp mô 1 con (con cóc), trứng gà 1 quả, đem quả trứng đút từ miệng con cóc vào bụng nó, sau đó dùng giấy bọc khắp thân nó, dùng hai mảnh ngói đậy được trên dưới nó, bên ngoài thì dùng bùn trát kín lại, đặt trên lò lửa quay cho khô, đợi sau khi trứng gà chín, lấy trứng gà ra ăn, sau đó uống theo rượu vàng (loại rượu nếp ngâm) 2 lạng, lên gi- ờng nằm đắp chăn cho ra mồ hôi. Có thể dùng ở khống chế phát cơn . đ. Ngũ vị tử ngâm trứng gà (xem bài viêm phế quản). Dùng ở phòng dứt hoặc giảm bớt phát cơn lặp lại nhiều lần. e. Hồ đào nhục một cái, Sinh khương 1 lát, mỗi buổi tối cùng nhai rồi uống vào. Dùng hợp ở hen suyễn. có thể dùng giảm bớt phát cơn lặp lại g. Cách dán buộc Bạch giới tử 7 đồng cân, Diên hồ sách 4 đồng cân, Cam toại 4 đồng cân. Xạ hương 5 ly, đều nghiền nhỏ mịn, dùng nước gừng trộn đều. làm thành dạng bánh tròn nhỏ mỏng dán ngoài. Lượng thuốc kể trên chia ra làm 3 lần dùng. ở tam phục mùa hạ (sơ, trung, phục 3 lần) giữa giờ ngọ dán buộc ở Cao hoang du, Đại chuỳ, chừng 2 giờ đồng hồ sau thì bỏ đi. Có thể liên tục phải dùng nhiều năm. 3. Cách chữa mới: a. Liệu pháp chốn chỉ: Lấy huyệt Thiên đột, Phế du (Hoặc có thể thấu Quyết âm du), Định suyễn (có thể thấu
  7. Định suyễn hai bên), Chiên trung, Trung phủ thấu Vân môn, mỗi lần lấy 2-3 huyệt. Đờm nhiều gia Phong long. Ho ra huyết gia g tối, Phát sốt gia Khúc trì. Thể hư sợ lạnh gia Thận du, Túc tam lý. Khi dùng riêng từng huyệt hiệu quả không rõ rệt, có thể dùng thấu huyệt. b. Liệu pháp cái trị: Lấy huyệt Chiên trung, Thiên đột, nơi vùng Chưởng 1,2, 3, 5. Mỗi lần cắt một hoặc hai huyệt vị, các vùng nơi có thể sử dụng vòng lượt. Mỗi lần chữa bằng cắt có thể cách khoảng 7 - 1 0 ngày . c. Phát bào liệu pháp: Lấy huyệt Phế du, một bên hoặc cả hai bên, Chiên trung d. Liệu pháp đâm chích thắt buộc huyệt vị: Lấy huyệt: + Định suyễn hoặc Ngoại định suyễn Trung suyễn, hai bên huyệt Thủy phân cách 1 thốn. + Phê du, Định suyễn hoặc Trung suyễn, Phong long, mỗi lần thắt buộc 1 nhóm, 20 ngày sau có thể thắt buộc một nhóm khác. Chú ý xuyên chỉ không nên quá sâu, ấn xoa không nên dùng sức quá mạnh, để tránh tạo thành tràn khí lồng ngực. 4. Cách chữa châm cứu. a. Thể châm:
  8. Thực suyễn Lấy huyệt Định suyễn,Thiên đột, Xích trạch, Phong long. Hư suyễn Cao hoang (cứu), Thận du (cứu), Khí hải (cứu), châm Thiên đột, Túc tam lý. b. Nhĩ châm : Bình xuyễn, Thận thượng tuyến, Giao cảm, Thần mô n, Phế, mỗi lần lấy chừng 2-3 huyệt. DỰ PHÒNG 1. Lúc thường ngày chú ý giữ ấm, đặc biệt khi khí trời chuyển biến, cần nhất là không để bị cảm lạnh. 2. Cấm hút thuốc, tránh nơi có tiếp xúc các loại khí gây kích thích và có bụi khói 3. Chú ý về mặt ăn uống, nếu đã trải qua một số thức ăn bị dự ứng thì phải cấm ăn. Tình hình chung là cá, tôm, cua, đồ ăn chất của bể và thức ăn cay thì không ăn. 4. Thường uống thuốc bồi bổ phế, tỳ, thận (lấy bài thuốc trị chứng hư kể trên, có thể chế thành thuốc viên uống thường ngày), có lợi cho giảm bớt hoặc giảm nhẹ hoặc khống chế phát cơn. BÀI THUỐC THAM KHẢO. 1. Mạc tích đan Xem ở bài Suy tim do sung huyết. 2. Kim qua cao Xem phần phương lẻ bài này. 3. Bảo kim hoàn : Thành phần xem ở bài Viêm phế quản. Mỗi lần uống 1,5-2 đồng cân, một ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở suyễn rống chứng nhiệt.
  9. 4. Bình suyễn hoàn: Thuốc chế sẵn, thuốc chủ yếu tổ thành là: Ma Hoàng ,Hạnh nhân, Bán hạ. Mỗi lần uống 10-15 viên, mỗi ngày 2 lần uống. Dùng ở chứng suyễn rống chứng hàn. 5. Tử kim đan: Bạch Nhê 1 đồng cân, Đạm Đậu xị 1 lạng, Khô phàn 3 đồng cân, ba vị dựa theo đúng phép chế thành viên nhỏ bằng hạt lúa. Mỗi lần uống 5-9 viên, ngày uống 1 lần, trước khi đi ngủ uống đưa bằng nước chè nguội. Dùng ở suyễn rống hàn thực chứng. 6, Kim quỹ thận khí hoàn: Thục địa 8 lạng, Sơn dược 4 lạng, Sơn thù nhục 4 lạng, Trạch tả 3 lạng, Phục linh 3 lạng, Đan bì 3 lạng. Nhục quê' 1 lạng, Phụ tử 1 lạng. Theo đúng cách chế hoàn tễ. Mỗi lần uống 2 đồng cân, 1 ngày 2 lần. Dùng lúc bình thường để trị bản. THAM KHẢO BỆNH HỌC TÂY Y 1. Nhắc lại về cơ chế cơn hen và bệnh hen. Y học đã nghiên cứu nhiều về bệnh hen: Người ta đã thấy rõ đó là một bệnh về chức phận. Cơn hen là do một hiện tượng co phế quản sinh ra bởi một sự mất điều chỉnh giữa thần
  10. kinh giao cảm và đối giao cảm: Phế quản co lại sinh ra bởi một sự mất điều chỉnh giữa thần kinh giao cảm và đối giao cảm: Phế quản co lại sinh ra con hen. Hiện t ượng này đã được thực nghiệm nhưng kết quả không đều đặn, có gây cơn hen được ở người này nhưng không gây được ở người khác. Do đó người ta nghĩ đến ruột yếu tố khác thêm vào: Đó là cơ địa của bệnh nhân. Cơ địa của bệnh nhân là một cơ địa hen. Cơ địa hen có thể là: - Một cơ địa dễ mất điều chỉnh thần kinh. - Hay một cơ địa dị ứng và người ta nhận thấy cùng với bệnh hen, bệnh nhân thường có thêm bệnh khác về dị ứng nữa như mày đay (urticaire), đau nửa đầu (migraine), có khi các bệnh này xuất hiện thì cơn hen đỡ. Người ta cho là có một cơ địa dị ứng vì soi khí quản trong cơn hen, người ta nhận thấy có những nốt mẩn giống như những nốt phát đơn ngoài da vậy. Người ta lại có thể thực nghiệm được cơn hen bằng cách tiêm histamin cho thỏ để gây dị ứng. Dị ứng có thể do thức ăn, do thời tiết, do hơi ngửi hay do nội độc tố của vi trùng gây nên. - Người ta còn nhận thấy cơn hen thường xảy ra cho những người trẻ tuổi, phụ nữ sắp đến hay đang ở thời kỳ mãn kinh nhưng khi hết kinh hàn thì bệnh hen cũng hết. Có những phụ nữ khi có mang cũng không lên cơn hen. Với những nhận xét như thế nên người ta nghĩ đến một yếu tố thứ ba nữa là một tiết tố. - Nhưng những người bị hen không phải luôn luôn có 3 yếu tố ấy và có người có cả 3 yếu tố đó mà lại không hen: Phần nhiều phải có thêm những gai kích thích (épine iltitative). Gai kích Thích thường ở đường hô hấp trên như mũi, thanh môn, khí quản, hoặc ngay ở phổi. Có khi gai kích thích ở một chỗ khác, xa hẳn bộ máy hô hấp (u xơ dạ con, viêm đại tràng, suy gan, sỏi mật, viêm túi mật mạn). Ngoài ra phải có những nguyên nhân thuận lợi. dễ gây ra cơn hen như: Thức ăn, vật dùng, viêm nhiễm ở mũi họng, cảm xúc, thay đổi thời tiết, khí hậu.
  11. Tóm lại, trong việc phát sinh cơn hen, chúng la thấy có 5 yếu tố: Mất điều chỉnh thần kinh giao cảm và đối giao cảm Cơ địa dị ứng. - Nội tiết . - Gai kích thích. - Nguyên nhân thuận lợi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2