intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TÌM HIỂU TIỀN DẪN NHẬP CHO LỜI NÓI YÊU CẦU TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT"

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Nguyễn Phương Hà Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

83
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo ập trung nghiê n cứu tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu từ những cuộc hội t thoại, với hơn 250 tiền dẫn nhập cho mỗi ngôn ngữ, trích từ trong truyện ngắn, tiểu thuyết và sách thực hành giao tiếp của tiếng Anh và tiếng Việt. Bằng phương pháp định lượng và định tính, chúng tôi thử nhận diện, phân loại và tìm nhận những tương đồng và dị biệt của tiền dẫn nhập cho sự lời nói yêu cầu, đặc biệt là trên bình diện cấu trúc trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo nghiên cứu khoa học: " TÌM HIỂU TIỀN DẪN NHẬP CHO LỜI NÓI YÊU CẦU TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT"

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 TÌM HIỂU TIỀN DẪN NHẬP CHO LỜI NÓI YÊU CẦU TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT A STUDY ON PRE-SEQUENCES IN REQUESTS IN VIETNAMESE AND ENGLISH TRẦN VĂN PHƯỚC, Đại học Huế NGUYỄN THỊ KIM CÚC, Học viên Cao học 2005-2008, ĐH Đà Nẵng TÓM T ẮT Bài báo ập trung nghiê n cứu tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu từ những cuộc hội t thoại, với hơn 250 tiền dẫn nhập cho mỗi ngôn ngữ, trích từ trong truyện ngắn, tiểu thuyết và sách thực hành giao tiếp của tiếng Anh và tiếng Việt. Bằng phương pháp định lượng và định tính, chúng tôi thử nhận diện, phân loại và tìm nhận những tương đồng và dị biệt của tiền dẫn nhập cho sự lời nói yêu cầu, đặc biệt là trên bình diện cấu trúc trong tiếng Anh và tiếng Việt nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp cho người Việt học tiếng Anh. ABSTRACT This article is focused on the pre-sequences in requests in conversations with more than 250 pre-sequences in requests for each language taken from English and Vietnamese short stories, novels and communicative practice books. By using qualitative and quantitative methods, we try realizing, classifying, and finding the similarities and differences of pre-sequences in requests, especially, in syntactic aspects in English and Vietnamese in order to enhance communicative efficiency for the Vietnamese learners of English. 1. Đặt vấn đề Trong hoạt động giao tiếp, người nói bao giờ cũng tính đến việc tổ chức các lượt lời, sự kiện xoay quanh đích giao tiếp. Để đạt được hiệu quả giao tiếp, người nói phải xây dựng các chiến lược giao tiếp thông qua các hành vi ngôn ngữ. Trong hoạt động giao tiếp, chúng ta phải thực hiện một số hành vi ngôn ngữ nhất định và hầu hết những hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng đe dọa thể diện của người khác. Để giảm thiểu mức tối đa khả năng đe dọa thể diện này, người ta sử dụng nhiều b iện pháp. Một trong số những biện pháp đó là dùng tiền dẫn nhập để báo trước, thăm dò. Đối với lời nói yêu cầu thì việc sử dụng tiền dẫn nhập được xem là một chiến lược lịch sự vì bản chất của lời yêu cầu là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động nào đó trong tương lai và do đó kh năng đe d ọa thể diện của người nghe là ả khá lớn. Với phạm vi bài viết, chúng tôi sẽ nghiên cứu cấu trúc của lời nói yêu cầu trong tiếng Việt và tiếng Anh. 164
  2. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 2. Tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu. (Pre-sequences in requests or pre-requests) 2.1. Định nghĩa về tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu trong tiếng Anh Theo Levinson (1983) thì tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu là một lời nói ở trước một lời yêu cầu, để xác định khả năng đáp ứng của người nghe nhằm thoả mãn cho lời nói yêu cầu sắp được nói. Theo Yule (1996) tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu, hay còn có cách gọi khác là lời ướm - yêu cầu là phát ngôn trước một yêu cầu, để kiểm tra thử yêu cầu đó có thể đưa ra được hay không. Ông cho rằng khái niệm thể diện có thể là trợ thủ đắc lực trong việc tìm hiểu làm thế nào những người tham dự một tương tác không thể hiểu vượt quá giới hạn bằng lời. Từ quan điểm lịch sự điều cơ bản cần nắm được là thể diện rất dễ gặp nguy cơ khi ta (self) cần thực hiện một điều gì dính líu đến người (other). Nguy cơ lớn nhất xuất hiện là khi người kia bị đặt vào trong một tình huống khó xử. Một cách để tránh nguy cơ là tạo cơ hội cho người kia chặn đứng những hành động có nguy cơ đang tiềm tàng đó. Thay vì chỉ đưa ra lời yêu cầu, người nói trước hết có thể sử dụng cái được mô tả là lời ướm của một yêu cầu (pre-request). Sau đây là ví dụ mà Yule cho là tiền dẫn nhập: Nữ: Are you busy? (Anh có bận không) pre-request (ướm yêu cầu) (1) Nam: Not really. (Tất nhiên là không) go head (tiếp đi) Nữ: Check over this memo request (yêu cầu) (Tìm hộ em con số này đi!) accept (chấp nhận) Nam: Okay. (Có ngay) [7: 67] Lợi thế của yếu tố ướm-yêu cầu là nó có thể trả lời bằng một câu trả lời “tiếp đi” như ví dụ (1) trên hoặc bằng một câu trả lời “thôi đi” như ví dụ (2) sau đây. Pre-request (ướm yêu cầu) (2) Nam: Are you busy? Nữ: Oh, sorry. Stop (dừng lại) [7: 67] Câu trả lời trong ví dụ (2) cho phép người nói biết được người nghe không thể đáp ứng được yêu cầu vào lúc đó, nên người nói không đưa ra lời yêu cầu để tránh khả năng đe dọa thể diện của người nghe. 2.2. Định nghĩa về tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu trong tiếng Việt Cho đến nay, khái niệm tiền dẫn nhập (pre-sequences) - thuật ngữ dịch của Đỗ Hữu Châu - đã trở nên quen thuộc đối với các nhà Việt ngữ học khi nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ và sự kiện lời nói (speech events) Nguyễn Thiện Giáp (2000) gọi lời tiền dẫn nhập bằng cái tên giản dị là lời ướm thử. Theo ông, lời ướm thử là những lời được dùng để hình dung khả năng của hành động đó. Sau đây là ví dụ lời ướm thử để yêu cầu trong tiếng Việt: A: Ngày mai anh có đi đâu xa không? (lời ướm thử để yêu cầu) (3) B: Không, không đi đâu cả. A: Thế anh có dùng xe máy không? B: Không. Anh muốn mượn à. 165
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 A: Vâng nếu anh không dùng đến. Bàn về lời ướm th ử, tác giả Nguyễn Th iện Giáp mới chỉ chú ý đến hình thức biểu hiện nghi vấn. Trên thực tế, những lời ướm còn có nhiều cấu trúc như: nghi vấn, trần thuật, cầu khiến, cảm thán. Hơn thế nữa, nếu các hành vi dẫn nhập trung tâm của một lời nói (đặc biệt là lời nói yêu cầu) có đích ở lời giống nhau nhưng hiệu lực ở lời khác nhau thì chiến lược dẫn nhập vẫn có thể khác nhau. 3. Biểu hiện ngôn ngữ của tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt trên bình diện cấu trúc Để khảo sát sự tồn tại các cấu trúc câu của tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu và tần số xuất hiện của chúng trong thực tế sử dụng hai cơ sở dữ liệu đã được lập. Đối với cơ sở dữ liệu tiếng Anh chúng tôi đã thu thập được 260 mẫu tiền dẫn nhập và tiếng Việt gồm 274 mẫu từ những cuộc hội thoại trong tiểu thuyết, truyện ngắn và sách thực hành giao tiếp trong tiếng Anh và tiếng Việt. Theo quan sát của chúng tôi từ dữ liệu thu thập được, tiền dẫn nhập cho lời nói yêu c trong tiếng Anh và tiếng Việt đều có các cấu trúc như: cấu trúc nghi vấn ầu (Interrogatives); cấu trúc tường thuật (Declaratives); cấu trúc cầu khiến (Imperatives) và cấu trúc cảm thán (Exclamatives). 3.1. Cấu trúc nghi vấn trong tiếng Anh và tiếng Việt 3.1.1. Cấu trúc câu hỏi Có/Không (Yes/No Questions) Dạng câu hỏi này đòi hỏi người nghe phải xác nhận tính đúng sai c của câu ủa hỏi. Đối với tiếng Anh, thông thường trong cấu trúc hỏi Yes/No này động từ to be, trợ động từ và các động từ khiếm khuyết được đặt trước chủ ngữ. Thế nhưng, trong tiếng Việt thì dạng câu này được nhận diện bằng những tiểu từ cuối câu như (final particles): không (not) hay chưa (not… yet). (4) Inspector Finn: Were you in the city yesterday? Man: Yes, I was. Inspector Finn: Can you tell me what you did in town? [17: 44] Ông Năm: Cháu có biết chăn bò không? (5) Đọt: Dạ. Cháu làm được. Ông Năm: Vậy đi, mai cháu lên bác. Nhà bác có con bò cái. Để bác nói với mấy nhà bên ạnh nữa, có chừng ba, bốn con bò cho cháu chăn luôn thể. Vậy c nghen… [19: 264] Chính trị viên: Đã viết thư cho chị ấy với các cháu chưa? (6) Tiên: Khó bỏ mẹ, viết được đâu. [14: 371] Chính trị viên: Nghỉ ngơi rồi cậu viết thư đi. 3.1.2. Cấu trúc câu hỏi thông tin (Information questions) Trong Tiếng Anh, câu hỏi thông tin đựơc bắt đầu bằng những từ để hỏi như who, who, whose, what, which, when, where, và nhóm từ để hỏi như how, what, which, whose được kết hợp với một cụm danh từ, giới từ, tính từ hay trạng từ và có sự đảo ngữ giữa 166
  4. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 chủ ngữ với các động từ khiếm khuyết, to be, trợ động từ. Tuy nhiên trong ti ng Việt ế dạng câu hỏi này có hình thức như một câu tường thuật được kèm với các từ để hỏi như ai, cái gì, khi nào, ở đâu, thế nào, ra sao…. (7) Pedro: What are you doing? Miguel: I’m writing to my mother. Pedro: Send her my regards. [15: 110] (8) Ed: What sort of car are you going to buy? Kevin: I’m not sure. Ed: Why don’t you get a Volkswagen? [16: 81] Người Lính: Ai hát thế nhỉ? (9) Người bạn: Bích Liên đấy! Người Lính: Vặn to lên một chút, có cho người ta nghe với không? [9: 231] Người lính: Này, anh bạn đi đâu đó? (10) Hoàng Lương: Mình qua công binh có chút việc. Người lính: Anh bạn đưa tớ mượn chiếc áo mưa. [16: 261] 3.1.3. Cấu trúc câu hỏi tường thuật (Declarative questions) Đây là loại câu hỏi có hình thức giống như một câu tường thuật. Khi hỏi có ngữ điệu lên giọng ở cuối câu để tạo nên câu hỏi. (11) Teacher: You are better now? Kate: Yes, thank you. Teacher: Well, try and do your homework before tomorrow. [16: 46] Người phụ nữ: Xin lỗi… anh là nhạc sĩ Nguyễn? (12) Nguyễn: Vâng. Người phụ nữ: Gia đình tôi xin anh giúp cho một việc… [22: 451-452] 3.1.4. Cấu trúc câu hỏi đuôi (Tag questions) Trong tiếng Anh, câu hỏi đuôi có kết cấu đặc biệt. Câu hỏi này có ý nghĩa hướng đích là tìm kiếm sự đồng tình hoặc xác nhận của người đáp. Trong tiếng Anh, phần đuôi có thể dịch sang dạng hỏi:…phải không; được không? à…của tiếng Việt. (13) Bob: Excuse me. This movie is in English, isn’t it? Woman: Yes, it’s in English, but it has subtitles Bob: Oh, and by the way, what time does it start? [16: 39] - Tôi muốn hỏi một câu …hơi tò mò, được không chị? (14) - Cũng được thôi… - Chị đã yêu ai và những ai yêu chị hồi trong Trường Sơn? [8: 149] 3.1.5. Cấu trúc câu hỏi lựa chọn (Alternative questions) Câu hỏi lựa chọn là dạng câu hỏi mà yêu cầu trả lời được định sẵn, người nghe sẽ lựa chọn một trong những đáp số người hỏi đưa ra để trả lời. Liên từ “or” được dùng trong tiếng Anh và “hay, hay là”được dùng trong tiếng Việt. (15) Rob: Tim, did you type this letter or did Akiko? 167
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 Tim: I did. Is there something wrong? Rob: Take a look. This should be $ 400,000. You typed $40.000 [10: 38] Kim: Anh có hay nhận thư chị Tuyết hay không? (16) Sài: Có. Kim: Cho em xem nào? [13: 85-87] 3.2. Cấu trúc tường thuật trong tiếng Anh và tiếng Việt (Declaratives) Câu trần thuật là loại câu của những hành động ngôn trung có t ính chất nhận định, trình bày [2:123]. Đối với tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu từ nguồn dữ liệu đã thu được, chúng tôi phân loại thành ba nhóm sau: 3.2.1. Cấu trúc tường thuật khẳng định trong tiếng Anh và Tiếng Việt (17) E: There’s somebody in the other office! F: I didn’t hear any body. E: Take a look, please. [11: 74] Ông hàng xóm: Tôi hôm nay lại phải sang nhờ ông Thanh chút việc đây. (18) Ông Thanh: Có việc gì hở bác? Ông hàng xóm: Vì b hôm nữa cưới con ông cậu rồi, thằng con tôi thì ở mãi ốn tận trong Đồng Tháp, viết thư đến không kịp. Lại phải sang xin ông cho gọi nhờ điện thoại, báo cho cháu cho cháu nó về kịp. [21: 117] 3.2.2. Cấu trúc tường thuật phủ định trong tiếng Anh và tiếng Việt (19) Charlz: I can't decide now whether to go with Mr.Wade Hampton's South Carolina Legion or with the Atlanta Gate City Guard. Scarlett: Oh, Charlz: Will you wait for me, Miss Scarlett? It - it would be Heaven just knowing that you were waiting for me until after we licked them! [24] Quách An: Tôi thấy bà tư lệnh không để ý đến chiếc xe nhà đã có phần cũ. (20) Bà tư lệnh: Thưa ông chủ, cũ rồi nhưng tiền đâu mà thay. Quách An: Thưa, có đáng là bao. Thôi thế này, nhân tôi sắp nhận một “sê ri” xe hơi “mô đen” đặc biệt, tôi xin tặng bà một chiếc. [14: 561] 3.2.3. Cấu trúc tường thuật rào đón trong tiếng Anh và tiếng Việt (21) Jack: I was wondering if you could do me a favor. Andy: That depends. Jack: Well, I have to go to a wedding this weekend. Would it be ok if I borrow your navy blue suit? [18: 243] A1: Anh ạ, nếu anh có lòng tốt, em xin nhờ anh một việc. (22) B1: Việc gì cũng được, trừ việc yêu em. A2: Anh chữa cho em mấy trang nhật kí. B 2: Anh xin dành hết tâm lực để viết hộ em. [1: 89] 3.3. Cấu trúc câu cầu khiến trong tiếng Anh và tiếng Việt Câu cầu khiến là câu có giá trị ngôn trung tác động đến ngôi thứ hai, yêu cầu 168
  6. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 ngôi này th hiện một hành động đơn phương hoặc hợp tác [2: 132]. Trong cấu trúc ực câu cầu khiến có hình thức điển hình thì ngôi cầu khiến (ngôi thứ nhất) và ngôi nhận lệnh (ngôi thứ hai) được tỉnh lược. Trong tiếng Anh, câu cầu khiến được bắt đầu bằng một động từ nguyên mẫu (bare infinitive) ở thể khẳng định) và “ Do n + đ ng từ ’t ộ nguyên mẫu ở thể phủ định. Trong khi đó trong tiếng Việt có thể thêm từ vị thái (hãy, đừng…!) hay ngữ thái từ (…đi!). 3.3.1. Cấu trúc câu cầu khiến khẳng định (23) - Oh, stop! Please, stop! - Madam? - Tell me, is it true? Are the Yankees coming? [24] Lão Thiến: Thán, dậy tao bảo. (24) Thán: Gì? Lão Thiến: Mày có của sụ, coi chừng thằng Hùng. Nó về hơn tuần nay. Trốn trại. [12: 220] 3.3.2. Cấu trúc câu cầu khiến phủ định trong tiếng Anh (25) Friend: Don’t cry, Laura. You don’t have to work there. Laura: But I need the money! Friend: Why don’t you look for a new job? [15: 228] 3.4. Cấu trúc câu cảm thán trong tiếng Anh và tiếng Việt Tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu dùng cấu trúc câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người nói trước khi đưa ra lời nói yêu cầu. Trong tiếng Anh, tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu được nhân diện bằng cấu trúc ( What + a(n) + Adj + Noun!). Trong tiếng Việt được nhận diện bằng những tiểu từ ở cuối câu như nhỉ, thay… hoặc những thán từ “ôi!, ồ !, ô hay !” kết hợp với các từ hay các trạng từ lạ, thật, quá, ghê, thế, biết bao, biết mấy…. + Cấu trúc với “What”. (26) A: What beautiful flowers, Marry! B: Yes, but they don’t last very long in the house. A: You should put them in a bucket of water for half an hour before you put them in a vase. [17: 93] Bà Ảnh: Dượng ngủ kỹ nhỉ! (27) Ông Bài: Ngày nào tôi c ũng ngủ tới giờ này, chị thừa biết mà... Sao? Có chuyện gì? Bà Ảnh: Không vòng vo mất thời gian của dượng. Tôi muốn biết dượng cho con nhỏ đó nghỉ chưa? [23] Như vậy tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt đều được xuất hiện các cấu trúc đã trình bày trên. Có thể tóm tắt dữ liệu thu thập được trong hai bảng dưới đây: 169
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 Bảng 1: Tần số sử dụng cấu trúc của tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt. Tiếng Anh Tiếng Việt Cấu trúc Lần xuất hiện Tỉ lệ % Lần xuất hiện Tỉ lệ % Câu nghi vấn 167 64.23 207 75.55 Câu tường thuật 71 27.31 39 14.23 Câu cầu khiến 8 3.07 8 2.92 Câu cảm thán 3 1.15 4 1.46 Câu có hơn một cấu trúc 11 4.23 16 5.84 Tổng 260 100 274 100 Bảng 2: Tần số sử dụng cấu trúc theo từng tiểu loại của tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt. Tiếng Anh Tiếng Việt Câu nghi vấn Lần Tỉ lệ Lần Tỉ lệ xuất hiện xuất hiện % % Câu hỏi Có/không(Yes/No) 109 65.26 100 48.31 Câu hỏi thông tin (Wh-questions) 30 17.96 39 18.84 Câu hỏi tường thuật (Declarative Questions) 16 9.58 12 5.80 Câu hỏi đuôi (Tag Questions) 10 5.98 53 25.60 Câu hỏi lựa chọn (Or-Questions) 2 1.19 3 1.45 Tổng 167 100 207 100 Tiếng Anh Tiếng Việt Câu tường thuật Lần xuất hiện Tỉ lệ % Lần xuất hiện Tỉ lệ % Tường thuật khẳng định 64 90.14 35 89.74 Tường thuật phủ định 5 7.04 2 5.13 Tường thuật rào đón 2 2.82 2 5.13 Tổng 71 100 39 100 Tiếng Anh Tiếng Việt Câu cầu khiến Lần xuất hiện Tỉ lệ % Lần xuất hiện Tỉ lệ % Cầu khiến khẳng định 7 87.5 8 100 Cầu khiến phủ định 1 12.5 0 0 Tổng 8 100 8 100 170
  8. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 Tiếng Anh Tiếng Việt Câu cảm thán Lần xuất hiện Tỉ lệ % Lần xuất hiện Tỉ lệ % 3 100 4 100 Tổng 3 100 4 100 Qua tìm hiểu 260 tiền dẫn nhập trong lời nói yêu cầu trong ngôn ngữ tiếng Anh và 274 tiền dẫn nhập trong lời nói yêu cầu trong t iếng Việt, từ kết quả phân tích dữ liệu có thể rút ra một số nhận xét khu biệt giữa tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt như sau. Nhìn chung, tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu trong cả hai ngôn ngữ đều xuất hiện những cấu trúc giống nhau. Số câu nghi vấn có tỉ lệ xuất hiện cao nhất, số câu cảm thán có tỉ lệ thấp nhất. Cấu trúc tường thuật, cầu khiến, cảm thán xuất hiện ít hơn nhiều so với cấu trúc nghi vấn . Tuy nhiên, ngư Việt có khuynh hướng sử dụng nhiều câu ời nghi vấn hơn người Anh. Điều này phản ánh sự khác nhau trong tâm lý, văn hóa của hai dân tộc. Người phương Đông thiên về tình cảm trong việc giải quyết các mối quan hệ và luôn thận trọng khi y êu cầu người khác một việc gì. C hính vì th trước khi yêu cầu, ế người nói thường đưa ra những câu hỏi để thăm dò, rào đón. 4. Kết luận Sử dụng tiền dẫn nhập, đặc biệt là tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu, người nói không chỉ có khả năng đạt được đích giao tiếp lớn mà còn có thể tránh nguy cơ đặt người nghe vào tình thế khó xử, vì thực tế nó đã ngỏ cho người nghe hai khả năng hồi đáp. Do vậy, việc sử dụng tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu được xem như là một chiến lược giao tiếp qui ước và phổ biến mà chúng ta cần ứng dụng để đáp ứng cho nhu cầu giao tiế p hằng ngày có hiệu quả cao hơn . Việc nghiên cứu cấu trúc của tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu sẽ giúp cho người dạy và người học tiếng Anh thấy được nét khu biệt về cấu trúc giữa hai ngôn ngữ, khuynh hướng sử dụng cấu trúc tiền dẫn nhập cho lời nói yêu cầu cho mỗi ngôn ngữ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học cũng như trong giao tiếp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt Ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [2] Cao Xuân Hạo (2003), Câu trong tiếng Việt, Quyển 1, NXB Giáo dục. [3] Levinson, S.C. (1983), Pragmatics, Cambridge University Press. [4] Đặng Thị Hảo Tâm (2006), “Tìm hiểu sự lời tiền dẫn nhập cho sự kiện lời nói rủ”, Tạp chí Ngôn ngữ (10), tr. 53-62. [5] Searle J.R. (1993), Speech acts, Cambridge at the University Press. [6] Wardhaugh, R. (1985), How Conversation Works, Basil Blackwell, Oxford. 171
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(28).2008 [7] Yule, G. (1996), Pragmatics, Oxford University Press. [8] Nguyễn Minh Châu (1999), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Văn học. [9] Đỗ Chu (1997), Mận Trắng, Nhà xuất bản Hội nhà văn. [10] Hartley, B. & Viney, P.(1994), New American Streamline- destinations, Oxford University Press. [11] Hartley, B., & Viney, P.(1994), New American Streamline- departures, Oxford University Press. [12] Lê Minh Khuê (2003), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Phụ nữ, Hà Nội. [13] Lê Lựu (1989), Thời Xa Vắng, NXB Hội nhà văn. [14] Lê Lựu ( 2000), Truyện ngắn, NXB Văn hoá Thông tin Hà Nội. [15] Macmillan, Collier (1992), New English 900, song ngữ Anh Việt Book 1 , Nguyễn Khuê dịch, Nhà Xuất Bản Trẻ. [16] Richards, J.C. & Long, M.N. (1988), Breakthrough 1- A course in English Communication Practice, Oxfoxd University Press. [17] Richards, J.C. & Long, M.N (1988), Breakthrough 2 - A course in English Communication Practice, Oxfoxd University Press. [18] Richards, J.C. & Long, M.N. (2000), New Interchange III-English for International Communication, Quang Huy dịch và chú giải , Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh. [19] Tổng tập truyện ngắn năm 2000 (2002), Tạp chí Quân đội NXB Văn học Hà Nội. [20] Tuyển tập truyện ngắn 75-95, tập2 (1996), NXB Hội nhà văn. [21] Truyện ngắn chọn lọc 2003 (2003), Nhà xuất bản Văn học. [22] 101 truyện ngắn hay Việt Nam, tập2 (1999), NXB Hội nhà văn. [23] http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspxp?tid=2qtqv3m3237nnnnmn1n3, Trần Thị Bảo Châu - Giọt Nắng Thiên Đường. [24] http:// onlinebooks.library.upenn.edu/nonus.html.- Gone with the Wind. 172
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2