intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triển khai Vista – Phần 25: Tìm hiểu về Microsoft Deployment Toolkit

Chia sẻ: Hoang Nhan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

140
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách chuẩn bị Microsoft Deployment Toolkit để thực hiện một cài đặt Windows Vista cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triển khai Vista – Phần 25: Tìm hiểu về Microsoft Deployment Toolkit

  1. Triển khai Vista – Phần 25: Tìm hiểu về Microsoft Deployment Toolkit Nguồn : quantrimang.com  Mitch Tulloch Quản trị mạng – Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách chuẩn bị Microsoft Deployment Toolkit để thực hiện một cài đặt Windows Vista cơ bản. Giới thiệu Trong phần trước của loạt bài này, chúng ta đã cài đặt Microsoft Deployment Toolkit 2008 (MDT 2008) và chúng tôi đã giới thiệu một số vấn đề tổng quan của Deployment Workbench, một giao diện người dùng tích hợp để có thể thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến triển khai. Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu cách chuẩn bị MDT để có thể sử dụng nó nhằm thực hiện một triển khai cơ bản cho Windows Vista Enterprise. Trong quá trình giới thiệu chuẩn bị MDT, các bạn sẽ biết được một số nhiệm vụ cơ bản sẽ thực hiện bằng Workbench như: Bổ sung thêm các thành phần vào MDT • Tạo một chia sẻ chung • Phổ biến chia sẻ chung • Tạo một chuỗi nhiệm vụ • Tạo một điểm triển khai • Trong các phần sau của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu các nhiệm vụ này ở mức độ sâu hơn. Bổ sung thêm các thành phần vào MDT Như những gì bạn thấy trong hình 1 bên dưới, nút Components nằm bên dưới Information Center chính là nơi bạn có thể bổ sung thêm các thành phần phụ vào Workbench của mình. Hai thành phần như vậy được yêu cầu: MSXML 6.0 –Microsoft XML parser • Windows Automated Installation Kit (Windows AIK). • Nếu cần thiết cho môi trường của mình, bạn cũng có thể bổ sung thêm các thành phần khác vào Workbench như: User State Migration Tool (USMT) – được sử dụng để di trú các thiết lập • profile người dùng và dữ liệu của họ. Application Compatibility Toolkit (ACT) – được sử dụng để thẩm định xem •
  2. các ứng dụng của bạn sẽ tương thích với phiên bản Windows mới nhất hay không. Microsoft Assessment and Planning Toolkit (MAP) – được sử dụng để • thống kê các máy tính của bạn nhằm xác định xem bạn có nâng cấp thành công hoặc di trú sang phiên bản Windows mới nhất không. Các công cụ khác cho việc quản lý việc đăng ký ấn bản và định kế hoạch • di trú sang phiên bản Microsoft Office mới nhất. Hình 1: Nút Components trong Information Center. Mẹo: trước khi bạn download bất cứ thành phần nào, hãy kích chuột phải vào nút Components ở bên trái và chọn Check For Updates nhằm bảo đảm danh sách các thành phần hiện hữu được hiển thị trong Workbench được cập nhật kịp thời. Nếu các phiên bản của các thành phần mới hơn hiện hữu ở đây, chúng có thể do được download từ Internet hoặc từ một thư mục chia sẻ nào đó mà bạn đã phổ biến trước trên mạng của mình. Bắt đầu bằng cách chọn MSXML 6.0 và Windows Automated Installation Kit 1.1 (cho x86 hoặc x64 nếu cần thiết) và kích Download để download hai thành phần này vào máy tính của bạn (máy tính tính này bạn đã cài đặt MDT từ trước). Khi download, các thành phần này sẽ được hiển thị trong phần Downloaded như thể hiện trong hình 2 (lưu ý rằng việc download Windows AIK khá tốn nhiều thời
  3. gian): Hình 2: MSXML 6.0 và Windows AIK 1.1 đã được download Với MSXML 6.0 đã được chọn, kích nút Browse để mở cửa sổ Explorer hiển thị các thành phần đã download như thể hiện trong hình 3: Hình 3: Các thành phần đã download
  4. Kích đúp vào msxml6.msi để cài đặt MSXML parser, và khi thực hiện xong việc cài đặt này, trở về Workbench và chọn Windows AIK, kích Install (Xem trong hình 4): Hình 4: Cài đặt Windows AIK. Khi quá trình cài đặt này kết thúc, bạn sẽ thấy cả hai thành phần nằm trong phần Installed, xem trong hình 5:
  5. Hình 5: Các thành phần yêu cầu đã được cài đặt Tạo một chia sẻ chung Lúc này bạn đã cho việc tạo một chia sẻ chung (distribution share), chia sẻ này sẽ là một thư mục có chứa các file nguồn cho Windows Vista đặt vào đó bất cứ gói phần mềm, driver hoặc ứng dụng nào mà bạn muốn trong cài đặt của mình. Bắt đầu bằng cách kích vào nút Distribution Share và chọn Create Distribution Share Directory như thể hiện trong hình 6:
  6. Hình 6: Tạo chia sẻ chung Trong Create Distribution Share Wizard, đánh hoặc duyệt đến đường dẫn của thư mục tên hệ thống file nội bộ của bạn. Mặc định, MDT sẽ gợi ý việc tạo thư mục C:\Distribution, nhưng ví dụ chúng tôi sẽ tao thư mục này trên một phân vùng riêng có tên M: (xem trong hình 7). Lưu ý: Phân vùng đặt chia sẻ chung của bạn phải có đủ không gian trống cho các file nguồn Vista và các file ứng dụng cũng như driver hay các gói phần mềm mà bạn cần đến để thực hiện các triển khai của mình.
  7. Hình 7: Chỉ định chia sẻ chung Hình 8 sẽ thể hiện cấu trúc thư mục trong phần chia sẻ chung:
  8. Hình 8: Cấu trúc của thư mục chia sẻ Phổ biến chia sẻ chung Bước tiếp theo là phổ biến chia sẻ chung của bạn bằng cách bổ sung thêm các file cài đặt của hệ điều hành, các gói phần mềm, driver và các file ứng dụng. Do chỉ thực hiện cài đặt cơ bản nên chúng ta chỉ bổ sung thêm các file cài đặt Windows Vista SP1 Enterprise vào thư mục chia sẻ. Kích phải vào nút Operating Systems nằm bên dưới Distribution Share và chọn New để khởi chạy New OS Wizard như thể hiện trong hình 9:
  9. Hình 9: New OS Wizard. Chèn Windows Vista SP1 Enterprise CD của bạn vào CD-ROM drive của máy tính, kích Next và chỉ định thư mục ổ đĩa cho CD-ROM drive như thể hiện trong hình 10:
  10. Hình 10: Chỉ định location của các file nguồn Kích Next và đánh tên cho thư mục sẽ sử dụng để chứa các file nguồn mà bạn bổ sung vào thư mục chia sẻ (hình 11):
  11. Hình 11: Nơi các file nguồn của Vista sẽ được lưu Khi wizard kết thúc, các file nguồn sẽ được hiển thị hiện hữu như thể hiện trong hình 12:
  12. Hình 12: Các file nguồn của Vista đã được bổ sung vào thư mục chia sẻ Nếu bạn kích phải vào các file nguồn bạn đã bổ sung vào thư mục chia sẻ và kích Properties, bạn có thể hiển thị các thông tin chi tiết có liên quan đến các file đã bổ sung (hình 13):
  13. Hình 13: Thuộc tính của các file nguồn đã bổ sung Trong ví dụ này, các file nguồn của Vista sẽ được copy từ DC vào thư mục dưới đây: Tạo chuỗi nhiệm vụ Bước tiếp theo là tạo một chuỗi nhiệm vụ (task sequence), đây là một chuỗi các bước được lập kịch bản mà MDT sẽ thực hiện trong quá trình triển khai. Bắt đầu bằng việc kích chuột phải vào nút Task Sequences trong Workbench và chọn New như thể hiện trong hình 14:
  14. Hình 14: Tạo một chuỗi các nhiệm vụ Với các triển khai Light Touch Installation (LTI), việc tạo một chuỗi nhiệm vụ hoàn toàn tương tự như việc cấu hình một answer file unattend.xml. Trong trang General Settings của New Task Sequence Wizard, đánh vào ID (không có khoảng trống) cho chuỗi nhiệm vụ mới và tiếp sau đó là việc đặt tên và phần mô tả (hình 15):
  15. Hình 15: Đặt tên cho chuỗi nhiệm vụ Trong trang Select Template, chọn Standard Client Task Sequence (hình 16):
  16. Hình 16: Chọn mẫu cho chuỗi nhiệm vụ Trong trang Select OS, chọn hệ điều hành (Windows Vista SP1 Enterprise) hiện có để cài đặt (hình 17):
  17. Hình 17: Chọn hệ điều hành để cài đặt Không chỉ định khóa sản phẩm do chúng ta giả dụ rằng bạn đang sử dụng các các host Key Management Service (KMS) trên mạng để kích hoạt các máy tính Vista Enterprise đã đăng ký ấn bản (hình 18):
  18. Hình 18: Chưa chỉ định khóa sản phẩm không Trong trang OS Settings, chỉ định tên và tổ chức của người dùng, người sẽ sử dụng máy tính (hình 19):
  19. Hình 19: Chỉ định các thiết lập hệ điều hành Trong trang Admin Password, đánh vào mật khẩu cho tài khoản Administrator nội bộ trên máy (hình 20):
  20. Hình 20: Chỉ định mật khẩu cho tài khoản Administrator nội bộ Khi wizard kết thúc, chuỗi nhiệm vụ sẽ được hiển thị trong Workbench như thể hiện trong hình 21:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2