intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triển khai CDIO phục vụ công tác đào tạo và kiểm định chương trình Công nghệ kỹ thuật ô tô

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Triển khai CDIO phục vụ công tác đào tạo và kiểm định chương trình Công nghệ kỹ thuật ô tô" tập trung chia sẻ việc xác định chiến lược và đề xuất một lộ trình triển khai mô hình chất lượng AUN-QA hoặc TT-04 tại chương trình với bốn nội dung: nhu cầu kiểm định AUN-QA/TT-04; nhu cầu triển khai CDIO; triển khai CDIO hỗ trợ trực tiếp kiểm định thành công AUN-QA/TT-04; chiến lược, lộ trình triển khai CDIO. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triển khai CDIO phục vụ công tác đào tạo và kiểm định chương trình Công nghệ kỹ thuật ô tô

  1. TRIỂN KHAI CDIO PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ KIỂM ĐỊNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT Ô TÔ Phạm Tuấn Anh1, Nguyễn Văn Tấn1, Đinh Hải Lâm1, Bùi Thị Kim Dung2 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một. Email: anhpt195@tdmu.edu.vn 2. Trường Đại học Bách khoa – ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh TÓM TẮT Trường Đại học Thủ Dầu Một (ĐH-TDM) trong thời gian qua đã và đang đầu tư nguồn lực lớn để triển khai nhiều mô hình chất lượng hướng tới xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong như thực hiện công tác đánh giá chất lượng chương trình đào tạo theo thông tư 04/2016/TT- BGDĐT (TT-04) của Bộ Giáo dục và đào tạo; theo mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á - Đảm bảo chất lượng (AUN-QA); theo hướng tiếp cận CDIO (Conceive - Design - Implement - Operate). Việc kiểm định thành công các mô hình chất lượng ở cấp nhà trường cùng với triển khai mạnh mẽ các mô hình chất lượng cấp chương trình đào tạo đã từng bước nâng vị thế của trường ĐH-TDM trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Hiểu rõ chủ trương chiến lược của nhà trường, Chương trình Kỹ thuật Cơ điện tử và Ô tô thuộc Viện Kỹ thuật Công nghệ đã chủ động hoạch định các định hướng quan trọng nhằm chuẩn bị cho công tác kiểm định cấp chương trình đào tạo vào năm 2025 và quan trọng hơn cả là hướng tới kiến tạo chất lượng kỹ sư. Trong khuôn khổ tham luận này, nhóm tác giả tập trung chia sẻ việc xác định chiến lược và đề xuất một lộ trình triển khai mô hình chất lượng AUN-QA hoặc TT-04 tại chương trình với bốn nội dung: (i) nhu cầu kiểm định AUN-QA/TT-04, (ii) nhu cầu triển khai CDIO, (iii) triển khai CDIO hỗ trợ trực tiếp kiểm định thành công AUN-QA/TT-04, (iv) chiến lược, lộ trình triển khai CDIO. Từ khóa: Đánh giá ngoài, Kiến tạo chất lượng kỹ sư, AUN-QA, TT-04, CDIO. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây các mô hình chất lượng được công nhận trên thế giới và trong khu vực đã và đang được áp dụng nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi cơ bản của mô hình đào tạo đại học Việt nam theo xu thế chung trên thế giới: từ mô hình đào tạo theo nội dung (content based education) chuyển dần sang đào tạo theo định hướng năng lực (outcome based education - OBE). Cũng trong thời gian này, trường Đại học Thủ Dầu Một (ĐH-TDM) đã và đang đầu tư nguồn lực lớn để triển khai nhiều mô hình chất lượng như kiểm định chất lượng theo thông tư 04/2016/BGDĐT (TT-04) [1-3]; theo mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á - Đảm bảo chất lượng (AUN-QA) [4, 5] theo hướng tiếp cận CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate) [6]. Việc kiểm định thành công các mô hình chất lượng ở cấp nhà trường cùng với triển khai sâu rộng các mô hình chất lượng cấp chương trình đào tạo (CTĐT) đã và đang từng bước nâng vị thế của trường ĐH-TDM trong hệ thống giáo dục đại học hiện nay tại Việt Nam. Được thành lập và chính thức vận hành các CTĐT từ năm 2019, Chương trình Kỹ thuật Cơ điện tử và Ô tô (KCDOT) thuộc Viện Kỹ thuật Công nghệ (KTCN) đã chủ động hoạch định các định hướng quan trọng theo chủ trương lớn của nhà trường nhằm chuẩn bị cho công tác 136
  2. kiểm định cấp chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật (CNKT) Ô tô vào năm 2025 và quan trọng hơn cả là xây dựng chiến lược trong hành trình kiến tạo chất lượng kỹ sư thông qua một nền giáo dục chuyên biệt nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, có sức cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường lao động trong và ngoài nước. Tập thể cán bộ giảng viên chương trình luôn nêu cao tinh thần chấp hành, nghiên cứu, học tập với sự hỗ trợ của các chương trình tập huấn do trường tổ chức để triển khai thực hiện các công tác đảm bảo chất lượng bên trong cấp chương trình, đồng thời hướng tới vận hành một cách có hệ thống chương trình đào tạo dựa trên sự tham khảo của hai mô hình kiểm định chất lượng cấp CTĐT gồm TT- 04 và AUN-QA. Trong khuôn khổ tham luận này, bốn nội dung chính gồm: 1. Nhu cầu kiểm định AUN-QA/TT-04; 2. Nhu cầu triển khai CDIO; 3. Triển khai CDIO hỗ trợ trực tiếp kiểm định thành công AUN-QA/TT-04); 4. Chiến lược và lộ trình triển khai CDIO; được tập thể cán bộ giảng viên KCDOT xác định là nhiệm vụ chiến lược trong giai đoạn năm 2022-2025 nhằm chuẩn bị lộ trình kiến tạo chất lượng kỹ sư và triển khai các hoạt động quan trọng hỗ trợ công tác đánh giá ngoài chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô vào năm 2025. 2. NHU CẦU KIỂM ĐỊNH AUN-QA/TT-04 CHO CÁC CTĐT Nhu cầu kiểm định AUN-QA/TT-04 được xác định là nâng cao hơn nữa vị thế của kỹ sư tốt nghiệp thuộc chương trình của Viện KTCN, vị thế của trường ĐH-TDMU trong đào tạo cán bộ kỹ thuật cho phát triển công nghiệp và phát triển kinh tế của nước ta. Nhu cầu này của nhà trường và của chương trình KCDOT có xuất phát điểm từ chính sách chất lượng đã và lan tỏa mạnh mẽ trong giáo dục đại học (ĐH) của nước ta trong những năm gần đây. Có thể thấy được những nét cơ bản của xu thế này như sau: Thứ nhất, việc công nhận, áp dụng và chú trọng quan tâm của các trường và CTĐT đến “chất lượng của đầu ra” hay năng lực của người học có được sau khi tốt nghiệp các chương trình đào tạo. Đây là một thay đổi lớn lao và căn bản so với mô hình giáo dục truyền thống, việc công nhận “chất lượng của đầu ra” hay năng lực của người học có được sau khi tốt nghiệp là cơ hội để các đơn vị giáo dục mới thành lập vươn mình bình đẳng với các đơn vị đã có bề dày lịch sử phát triển. Thứ hai, việc công nhận, áp dụng và kiểm định theo các mô hình chất lượng áp dụng cho chương trình và cho cơ sở giáo dục nhằm bảo đảm “chất lượng của đầu ra” như mong muốn (của người sử dụng) và nhằm duy trì và cải tiến không ngừng “chất lượng của đầu ra” đáp yêu cầu thay đổi nhanh chóng của thị trường lao động. Cũng tương tự như mô hình chất lượng ISO- 9001, các mô hình bảo đảm chất lượng trong giáo dục ĐH như AUN-QA hay ABET xác định những “phẩm chất” mà CTĐT hay đơn vị giáo dục phải có hay phải có khả năng thực hiện để bảo đảm “chất lượng của đầu ra đã được cam kết”, qua đó hỗ trợ việc tăng cường năng lực và cải tiến chất lượng của quá trình và hệ thống đào tạo. Kiểm định thành công theo các mô hình này là một “chứng nhận” hay “bằng chứng” về những năng lực và công tác cải tiến chất lượng này. Từ việc kiểm định được thực hiện bởi các chuyên gia độc lập trong lĩnh vực chất lượng cũng cho thấy cơ hội được công nhận một cách “công bằng và khách quan” cho tất cả những ai và cho tất cả những nỗ lực bảo đảm chất lượng của đầu ra. AUN-QA/TT-04: hai mô hình bảo đảm chất lượng của CTĐT đã và đang được triển khai kiểm định rộng rãi tại Việt Nam. Hệ thống các tiêu chuẩn của AUN-QA/TT-04 hỗ trợ các CTĐT 137
  3. tự đánh giá hệ thống bảo đảm chất lượng nhằm cải tiến khả năng bảo đảm chất lượng của chính đơn vị. Kiểm định AUN-QA/TT-04 đã trở thành yêu cầu bắt buộc để thu hút học sinh ở đầu vào; để tăng cường vị thế cho sinh viên tốt nghiệp ở đầu ra và để chứng tỏ “đẳng cấp và uy tín” cho bất cứ chương trình và cho cơ sở giáo dục nào. Việc kiểm định thành công AUN-QA/TT-04 tại ĐH- TDM nói chung và cho các CTĐT tại Viện KTCN [3] nói riêng vừa là kết quả vừa là bằng chứng về những nỗ lực và đầu tư lớn lao và đúng đắn cho chất lượng đào tạo của Trường ĐH-TDM trong những năm qua. Vị thế của kỹ sư tốt nghiệp Viện KTCN, vị thế của trường ĐH-TDM vì thế chắc chắn ngày càng được khẳng định và công nhận thông qua chính sách quan trọng này của nhà trường. 3. NHU CẦU TRIỂN KHAI CDIO TẠI CHƯƠNG TRÌNH KCDOT: KIẾN TẠO CHẤT LƯỢNG Năm 2015, trường ĐH-TDM vinh dự là thành viên của tổ chức CDIO thế giới; chính trong giai đoạn này, nhu cầu triển khai CDIO đã được xác định là “Kiến tạo chất lượng kỹ sư ĐH-TDM đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong môi trường toàn cầu với sự thay đổi và tiến bộ nhanh chóng của tri thức khoa học và công nghệ”. Để làm rõ hơn khái niệm “kiến tạo chất lượng”, cần làm rõ được bản chất của các mô hình “bảo đảm chất lượng”. Đó là bằng chứng về khả năng hay năng lực “bảo đảm chất lượng của đầu ra” mà do chính CTĐT hay cơ sở đào tạo xác định, bất kỳ đó là chất lượng nào của đầu ra. Với CDIO Syllabus, mô hình CDIO đề xướng, ngoài kiến thức khoa học-kỹ thuật chuyên môn cần bổ sung giảng dạy ba nhóm kỹ năng hay năng lực của kỹ sư gồm [7-9]: Kỹ năng cá nhân; Kỹ năng giao tiếp và các Kỹ năng CDIO (C: Nhận diện nhu cầu của người sử dụng; D: Thiết kế; I: Triển khai (sản xuất-phân phối) và O: vận hành sản phẩm, quá trình và hệ thống). Đề xướng của mô hình CDIO Syllabus đã và đang được rất nhiều trường ĐH trên thế giới coi là giải pháp cho một câu hỏi lớn của giáo dục ĐH trên thế giới là “Dạy gì” (WHAT) trong chương trình để sinh viên có được năng lực CDIO sau khi tốt nghiệp và thành công trong môi trường trong đó có sự đa dạng và liên tục thay đổi trong nhu cầu của người sử dụng đồng thời trong đó tri thức khoa học-kỹ thuật-công nghệ cũng không ngừng cập nhật, thay đổi mới. Áp dụng CDIO Syllabus để hoạch định “nội dung” giảng dạy dẫn đến việc hình thành và phát triển năng lực đặc thù của kỹ sư. Đó là cách mà CDIO Syllabus hỗ trợ “kiến tạo chất lượng đầu ra” của các CTĐT vì “chất lượng đầu ra” theo CDIO là “yêu cầu hay nhu cầu tương lai” của thị trường lao động khác nhau cho mỗi ngành công nghiệp và mỗi quốc gia. Các yêu cầu tương lai đó phải được “kiến tạo” chứ không thể “học được” hay “tham khảo dược” từ những người đi trước hay của những người đương thời. Vậy liệu thị trường lao động tại Việt nam và trong khu vục có “yêu cầu hay nhu cầu tương lai” về năng lực CDIO không? Có thể quả quyết rằng chủ trương triển khai CDIO tại chương trình KCDOT xuất phát từ chính nhu cầu của thị trường lao động trong nước và khu vực về năng lực CDIO mà các CTĐT tương tự trong nước chưa đáp ứng. Hãy xem hai phân tích dưới đây: Thứ nhất, những sản phẩm, quá trình và hệ thống hiện đại và hết sức phức tạp phục vụ nhu cầu của người sử dụng Việt nam và của doanh nghiệp Việt nam, doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt nam. Đó là xe ô tô, xe ô tô điện, các hệ thống sản xuất, máy móc, thiết bị trong ngành sản xuất lắp ráp ô tô, với công nghệ tự động hóa linh hoạt, kết nối internet đã, đang và sẽ được thiết kế, triển khai, sử dụng và vận hành tại Việt Nam. Ai ngoài kỹ sư với năng lực CDIO đáp ứng những nhu cầu này của thị trường lao động hiện tại và tương lai. Khảo sát nghiên 138
  4. cứu yêu cầu của thị trường lao động (Market Research) qua trang web tìm việc làm [10] đã cho thấy doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp FDI đang có yêu cầu về hầu hết những năng lực CDIO đối với kỹ sư của các khối ngành Kỹ thuật Công nghệ tại các trường ĐH. Thứ hai, nhiều trường ĐH kỹ thuật có uy tín hàng đầu về đào tạo chuyên môn khoa học - kỹ thuật và hiện cũng đang theo đuổi thậm chí đi đầu trong trào lưu chất lượng chưa có được những bứt phá nhằm thay đổi và tiếp thu quan điểm “trường ĐH phải đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động”. Thêm vào đó, các trường ĐH hàng đầu thường có cơ cấu tổ chức phức tạp, cứng nhắc về mặt hành chính nên khó thay đổi một cách linh hoạt theo kịp những tín hiệu thay đổi của thị trường. Phương pháp giáo dục truyền thống vốn là thế mạnh của các trường này cũng có thể là lực cản đặc biệt lớn cho sự thay đổi nếu có. Cơ hội để triển khai CDIO, để kiến tạo chất lượng của kỹ sư CDIO, kiến tạo chất lượng kỹ sư ĐH-TDM có thể thấy rõ trong thời gian trước mắt. Tuy nhiên, để nắm bắt cơ hội này, thay đổi căn bản trong quá trình dạy và học không phải là bài toán dễ giải cho cả những người quyết tâm nhất, có tiềm lực nhất. Một lần nữa mô hình CDIO đã đề xuất không chỉ là một bộ công cụ mà còn cả một lộ trình thay đổi quá trình dạy và học một cách toàn diện và có hệ thống. Các tiêu chuẩn CDIO (CDIO Standards) [8] giúp trả lời hai câu hỏi “Thay đổi gì và thay đổi thế nào” quá trình dạy và học để kiến tạo kỹ sư CDIO. Với việc gia nhập CDIO, trường ĐH- TDM có cơ hội lớn để chia sẻ và học tập kinh nghiệm với những trường thành viên của tổ chức CDIO đã và đang kiến tạo chất lượng CDIO của mình; trong đó Tiêu chuẩn 1 CDIO: Bối cảnh CDIO đã được triển khai tại trường với nhu cầu của thị trường lao động của kỹ sư ĐH-TDM về năng lực CDIO đã được nhận diện. Phát triển những năng lực này chính là bối cảnh, là môi trường bước đầu kiến tạo chất lượng trong công tác đào tạo kỹ sư tại ĐH-TDM. 4. TRIỂN KHAI CDIO HỖ TRỢ KIỂM ĐỊNH THÀNH CÔNG AUN-QA/TT-04 CẤP CTĐT Triển khai CDIO hỗ trợ trực tiếp kiểm định thành công AUN-QA (hoặc TT-04) về các tiêu chí của quá trình dạy và học thông qua xác định nội dung thay đổi (WHAT) và lộ trình thay đổi (HOW) của quá trình này. Khẳng định này sẽ được giải thích dưới đây trước tiên qua phân tích tương quan giữa các Tiêu chuẩn CDIO và các Tiêu chuẩn kiểm định theo AUN-QA phiên bản 4.0 và sau đó chứng tỏ luận điểm “Triển khai CDIO hỗ trợ trực tiếp kiểm định thành công AUN-QA”. Thống kê tương quan giữa các Tiêu chuẩn CDIO và các Tiêu chuẩn AUN-QA được so sánh trong bảng dưới đây: Bảng 1: Sự tương đồng các tiêu chuẩn của mô hình CDIO [8] và AUN-QA [4] Thành phần của CTĐT Tiêu chuẩn CDIO Tiêu chuẩn AUN-QA Tiêu chuẩn 2: Kết quả học tập (CDIO Tiêu chuẩn 1: Kết quả học tập kỳ vọng Syllabus Outcomes) (Expected Learning Outcomes) Tiêu chuẩn 2: Cấu trúc và nội dung Chương trình đào tạo Tiêu chuẩn 3: CTĐT tích hợp (Integrated chương trình dạy học (Programme (CTĐT) Curriculum) Structure & Content) Không gian học Tiêu chuẩn 7: Cơ sở vật chất và trang Tiêu chuẩn 6: Không gian học tập CDIO tập/Phòng TN thiết bị Tiêu chuẩn 7: Hoạt động học tập tích hợp Phương pháp dạy và (Integrated Learning Activities) Tiêu chuẩn 3: Phương thức dạy và học học Tiêu chuẩn 8: Học tập tích cực (Active (Teaching and Learning Approach) Learning) 139
  5. Tăng cường năng lực Tiêu chuẩn 9: Tăng cường kỹ năng CDIO cho CBGD cho cán bộ giảng dạy (Enhancement of Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ giảng viên Faculty Competence) (Academic Staff) Tiêu chuẩn 10: Tăng cường kỹ năng giảng dạy cho cán bộ giảng dạy (Enhancement of Faculty Teaching Competence) Bảng 1 minh họa sự tương đồng khi so sánh các tiêu chuẩn của 02 mô hình chất lượng CDIO và AUN-QA. Những phân tích cụ thể chi tiết sau sẽ chứng tỏ luận điểm được so sánh ở bảng trên: Tiêu chuẩn 1 AUN-QA được hỗ trợ trực tiếp từ triển khai Tiêu chuẩn 2 CDIO: Kết quả học tập theo khung CDIO Syllabus cụ thể hóa năng lực đặc thù của kỹ sư (Tiêu chuẩn 2 CDIO) hỗ trợ xác định “nội dung cụ thể và chi tiết” của kết quả học tập mong đợi theo yêu cầu của Tiêu chuẩn 1 AUN-QA. Tiêu chuẩn 2 CDIO hỗ trợ qua các bước đi, trình tự và “kết quả cần đạt” cụ thể để có thể đạt được mức đánh giá cao nhất trong kiểm định theo AUN-QA. Hơn nữa, tự đánh giá theo Tiêu chuẩn 2 CDIO dẫn dắt “quá trình” hay “chu trình” triển khai “kết quả học tập CDIO” trong CTĐT từ “mức sơ khai” thuần các kiến thức kỹ năng kỹ thuật đến “mức tinh nhạy đối với những thay đổi trong nhu cầu của các bên có liên quan”. Cả các “phẩm chất” của “kết quả học tập” và cơ sở bảo đảm chất lượng của những “phẩm chất” này mà Tiêu chuẩn 1 AUN-QA yêu cầu đều có thể thỏa mãn khi triển khai Tiêu chuẩn 2 CDIO. Tiêu chuẩn 2 AUN-QA được hỗ trợ qua triển khai Tiêu chuẩn 1, 3, 7, 8 CDIO: Tiêu chuẩn 3 CDIO xác định CTĐT tích hợp cho phép lồng ghép các nhóm kỹ năng CDIO vào các môn học và vào quá trình giảng dạy kiến thức chuyên môn một cách nhuần nhuyễn và logic nhằm bảo đảm chất lượng CDIO ở đầu ra. Cùng với việc triển khai các Tiêu chuẩn CDIO 1, 7, 8; CTĐT tích hợp sẽ đáp ứng Tiêu chuẩn 2 AUN-QA yêu cầu những “nội dung” cần phản ánh và công bố trong “Mô tả CTĐT” bảo đảm những “kết quả học tập mong muốn” đã định. Tiêu chuẩn 2 AUN-QA yêu cầu bảo đảm logic trong quan hệ giữa các thành phần của CTĐT đã được xác định. Kiểm định thành công tiêu chuẩn này đương nhiên dựa trên quan hệ logic này theo mô tả trong CTĐT. Tuy nhiên, chính triển khai Tiêu chuẩn 3, 7 CDIO lần lượt qua các mức độ của thang tự đánh giá cho phép dẫn dắt “quá trình” hoạch định và triển khai “CTĐT tích hợp” từ “mức sơ khai”, tức CTĐT chưa có tính tích hợp đến “mức có được CTĐT tích hợp hoàn toàn và được các bên có liên quan góp ý và điều chỉnh phù hợp với thực tế của thị trường lao động”. Chính quá trình triển khai tích hợp các tiêu chuẩn CDIO này là cơ sở để bảo đảm logic giữa các thành phần của CTĐT và bảo đảm tính hệ thống của cả CTĐT hỗ trợ cho kiểm định Tiêu chuẩn 2 AUN-QA. Tiêu chuẩn 3 AUN-QA được hỗ trợ qua triển khai Tiêu chuẩn 4, 5, 7, 8 CDIO: Tiêu chuẩn 3 AUN-QA yêu cầu “chất lượng của quá trình học tập”: học tập qua hợp tác, học nhóm, tự học, cách thức học qua trải nghiệm và phù hợp với người học đồng thời bảo đảm đạt những kết quả học tập cuối cùng. Đó là những “phẩm chất” gì và cần được triển khai thế nào? Các tiêu chuẩn 7, 8 CDIO khi triển khai cho phép trả lời tất cả những câu trả lời một khi kết quả học tập cuối cùng của CTĐT là năng lực CDIO của người học sau khi tốt nghiệp. Đồng thời Triển khai các tiêu chuẩn CDIO này cùng với triển khai Tiêu chuẩn 4 CDIO theo thang tự đánh giá cho phép chọn lọc, thiết kế và đưa các Hoạt động học tập tích hợp và phương pháp học tập tích cực từng bước vào các môn học và vào toàn bộ CTĐT một cách có kế hoạch và có kiểm soát. Đây là cách thức đã được kiểm chứng để có thể có được “chất lượng quá trình học tập” được Tiêu chuẩn AUN-QA đánh giá qua “năng lực học tập” của người học. 140
  6. Tiêu chuẩn 5 CDIO hỗ trợ kiểm định Tiêu chuẩn 3 AUN-QA qua “nâng cấp” chất lượng của quá trình học tập thông qua chuyển đổi các đồ án môn học truyền thống thành các đồ án tích hợp, đồ án CDIO cho phép người học trải nghiệm công tác “Thiết kế-Triển khai” đồng thời với phát triển các kỹ năng CDIO. Tiêu chuẩn 5 AUN-QA được hỗ trợ qua triển khai Tiêu chuẩn 9, 10 CDIO: Đối với Tiêu chuẩn 5 AUN-QA, triển khai Tiêu chuẩn 9, 10 CDIO chỉ hỗ trợ tăng cường những năng lực cần thiết của giảng viên. Tiêu chuẩn5 AUN-QA còn đòi hỏi thêm những nỗ lực về tổ chức giảng dạy và khối lượng giảng dạy đối với giảng viên. Ở đây chỉ phân tích hỗ trợ của CDIO về tăng cường những năng lực cần thiết của giảng viên. Một lần nữa, Tiêu chuẩn 5 AUN-QA chỉ đặt ra những yêu cầu về năng lực giảng dạy chung của giảng viên. Tiêu chuẩn 9 CDIO thì bổ sung và cụ thể hóa những kỹ năng CDIO mà giảng viên cũng phải có để có thể giảng dạy kỹ năng CDIO cho sinh viên và hơn nữa triển khai những kỹ năng này cho việc xây dựng CTĐT tích hợp (Tiêu chuẩn 3 CDIO). Tiêu chuẩn 10 CDIO cũng bổ sung những kỹ năng thiết kế, lựa chọn và sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực cho CTĐT CDIO. Hơn nữa, với triển khai Tiêu chuẩn 9, 10 CDIO theo thang tự đánh giá sẽ dẫn dắt toàn bộ quá trình tăng cường năng lực cho giảng viên một cách có hệ thống, có kế hoạch và linh hoạt. Điều này là đặc biệt quan trọng để bảo đảm rằng những yêu cầu về năng lực giảng dạy của giảng viên mà Tiêu chuẩn 5 AUN-QA không những được thỏa mãn trong kiểm định mà còn được liên tục cập nhật theo những yêu cầu mới của CTĐT. Tiêu chuẩn 7 AUN-QA được hỗ trợ qua triển khai Tiêu chuẩn 6 CDIO: Tiêu chuẩn 7 AUN-QA yêu cầu cơ sở vật chất và hạ tầng phải đầy đủ và đáp ứng yêu cầu của CTĐT. Tiêu chuẩn 6 CDIO thì bổ sung yêu cầu về “không gian học tập CDIO” trên nền tảng tái thiết kế và tái tổ chức hạ tầng cơ sở hiện có cho đào tạo kỹ thuật. “Không gian học tập CDIO” thay đổi “không gian học tâp truyền thống theo cách thức hỗ trợ “chất lượng của quá trình học tập” như yêu cầu của Tiêu chuẩn 3 AUN-QA. Triển khai Tiêu chuẩn 6 CDIO theo thang tự đánh giá cũng cho phép tái thiết kế và tái tổ chức hạ tầng cơ sở hiện có đáp ứng từ nhu cầu về không gian CDIO và triển khai thay đổi trên cơ sở khai thác tốt nhất hạ tầng cơ sở hiện có và chỉ bổ sung khi có nhu cầu và có điều kiện. Tiêu chuẩn 7 AUN-QA được hỗ trợ kiểm định thành công qua triển khai Tiêu chuẩn 6 CDIO như vậy. Cuối cùng ở phần này, nhiều Tiêu chuẩn của CDIO và AUN-QA có thể cùng song song triển khai, tiết kiệm được nguồn lực và thời gian nhằm đáp ứng cả hai mục tiêu kiểm định thành công các chương trình đào tạo Kỹ sư của ngành CNKT Ô tô theo chuẩn kiểm định AUN-QA hoặc TT-04 và kiến tạo chất lượng CDIO. Cụ thể như sau: • Tiêu chuẩn 4 AUN-QA triển khai song song với Tiêu chuẩn 11 CDIO; • Tiêu chuẩn 8 AUN-QA triển khai song song với Tiêu chuẩn 12 CDIO. 5. TRIỂN KHAI CDIO TẠI CHƯƠNG TRÌNH KCDOT: NHỮNG BƯỚC ĐI BAN ĐẦU VÀ CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾN TRIỂN KHAI Chương trình KCDOT là chương trình có một số cơ sở cần thiết cho triển khai CDIO như khả năng tích hợp giữa các ngành học trong Viện KTCN; khả năng chia sẻ cơ sở vật chất; chia sẻ giảng viên. Với sự hỗ trợ của nhà trường và nỗ lực của tập thể cán bộ giảng dạy của chương trình, những bước đi ban đầu có thể được đề xuất và cần được thực hiện trong thời gian tới như sau: 141
  7. Tiêu chuẩn 1 CDIO: đã được thực hiện ở mức (1) thông qua chủ trương của trường tham gia vào tổ chức CDIO và chủ trương triển khai CDIO tại chương trình KCDOT. Với chương trình triển khai CDIO được đề xuất thông qua 12 đề án nêu dưới, Tiêu chuẩn 1 CDIO có thể ở mức (2) hay (3). Tiêu chuẩn 2 CDIO: cần tiến hành tổ chức hội thảo khảo sát năng lực nghề ngành CNKT Ô tô (ví dụ tổ chức hội thảo DACUM) và nghiên cứu nhu cầu của thị trường lao động (Market research) trong năm 2022 để thực hiện mức (1) của tiêu chuẩn 2 CDIO. Tiêu chuẩn 3 CDIO: đã được thực hiện ở mức (1) khi chuẩn hóa xây dựng CTĐT ngành CNKT theo chuẩn kiểm định AUN/QA thể hiện qua sự tương đồng cao giữa Tiêu chuẩn 2 AUN/QA và Tiêu chuẩn 3 CDIO như đã nêu và phân tích ở Bảng 1. Tiêu chuẩn 4 CDIO: đã được triển khai trong CTĐT ngành CNKT Ô tô năm 2019, 2020 và 2021. Tiêu chuẩn này có thể đạt tới mức (3), giảng viên đã có được một số kinh nghiệm và bài học quý báu, một số kỹ năng CDIO giảng viên đã bắt đầu được hình thành thông qua chiến lược dạy và học theo dự án “Xe bẫy chuột”. Cuối cùng, chương trình triển khai CDIO cùng những việc cần làm tại chương trình KCDOT trong giai đoạn tới sẽ được sơ bộ giới thiệu ở đây. Chi tiết của chương trình sẽ được xây dựng sau khi chủ trương được nhà trường thông qua. Chương trình triển khai CDIO tại KCDOT được trình bày qua những công tác và đề án, có thể được triển khai độc lập, đi trước hay song song với quá trình kiểm định AUN-QA/TT-04 như sau: 1. Xác định lộ trình đổi mới theo tiêu chuẩn CDIO (CDIO standards) và chiến lược triển khai cuốn chiếu; 2. Xác định yêu cầu về năng lực chuyên môn và kỹ năng mềm của kỹ sư (DACUM; Nghiên cứu thị trường lao động) theo chuẩn CDIO và xây dựng chuẩn năng lực nghề đối ngành CNKT Ô tô; 3. Xác định được xương sống trong triển khai CDIO là CTĐT tích hợp với 3 đồ án tích hợp (Nhập môn-Đồ án Cơ sở kỹ thuật-Khóa luận Tốt nghiệp); 2 giai đoạn đào tạo tích hợp (Cơ sở kỹ thuật-Chuyên ngành). Xây dựng danh mục đề tài cho 3 đồ án cho phép sinh viên liên kết đa ngành trong thực hiện đề án; Giai đoạn cơ Giai đoạn sở kỹ thuật chuyên ngành Nhập môn Đồ án cơ sở Khóa luận kỹ thuật kỹ thuật Tốt nghiệp Danh mục Danh mục Danh mục Hình 1: Mô hình CTĐT với 3 đồ án tích hợp ngành CNKT Ô tô 1. Đề án tăng cường năng lực cho giáo viên trong xây dựng và cải tiến CTĐT tích hợp; 2. Đề án triển khai mở rộng môn học nhập môn kỹ thuật cho toàn bộ sinh viên năm nhất 142
  8. của ngành CNKT Cơ điện tử và CNKT Ô tô theo dạng tích hợp đi cùng với công tác tăng cường năng lực của giáo viên; 3. Đề án đổi mới chương trình đào tạo tích hợp theo tiêu chuẩn CDIO; 4. Đề án đổi mới giảng dạy tích hợp các môn học cơ sở kỹ thuật; 5. Đề án đổi mới giảng dạy tích hợp các môn học chuyên ngành; 6. Đề án đổi mới phương pháp dạy và học theo tiêu chuẩn CDIO; 7. Đề án tăng cường năng lực của giáo viên theo tiêu chuẩn CDIO; 8. Đề án thiết kế và xây dựng không gian học tập CDIO; 9. Đề án đổi mới và tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá cho giáo viên. Tiêu chuẩn Mức độ triển khai 0 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 ➔ Đã đạt ➔ Sẽ triển khai Hình 2: Thực tế và kế hoạch triển khai CDIO trong thời gian tới 6. KẾT LUẬN Trong khuôn khổ tham luận này, nhóm tác giả đã trình bày định hướng triển khai CDIO hướng tới kiến tạo chất lượng kỹ sư và hỗ trợ công tác đánh giá ngoài chương trình đào tạo ngành công nghệ kỹ thuật ô tô. Một số kết quả chính được rút ra cụ thể như sau: 1. Tham luận đã nêu bật được nhu cầu kiểm định theo AUN/QA hoặc TT-04, và đây cũng là xu hướng và chủ trương lớn của trường ĐH-TDM hiện nay và trong tương lai sắp tới. 2. Tham luận đã phát biểu rõ nhu cầu triển khai CDIO tại chương trình KCDOT để kiến tạo chất lượng kỹ sư. 3. Thông qua so sánh sự tương đồng các tiêu chuẩn CDIO và tiêu chuẩn AUN/QA, việc triển khai CDIO có thể kết luận sẽ hỗ trợ trực tiếp kiểm định thành công AUN-QA hoặc TT-04 cho chương trình KCDOT trong năm 2025. 4. Những bước đi ban đầu và chương trình dự kiến triển khai CDIO tại KCDOT cũng đã được đề xuất trong tham luận này. Việc thực hiện chiến lược, lộ trình triển khai CDIO nêu trong 143
  9. tham luận này rất cần sự ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần từ phía lãnh đạo cao nhất của Nhà trường và lãnh đạo Viện KTCN để công tác triển khai đạt kết quả như mong đợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016). Thông tư Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học. Thông tư số 04/2016/TT-BGDÐT, ngày 14/3/2016. 2. Khai mạc khảo sát chính thức 03 CTĐT thạc sĩ (2022). Truy xuất từ https://dbcl.tdmu.edu.vn/danh- muc/Tin-tuc--Su-kien/Khai-mac-khao-sat-chinh-thuc-03-CTDT-thac-si. 3. Hoàn thành khảo sát chính thức đánh giá chất lượng 04 CTĐT đại học (2022). Truy xuất từ https://dbcl.tdmu.edu.vn/danh-muc/Tin-tuc--Su-kien/Hoan-thanh-khao-sat-chinh-thuc-danh-gia- chat-luong-04-CTDT-dai-hoc. 4. Lễ Ra Mắt Bộ Tiêu Chuẩn AUN-QA Phiên Bản 4.0 (2021). Truy xuất từ https://qmo.nlu.edu.vn/thong-tin/su-kien/le-ra-mat-bo-tieu-chuan-aun-qa-phien-ban-4-0.html. 5. 4 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định chất lượng AUN-QA (2020). Truy xuất từ https://tdmu.edu.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/4-chuong-trinh-dao-tao-dat-chuan-kiem-dinh-chat-luong- aun-qa. 6. Đại học Thủ Dầu Một trình bày tham luận tại Hội nghị CDIO Thế giới lần thứ 14 (2018). Truy xuất từ https://tdmu.edu.vn/cdio/tin-tuc-cdio/dai-hoc-thu-dau-mot-trinh-bay-tham-luan-tai-hoi-nghi- cdio-the-gioi-lan-thu-14-2. 7. CDIO Syllabus 2.0 (2011). Truy xuất từ http://www.cdio.org/benefits-cdio/cdio-syllabus/cdio- syllabus-topical-form. 8. 12 CDIO Standards (2010). Truy xuất từ http://www.cdio.org/implementing-cdio/standards/12- cdio-standards. 9. The CDIO standards v 2.0 (with customized rubrics) (2010). Truy xuất từ http://www.cdio.org/knowledge-library/documents/cdio-standards-v-20-customized-rubrics. 10. Báo cáo thị trường (2022). Truy xuất từ https://www.vietnamworks.com/hrinsider/nha-tuyen- dung/bao-cao-thi-truong. 144
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2