intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trích dẫn trong nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm trả lời phản biện quốc tế

Chia sẻ: Trương Thị Mỷ Trân | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

141
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trích dẫn và cách thức trả lời phản biện là những kĩ năng không thể thiếu của một nhà khoa học. Mục đích của bài viết "Trích dẫn trong nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm trả lời phản biện quốc tế" nhằm giới thiệu những nguyên tắc trong trích dẫn và một số kinh nghiệm trả lời phản biện khi gửi đăng bài báo tới một tạp chí khoa học quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trích dẫn trong nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm trả lời phản biện quốc tế

Trích dẫn trong nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm trả lời phản <br /> biện quốc tế<br /> Dương Minh Thành, Khoa Giáo dục Tiểu học<br /> Email: thanhdmi@hcmup.edu.vn, điện thoại: 0908453764<br /> <br /> <br /> Tóm tắt. Trích dẫn và cách thức trả lời phản biện là những kĩ năng không thể <br /> thiếu của một nhà khoa học. Mục đích của báo cáo nhằm giới thiệu những <br /> nguyên tắc trong trích dẫn và một số  kinh nghiệm trả  lời phản biện khi gửi  <br /> đăng bài báo tới một tạp chí khoa học quốc tế.<br /> Abstract. Citing and replying to peer review comments are indispensable skills of <br /> a scientist. The aim of this report is to introduce principles of citation and some <br /> experiences of replying to peer review comments when submitting papers to an <br /> international scientific journal.<br /> <br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> <br /> Trong báo cáo này chúng tôi muốn bàn luận một vấn đề  liên quan đến kinh <br /> nghiệm và kĩ năng trong nghiên cứu khoa học chứ  không hẳn là một báo cáo khoa <br /> học. Lúc nhận được lời đề  nghị  từ  phía những người tổ  chức Hội thảo Khoa học  <br /> Cán bộ trẻ Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh lần thứ I – năm 2015, chúng  <br /> tôi khá băn khoăn về việc chọn một nội dung báo cáo phù hợp với chủ đề  “Cán bộ <br /> trẻ với khoa học giáo dục”. Từ sự gợi ý của họ, chúng tôi nhận ra cần phải nói về <br /> một vấn đề gì đó mà ai cũng có thể bắt gặp, có thể tham gia đóng góp ý kiến nhưng  <br /> không kém phần quan trọng đối với một người làm khoa học. Vấn đề  trích dẫn và  <br /> kinh nghiệm trả  lời phản biện quốc tế trong nghiên cứu khoa học có thể  đáp  ứng  <br /> được những tiêu chí này.<br /> Trích dẫn trong nghiên cứu khoa học không phải là vấn đề mới mẻ, nó đã được <br /> đề  cập trong hầu hết giáo trình về  nội dung, phương pháp nghiên cứu khoa học  ở <br /> trường đại học cũng như nó đã được thực hiện bởi bất kì ai đã từng viết tiểu luận, <br /> làm luận văn tốt nghiệp hoặc xa hơn là thực hiện các nghiên cứu khoa học. Tuy <br /> nhiên, theo đánh giá của chúng tôi, đây chẳng bao giờ  là vấn đề  đơn giản, nhiều  <br /> người đã không hiểu đúng, thậm chí ngộ nhận. Từ việc không hiểu đúng hoặc ngộ <br /> nhận có thể dẫn đến việc không thực hiện đúng, chủ quan hoặc cố tình không thực <br /> hiện. Nhiều dẫn chứng đã chỉ ra rằng những sai sót trong việc trích dẫn có thể gây  <br /> tác hại không nhỏ đến sự nghiệp nghiên cứu của một nhà khoa học.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> Liên quan đến việc trả  lời phản biện quốc tế, kinh nghiệm của chúng tôi cho <br /> thấy, việc này có mối liên hệ  mật thiết với vấn đề  trích dẫn. Hầu hết các ý kiến <br /> phản biện đối với những bài báo khoa học của chúng tôi đều ít nhiều đề  cập đến  <br /> những kết quả trích dẫn trong đó. Bên cạnh đó, hiểu đúng vai trò của phản biện để <br /> từ  đó đưa ra những trả  lời xác đáng giúp ích nhiều, thậm chí có vai trò quyết định <br /> cho việc bài báo khoa học có được nhận đăng hay không.<br /> Để  hoàn thành bản báo cáo này, chúng tôi dựa chủ  yếu trên tài liệu (Nguyễn <br /> Văn Tuấn 2013) kết hợp với một số kinh nghiệm thực tế của bản thân trong việc  <br /> gửi đăng bài báo khoa học và trả lời các phản biện của một số tạp chí quốc tế. Mặc  <br /> dù chúng  tôi đưa  ra   ví dụ  chủ   yếu trong  chuyên ngành Toán  học   nhưng  những  <br /> nguyên tắc và kinh nghiệm được đề cập có thể bắt gặp trong bất cứ chuyên ngành  <br /> khoa học nào.<br /> 2. Tại sao phải trích dẫn<br /> <br /> Nghiên cứu khoa học luôn gắn liền với trích dẫn. Trích dẫn cho phép nhà khoa <br /> học diễn giải cơ  sở  để  từ  đó đề  xuất ý tưởng, cung cấp nguồn gốc của phương  <br /> pháp sử  dụng trong nghiên cứu, cách thức tiến hành nghiên cứu, cuối cùng là đánh <br /> giá, bình luận và thiết lập được mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu với những kết <br /> quả khác đã công bố trước đó. <br /> Theo (Nguyễn Văn Tuấn, 2013), việc trích dẫn chứng tỏ  người viết am hiểu  <br /> kiến thức hiện hành trong chuyên ngành, tức là hiểu được sự phát triển của tri thức <br /> khoa học chuyên ngành  ở  thời điểm thực hiện nghiên cứu. Do đó việc trích dẫn  <br /> trong bài báo của một nhà khoa học cho ta thấy nhà khoa học đó có thường xuyên <br /> cập nhật kiến thức chuyên ngành mới hoặc nghiên cứu đó có đi cùng dòng chảy với  <br /> những nghiên cứu khác trong cùng chuyên ngành hay không.<br />  Việc trích dẫn không đúng nguyên tắc, không cẩn thận hoặc không trích dẫn  <br /> có thể  dẫn đến “đạo văn”. Đạo văn (plagiarism) được hiểu là sử  dụng ý tưởng, <br /> phương pháp và câu văn của người khác mà không ghi rõ nguồn gốc. Đạo văn là một <br /> vấn đề nghiêm trọng liên quan đến đạo đức khoa học mà bất cứ  một nhà khoa học  <br /> nào cũng cần phải hiểu rõ để tránh.<br /> 3. Nguyên tắc trích dẫn<br /> 3.1. Trích dẫn đúng nguồn gốc<br /> Khi sử dụng một kết quả của một ai đó, tác giả bài báo phải trích dẫn đúng tài  <br /> liệu là nguồn gốc của kết quả đó (gọi tắt là  tài liệu gốc). Trong trường hợp không <br /> trích dẫn đúng nguồn gốc, phản biện của tạp chí có thể  yêu cầu tác giả  cung cấp  <br /> thông tin về tài liệu gốc.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 2<br /> Ví dụ. Phản biện của tạp chí yêu cầu như sau: <br /> “…the reference [AB10] in the first line is not the good one. It should be <br /> replaced by a reference to Lemma 2.1 in the paper I. Bajo and S. Benayadi <br /> (1997),  Lie   algebras   admitting   a   unique   quadratic   structure,  <br /> Communications in Algebra, 25(9), 2795­2805 …” <br /> khi phát hiện việc trích dẫn ở đây không đúng với tài liệu gốc.<br /> Việc trích dẫn đúng nguồn gốc chứng tỏ tác giả bài báo ghi nhận công lao của <br /> người phát kiến và đưa ra được điểm xuất phát của vấn đề. Tuy nhiên cũng có  <br /> trường hợp không thể trích dẫn tài liệu gốc (vì tác giả  không có điều kiện tiếp cận <br /> với tài liệu gốc) thì tác giả phải nói rõ, chẳng hạn: <br /> “The first examples were given in (Dixmier, 1920, cited in Lee, 1985)”.<br /> Trường hợp này được gọi là trích dẫn thứ phát. Trích dẫn thứ phát có thể được <br /> chấp nhận nhưng phải có lí do hợp lí (chẳng hạn tài liệu gốc đã có từ  rất lâu, rất  <br /> khó để tìm thấy). Đối với những người làm khoa học thì nên tránh trích dẫn thứ phát  <br /> vì chúng có thể   ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu và làm giảm cảm tình của <br /> phản biện bài báo khoa học.<br /> 3.2. Tất cả  kết quả  quan trọng về mặt lý thuyết và phát biểu về  mặt dữ  liệu đều  <br /> phải trích dẫn.<br /> Trong Toán học, một kết quả  được gọi là  quan trọng  (hay còn gọi là  không  <br /> tầm thường) nếu có nhiều tác giả khác đề cập và công nhận (bằng cách trích dẫn).  <br /> Nếu tác giả bài báo không trích dẫn đối với một kết quả quan trọng nào đó thì phản  <br /> biện có thể phải nhắc nhở tác giả.<br /> Ví dụ.<br /> “…   The   link   of   the   paper  with  existing   literature   should   be   carefully <br /> established and eventually extended the well known object (see for example <br /> Dixmier’s book: Enveloping algebras or previous literature) …”.<br /> “… there is not any such reference in the submitted paper …”.<br /> “…   Some   lines   later   (in   section   7.1)   the   authors   recall   the   notion   of <br /> quadratic   dimension   of   quadratic   Lie   algebras   and   the   formula   of   this <br /> dimension in the case of reductive Lie algebras, proved in Corollary 2.1 in :<br /> S. Benayadi,  Socle and some invariants of quadratic Lie superalgebras, <br /> Journal of Algebra 261 (2003), 245­291. <br /> The reference to this paper should be added …”.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 3<br /> “In Section 2 it would be necessary to mention Theorem 3.1 in [BBB], besides <br /> the already given …”.<br /> Có những kết quả không thực sự quan trọng hoặc dễ dàng hiểu được thì không <br /> cần phải trích dẫn cho dù kết quả  đó đã từng xuất hiện  ở  đâu đó. Nói một cách <br /> khác, một nhà khoa học có thể  phát hiện ra nhiều kết quả  nhưng không có nghĩa  <br /> toàn bộ  chúng đều có giá trị  đến mức những người đi sau phải trích dẫn. Những  <br /> người đi sau có quyền chọn lọc, đánh giá kết quả  xem có xứng đáng trích dẫn hay <br /> không. Do đó nếu được trích dẫn một kết quả  nào đó, nhà khoa học sẽ  cảm thấy  <br /> vinh hạnh vì kết quả của mình được đồng nghiệp ghi nhận và đánh giá cao.<br /> Bên khoa học thực nghiệm cũng tương tự, những kiến thức phổ  biến, quen <br /> thuộc với nhiều người thì không cần phải trích dẫn. <br /> Việc lạm dụng trích dẫn, trích dẫn kể  cả  những kết quả  không quan trọng  <br /> hoặc những kiến thức phổ biến có thể làm giảm giá trị của bài báo và đưa đến việc <br /> phản biện đánh giá thấp tác giả bài báo (chẳng hạn họ có thể đánh giá tác giả không  <br /> hiểu biết nhiều về chuyên ngành).<br /> 3.3. Không trích dẫn tài liệu mà người viết chưa đọc<br /> Khi muốn trích dẫn kết quả nằm trong một tài liệu nào đó tác giả bài báo phải  <br /> có tài liệu đó trong tay để kiểm chứng kết quả và xem xét liệu có mối liên hệ thực  <br /> sự giữa kết quả đó với kết quả của mình hay không.<br /> Đôi khi trong quá trình bình duyệt bài báo, phản biện sẽ chỉ  ra một số tài liệu  <br /> cần phải trích dẫn (nhưng không có trong danh mục tài liệu tham khảo của bài báo) <br /> thì tác giả bài báo cần phải tìm đọc cẩn thận những tài liệu đó.<br /> Ví dụ. <br /> “Also an explanation in order to clarify the work here, should be given in <br /> relation to:<br /> Albuquerque,   Helena;   Barreiro,   Elisabete;   Benayadi,   Said   Quadratic   Lie <br /> superalgebras with a reductive even part. J. Pure Appl. Algebra 213 (2009), no. <br /> 5, 724 – 731”.<br /> “It would be necessary to review these references in order to complete the <br /> presentation of the work”.<br /> Không được phép trích dẫn những tài liệu chỉ nhằm mục đích mượn danh nâng <br /> giá trị  bài báo của tác giả  lên mà không nhằm mục đích thể  hiện mối liên hệ  trực  <br /> tiếp giữa tài liệu trích dẫn và kết quả  nghiên cứu của tác giả. Thậm chí trích dẫn  <br /> kết quả vì sự tôn trọng đối với tác giả  kết quả đó cũng không được phép. Nếu tác  <br /> giả bài báo trích dẫn tài liệu không vì mục đích khoa học thì khi gửi tới các tạp chí  <br /> <br /> <br /> <br /> 4<br /> đàng hoàng sẽ rất dễ bị các phản biện phát hiện. Nếu nhẹ thì phản biện sẽ yêu cầu <br /> giải thích rõ ý đồ  của việc đưa tài liệu đó vào danh sách các tài liệu tham khảo.  <br /> Nặng hơn thì phản biện sẽ  từ  chối cho đăng bài báo.  Ở  đây chúng ta luôn chú ý  <br /> rằng, phản biện  ở các tạp chí quốc tế  đàng hoàng đều là chuyên gia trong lĩnh vực  <br /> mà tác giả bài báo đang nghiên cứu.<br /> Một chú ý khác, nếu muốn bình luận một kết quả trong một tài liệu nào đó thì <br /> tác giả bài báo càng phải đọc cẩn thận tài liệu đó chứ không được lấy bình luận của  <br /> người khác đưa vào bài báo của mình. Cho dù tác giả  bài báo đồng ý với bình luận  <br /> đó thì cũng phải trình bày theo một cách khác (trong tài liệu (Nguyễn Văn Tuấn,  <br /> 2013) có đề xuất một số cách trình bày).<br /> 3.4. Những tài liệu tham khảo không có tác dụng đối với nội dung nghiên cứu thì  <br /> không đưa vào danh mục tài liệu tham khảo<br /> Có nhiều người thích đưa nhiều tài liệu tham khảo vào danh mục tài liệu tham  <br /> khảo như là thói quen hoặc nhằm “đánh bóng” bài báo. Đây là sở thích tai hại. Trong  <br /> khoa học người ta quy  ước rằng chỉ những tài liệu tham khảo có liên quan đến kết  <br /> quả nghiên cứu và được đề cập trong nội dung bài báo mới được phép đưa vào danh  <br /> mục tài liệu tham khảo. Cho dù một tài liệu nào đó có liên quan nhưng không đề cập  <br /> bất kì  ở  đâu trong nội dung bài báo cũng sẽ  bị  phản biện hoặc ban biên tập nhắc  <br /> nhở. <br /> Ví dụ.<br /> “In the bibliography there are some references, explicitly, [BB97], [Bou58], <br /> [Bou71], [FS87] and [Sam80], which are not cited within the text. It should <br /> be either removed or cited somewhere …”.<br /> 3.5. Không trích dẫn những nguồn tư  liệu không đáng tin cậy,  không thể  kiểm  <br /> chứng<br /> Trong nghiên cứu khoa học, thông tin trên báo chí truyền thông hoặc phát biểu <br /> của một ai đó (cho dù người đó có uy tín cỡ  nào) đều có thể  được xếp vào những  <br /> thông tin không được kiểm chứng và không đáng tin cậy. Do đó nhà khoa học cần  <br /> phân biệt tạp chí khoa học với tạp chí phổ thông và không nên sử dụng các thông tin  <br /> trên tạp chí phổ thông trong bài báo khoa học của mình.<br /> Ngược lại nhà khoa học sau khi thực hiện nghiên cứu cần gửi những kết quả <br /> tới các tạp chí khoa học chứ  không nên công bố  chúng trên các tạp chí phổ  thông.  <br /> Bởi vì các kết quả này sẽ không được sử dụng hoặc trích dẫn sau đó. Tuy nhiên vẫn <br /> có những trường hợp ngoại lệ  là tạp chí phổ  thông đó có uy tín trong khoa học  <br /> (chẳng hạn tờ The Washington Post) thì thông tin công bố trên đó có thể coi là đáng  <br /> tin cậy. Ngoài ra những số liệu trong báo cáo của những cơ quan quản lý cấp quốc  <br /> <br /> <br /> <br /> 5<br /> gia, những tổ  chức quốc tế  có uy tín (ví dụ  Bộ  Giáo dục Singapore, UNESCO,  <br /> WHO) cũng có thể coi là những thông tin đáng tin cậy.<br /> Từ  ý trên, những cơ quan quản lý cấp quốc gia, những tổ chức quốc tế có uy  <br /> tín mỗi khi công bố báo cáo đều phải cung cấp số liệu đáng tin cậy. Nếu không có <br /> thể gây ra những hệ lụy khó lường cho những người sử dụng các số liệu đó.<br /> 3.6. Khi trích dẫn kết quả  nào đó trong bài báo quốc tế, không đề  học vị  và chức  <br /> danh của tác giả kết quả đó (trừ phần cám ơn)<br /> Như vậy trích dẫn đúng không phải là điều đơn giản. Do đó nhà khoa học phải <br /> tập thói quen trích dẫn đúng, ban đầu có thể sẽ khó khăn và mắc một số lỗi nhưng <br /> sau một vài lần sẽ quen dần. Ngoài ra nhà khoa học phải biết lập kế hoạch và quyết <br /> định sử  dụng tài liệu trích dẫn nào, phải thường xuyên cập nhật các tài liệu trích <br /> dẫn để  tránh lạc hậu trong nghiên cứu, phải kiểm tra cẩn thận danh mục tài liệu  <br /> tham khảo trước khi gửi đăng bài báo (Nguyễn Văn Tuấn, 2013).<br /> 4. Trả lời phản biện quốc tế<br /> Sau khi nhận được bài báo gửi đăng, ban biên tập sẽ đọc qua, nếu đánh giá bài  <br /> báo không đạt họ sẽ từ chối ngay nhưng thường kèm theo lí do lịch sự nào đó.<br /> Ví dụ. Ban biên tập từ chối một bài báo ngay từ đầu: <br /> “…Informal   consultations   with   potential   referees   have   persuaded   me<br /> that   unfortunately   we   cannot   consider   your   article.   At   present<br /> we   have   an   extremely   large   backlog   of   excellent   articles   awaiting <br /> publication. We are thus forced to return articles that might otherwise be <br /> considered …”.<br /> Hoặc lịch sự hơn họ nói như sau (được coi như lời từ chối):<br /> “…. So, in the case of your submission, I very much regret having to say <br /> that, following an initial review, I am not able to process your paper in the <br /> manner you would expect. This should certainly not be considered as a <br /> rejection of your paper, as my decision has nothing to do with the quality of <br /> the work, it is solely concerned with the need to maintain our desired speed <br /> of publication … This situation is likely to continue for the next six months <br /> or   so. Please   feel   free   to   submit   your   paper   to   another   journal   for <br /> consideration. I wish you well with that …”.<br /> Còn nếu ban biên tập đánh giá bài báo có tiềm năng họ  sẽ gửi cho phản biện  <br /> (2­3 phản biện kín tùy theo tạp chí). Phản biện sau khi đọc xong có quyền từ  chối  <br /> cho đăng bài báo (với một lí do học thuật nào đó), ban biên tập sẽ thông báo tác giả <br /> về việc từ chối cho đăng bài nhưng họ không gửi kèm lí do mà phản biện đưa ra.<br /> <br /> <br /> <br /> 6<br /> Ví dụ. Một trường hợp từ chối bài báo do phản biện không đồng ý:<br /> “… We have received an evaluation from our referee on the paper entitled <br /> ABC  submitted   for   publication   in   Kodai   Mathematical   Journal.<br /> We   regret   to   say   that   we   cannot   accept   the   paper   for   publication   in<br /> Kodai  Mathematical  Journal because  the  referee  does  not recommend it <br /> …”.<br /> Trong trường hợp phản biện đồng ý cho đăng bài báo (thường kèm theo những <br /> yêu cầu chỉnh sửa theo ý của phản biện), ban biên tập sẽ gửi thông báo đến tác giả <br /> bài báo và yêu cầu chỉnh sửa bài báo theo yêu cầu của phản biện. Ngoài ra tác giả <br /> bài báo phải trả lời những thắc mắc hoặc làm rõ những điều chưa rõ do phản biện <br /> chỉ ra. Sau đó tác giả bài báo chỉnh sửa và gửi bản trả lời phản biện cho ban biên tập  <br /> tạp chí, họ sẽ gửi chúng đến các phản biện. Khi nhận được, các phản biện sẽ xem <br /> xét lại bài báo đã chỉnh sửa và các câu trả  lời, nếu thấy không thỏa đáng họ  có thể <br /> từ  chối cho đăng. Còn nếu họ  thấy tác giả  bài báo trả  lời đầy đủ, tiếp thu nghiêm <br /> túc những ý kiến, làm thỏa mãn những thắc mắc của họ  thì chắc chắn bài báo sẽ <br /> được đăng.<br /> Một lưu ý nữa khi trả lời phản biện, tác giả  bài báo phải tỏ thái độ  trân trọng <br /> các ý kiến đóng góp của phản biện (cần coi đó là những ý kiến xác đáng làm cho <br /> chất lượng bài báo trở nên tốt hơn), trả  lời một cách lịch sự  không thái quá, không  <br /> được né tránh những yêu cầu của phản biện hoặc thực hiện những yêu cầu đó một <br /> cách qua loa, đại khái. Tác giả  bài báo đôi khi phải nỗ  lực để  làm thỏa mãn tối đa <br /> yêu cầu của phản biện. Chẳng hạn phản biện yêu cầu viết lại một phần nào đó (vì <br /> quá dài, vì phần đó viết chưa tốt hoặc viết khó hiểu) thì tác giả  bài báo phải bỏ <br /> công sức viết lại thực sự theo một cách tốt hơn hẳn.<br /> Thường mở  đầu cho phần trả  lời nên có một vài câu dẫn nhập để  tác giả  bài  <br /> báo chứng tỏ là đã tiếp thu và sửa chữa đầy đủ theo yêu cầu của phản biện.<br /> Ví dụ.<br /> “Thanks   to   the   pertinent   remarks   and   comments   by   the   reviewers,   the <br /> changes below were implemented in the paper. All suggested modifications <br /> were applied.”<br /> Sau đó đi vào chi tiết, tác giả  bài báo sẽ  trả  lời từng phần nhỏ, làm rõ tất cả <br /> các yêu cầu của phản biện.<br /> Ví dụ. Nếu phản biện yêu cầu viết lại phần tóm tắt và nhắc nhở  tác giả  chú ý  <br /> những điều sau:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 7<br /> “The   abstract   does   not   result   informative   enough.   Since   the   notion   of <br /> singular quadratic Lie superalgebra of the title is not standard, the abstract <br /> should give a more precise information on the definition. In particular, I <br /> think that the name “dup­number” should be explicit in the abstract. The <br /> sentence “Finally, we study a class of quadratic Lie superalgebras obtained <br /> by the method of generalized double extension” is quite vague; the authors <br /> should briefly clarify at least one of their goals. Finally, I recommend to <br /> avoid the citations to the references in the abstract …”<br /> thì tác giả  bài báo phải viết lại một cách cẩn thận, bổ  sung các thông tin cần thiết <br /> và trả lời khẳng định với phản biện rằng tác giả đã nghiêm túc thực hiện công việc:<br /> “The   abstract   was   modified.   The   notion   of   “singular   quadratic   Lie <br /> superalgebra” is defined, as well the dup­number. Some goals are clearly <br /> announced. It results a fully condensed abstract”<br /> Nếu phản biện yêu cầu viết lại phần dẫn nhập vì quá dài<br /> “The introduction is clearly too long. Although it is interesting to give a <br /> summary of the main results, the apparition of so many new definitions <br /> (which will be defined again in the main sections of the paper) and the <br /> complete   statement   of   the   theorems   result,   to   my   opinion,   in   a   quite <br /> unreadable introduction”<br /> thì tác giả  bài báo phải rút ngắn lại đáng kể  (chẳng hạn còn một nửa so với ban  <br /> đầu) và trả lời:<br /> “Following   the   useful   remarks   from   the   referee,   the   Introduction   was <br /> shortened to 2 pages long. It summarizes the results with highlights only”.<br /> Nếu phản biện yêu cầu so sánh kết quả trong bài báo với một kết quả trong bài <br /> báo khác:<br /> “It should be necessary to compare the results here with those in [BK03].”<br /> thì tác giả bài báo phải tìm đọc bài báo đó, đưa vào danh mục tài liệu tham khảo và  <br /> đưa ra được những so sánh để trả lời như sau:<br /> “Following the remarkable suggestions from the referee, the reference to <br /> [BK03]   was     addressed   in   the   Introduction   to   present   the   classification <br /> problem and also in Remark 1.18 with a comparison with obtained results”.<br /> Nếu phản biện yêu cầu xem lại phần tài liệu tham khảo:<br /> “In the bibliography there are some references, explicitly, [BB97], [Bou58], <br /> [Bou71], [FS87] and [Sam80], which are not cited within the text. It should <br /> be either removed or cited somewhere”<br /> <br /> <br /> 8<br /> thì tác giả bài báo phải xem xét lại cẩn thận để có thể trả lời:<br /> “The non­cited references were removed from the bibliography”.<br /> Tới đây có thể kết luận rằng, trả lời phản biện là một công việc không hề đơn  <br /> giản. Nó đòi hỏi tác giả bài báo phải tập trung tinh thần, đầu tư nghiêm túc vào từng  <br /> câu trả  lời, nỗ  lực thực hiện đầy đủ  các yêu cầu. Đối với các tạp chí khoa học, <br /> phản biện được ví như những “người gác đền” giữ chất lượng của tạp chí và do đó  <br /> giữ  khoa học đi đúng hướng. Theo (Williams, 2004), có ba quy tắc vàng mà tác giả <br /> bài báo phải luôn ghi nhớ khi trả lời phản biện: trả lời đầy đủ, trả lời lịch sự và trả <br /> lời có chứng cứ rõ ràng. Mặc dù trả lời phản biện khá vất vả  nhưng cũng đáng để <br /> làm vì đây được coi là công đoạn cuối cùng để  công trình nghiên cứu được chấp  <br /> nhận đăng trên tạp chí, mang lại niềm hạnh phúc cho tác giả.<br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Văn Tuấn (2013),  Từ  nghiên cứu đến công bố  ­ Kỹ  năng mềm cho  <br /> nhà khoa học, Tái bản lần thứ 1, NXB Tổng hợp TP.HCM.<br /> 2. Williams HC (2004), “How to reply to referees’ comments when submitting <br /> manuscripts for publication”,  Journal of the American Academy of  Dermatology <br /> 51, 79­83.<br /> 3. Tư  liệu cá nhân gồm ý kiến của phản biện và trả  lời của nhóm tác giả  cho  <br /> những bài báo được đăng sau:<br /> ­ Minh Thanh Duong, Georges Pinczon and Rosane Ushirobira, (2012), “A <br /> new invariant of quadratic Lie algebras”, Journal of Algebra and Representation <br /> Theory 15(6), 1163­1203 (tạp chí quốc tế SCIE).<br /> ­ Minh Thanh Duong and Rosane Ushirobira (2014), “Singular quadratic <br /> Lie superalgebras”, Journal of Algebra 407, 372­412 (tạp chí quốc tế SCI).<br /> ­ Minh Thanh Duong (2014), “A classification of solvable quadratic and <br /> odd   quadratic   Lie   superalgebras   in   low   dimensions”,   Revista   de   la   Unión <br /> Matemática Argentina 55(1). 119–138 (tạp chí quốc tế SCIE).<br /> ­ Minh Thanh Duong, “The Betti numbers for a family of solvable Lie <br /> algebras”, Bulletin of the Malaysian Mathematical Sciences Society (to appear) <br /> (tạp chí quốc tế SCIE).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 9<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2