Triết gia ĐỀ - CÁC – TƠ
lượt xem 56
download
Đề - các – tơ sinh ngày 31- 03 – 1596, ở thị trấn Lahaye xứ Touraine thuộc miền nam nước Pháp trong một gia đình dòng dõi quý tộc lâu đời. Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, mười tuổi bắt đầu đi học ở trường dòng – trường của giáo hội, sau đó học luật sư.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Triết gia ĐỀ - CÁC – TƠ
- Triết gia ĐỀ - CÁC – TƠ I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM Rêne Đề - các – tơ là nhà triết học, nhà bách khoa toàn tưh vĩ đại người Pháp, đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy lý thế kỷ XVII. Đề - các – tơ sinh ngày 31- 03 – 1596, ở thị trấn Lahaye xứ Touraine thuộc miền nam nước Pháp trong một gia đình dòng dõi quý tộc lâu đời. Ông mồ côi mẹ từ nhỏ, mười tuổi bắt đầu đi học ở trường dòng – trường của giáo hội, sau đó học luật sư. Triết học Đề - các – tơ bắt nguồn từ tư duy, triết học đề cao con người chứ không phải đặt con người bên cạnh tự nhiên như Bê – cơ, Hốp – xơ. Ngoài triết học, tên tuổi Đề - các – tơ gắn liền với tóan học, vật lý học, sinh vật học với những đóng góp quan trọng vào các lĩnh vực này. Ông đặc biệt say mê nghiên cứu những vấn đề triết học và khoa học tự nhiên. Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Các quy tắc chỉ đạo lý tính (1637) - Thế giới hay là tiểu luận về thế giới (1633) - Khúc xạ học (1637) - - Sao băng (1637) Luận về phương pháp (1637) - Các nguyên lý của triết học (1644) - Vê trạng thái đau khổ của tâm hồn (1649) - II. CÁC VẤN ĐỀ TRIẾT HỌC CỦA ĐỀ - CÁC – TƠ 1. Quan niệm của Đề - các – tơ về bản chất và vai trò của triết học. Điểm xuất phát của triết học Đề - các – tơ. a. Quan niệm của Đề - các – tơ về bản chất và vai trò của triết học. Đề - các – tơ đề cao vai trò của triết học đối với đời sống của con người. Theo ông,trình độ phát triển tư duy triết học là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá mức độ văn minh của con người. Trong quan niệm của Đề - các – tơ, thì triết học, theo nghĩa rộng là tổng thể tri thức của con người về nhiều lĩnh vực, theo nghĩa hẹp là siêu hình học được coi như nền tảng của hệ thống thế giới quan. Toàn bộ thế giới quan khoa học của con người “tương tự như một cái cây, mà bộ rễ của nó là siêu hình học, thân cây là vật lý học, lá là các khoa học khác”.
- Mục đích cuối cùng của các khoa học là phục vụ con người hướng con người về trí tuệ tự nhiên (cây minh họa) Ông chỉ ra sự thống nhất triết học và các khoa học khác: sự thống nhất ấy là đạt đến mục đích là chân lý. Đối tượng của các khoa học là nó đạt đến tính chỉnh thể dễ hơn là nghiên cứu nó một cách riêng rẽ. Nhiệm vụ của triết học là: Xây dựng những nguyên lý, phương pháp luận cơ bản làm cơ - sở cho các khoa học khám phá ra chân lý, đồng thời hoàn thiện và phát triển chúng. Thứ hai, xây dựng phương pháp luận cho nhận thức con - người. b. Điểm xuất phát cho triết học Đề - các – tơ. Đó là sự nghi ngờ, hoài nghi, ông đặt những gì người ta đạt được dưới sự nghi ngờ, phê phán của lý tính, coi lý tính là tòa án tối cao thẩm định tất cả. Vậy xuất phát từ sự nghi ngờ tất cả những gì người ta đạt được nên ông nói triết học của mình phải bắt đầu từ nền móng. Sự xuất phát của triết học cũng như mọi khoa học theo Đề - các – tơ là từ sự nghi ngờ. Nghi ngờ của Đề - các – tơ mục đích cuối cùng là đạt đến chân lý. Hoài nghi của Đề - các – tơ có tính chất phương pháp luận, hòai nghi là biện pháp có điều kiện để giúp nhận thức con người không vào sai lầm trong nhận thức. Các vấn đề mà ông nghi ngờ: Hệ thống triết học truyền thống, ông ám chỉ chủ yếu triết học - trung cổ của triết học kinh viện. Nghi ngờ tất cả các khoa học khác vì nó dựa trên nền tảng - không đúng của triết học. Nghi ngờ thần học. - Nghi ngờ phê phán những quan điểm đạo đức thời cổ đại. - Nghi ngờ cảm giác, tin vào lý tính duy nhất của con người. - Mệnh đề nổi tiếng được Đề - các – tơ đưa ra là “tôi tư duy, tôi tồn tại”. Đây là mệnh đề đúng đắn đầu tiên mà không ai có thể nghi ngờ và bác bỏ được. Đấy chính là nguyên lý đầu tiên, là điểm xuất phát của triết học Đề - các – tơ. Mệnh đề “tôi tư duy, tôi tồn tại”, có nghĩa là không thể nghi ngờ được chính bản thân chủ thể đang nghi ngờ, đó là chính bản thân Tôi. Tôi đang hoài nghi sự tồn tại của chính mình, vì tôi đang nghi ngờ. Nếu tôi không tồn tại thì làm sao tôi có thể đang nghi ngờ được. Mặt khác, chính vì
- tôi đang nghi ngờ thì tôi mới biết mình đang tồn tại. Bởi vậy tôi đang tồn tại là nhờ việc nghi ngờ. Vậy cái ông không nghi ngờ chính là sự đang nghi ngờ của chính bản thân tôi, có tư duy, có suy nghĩ được. Chính tôi tư duy được, suy nghĩ được thì tôi tồn tại. 2. Siêu hình học và phương pháp luận của Đề - các – tơ. a. Xét về khía cạnh bản thể luận, siêu hình học của Đề - các – tơ là học thuyết giải thích về căn nguyên của thượng đế, giới tự nhiên và con người. Về mặt nhận thức luận đó là những nguyên tắc, nguyên lý cơ bản của nhận thức kết thành hệ thống chỉ đạo hoạt động và năng lực nhận thức của con người. Từ phương diện chứng minh sự tồn tại của các sự vật theo tinh thần của Côgito, Đề - các – tơ đã đi đến lập luận về sự tồn tại của thượng đế. Theo ông, thượng đế là có thực, bởi vì mọi người ở mọi dân tộc họ đều có ý tưởng về ngài. Cách chứng minh như là soi gương để có hình ở trong gương, thì phải có chúng ta ở bên ngoài. Khẳng định sự tồn tại của thượng đế, Đề - các – tơ đặc biệt nhấn mạnh tính trí tuệ của thượng đế. Khát vọng của con người là vô biên vì vậy phải có thượng đế tượng trưng cho sự hoàn hảo và tối cao tuyệt đối. Từ cách chứng minh sự tồn tại của thượng đế như trên, Đề - các – tơ đi đến khẳng định sự tồn tại của các sự vật. Toàn bộ sự vật thế giới khách quan là tồn tại hiện thực. Trên thực tế để xác định được sự tồn tại và bản chất của các sự vật trên thế giới, con người chỉ có thể dựa trên sự hiểu biết của mình về chúng. Toàn bộ sự vật hiện tượng trên thế giới đều xuất hát từ hai nguồn gốc thực thể: thực thể vật chất (quảng tính) và thực thể tinh thần (tư duy). Hai loại thực thể này thuộc hai loại thực thể khác nhau. -Thứ nhất, thực thể tư duy bao gồm toàn bộ các ý niệm tư tưởng, ý thức cá nhân của con người. - Thứ hai, thực thể quảng tính bao gồm những sự vật mang tính không gian và thời gian. Thực thể theo Đề - các – tơ là một thế giới hoàn toàn độc lập, không cần và không liên quan đến cái khác, mà tự nó có thể tồn tại và phát triển được. Ngoài thượng đế duy nhất tất cả mọi vật đều thuộc một trong hai thực thể trên. Con người là một thực thể đặc biệt gồm thực thể vật chất (thể xác) và thực thể tinh thần (linh hồn).
- Vẽ sơ đồ Đề - các – tơ chứng minh sự tồn tại của các sự vật trong tư tưởng con người có từ 3 nguồn gốc: Những tư tưởng từ bên ngoài xâm nhập vào, tư tưởng do con người nghĩ ra, tư tưởng bẩm sinh. Qua nguồn gốc chứng minh sự tồn tại tư tưởng con người là có thật. Sự tồn tại của sự vật là có thật. Thượng đế là bẩm sinh. b. Phương pháp luận: Bên cạnh việc xây dựng bức tranh khái quát về thế giới, Đề - các – tơ tìm cách xây dựng một hệ thống phương pháp luận mới là nền tảng cho các khoa học phát triển thời đó. Ông đặc biệt đề cao vai trò của lý tính, đòi hỏi con người phải đi xa hơn nhận thức cảm tính. Phương pháp luận của Đề - các – tơ hướng tới sự hoàn thiện và phát triển khả năng trí tuệ của con người, coi đó là điều kiện để thúc đẩy nhận thức khoa học. Đề - các – tơ xây dựng phương pháp mới dựa trên 4 nguyên tắc: Thứ nhất, “chỉ coi chân lý là đúng đắn những gì được cảm - nhận rất rõ ràng và rành mạch không gợi lên một chút nghi ngờ gì cả, tức là những điều hiển nhiên”. Chân lý là những gì rành mạch nhất trong nhận thức con người, đây là qui tắc quan trọng nhất. Đề - các – tơ xác định trực giác là điểm khởi đầu của nhận thức chân lý, đồng thời cũng là khả năng nhận thức cao nhất của trí tuệ con người. Trực giác theo Đề - các – tơ là đơn vị logic của cấu trúc diễn dịch tức là suy luận logic của tư duy. Những gì phù hợp với logic của tư duy là chân lý, không phù hợp thì không phải là chân lý. Thứ hai, “chia mỗi sự vật phức tạp trong chừng mực có thể - làm được, thành các bộ phận cấu thành nó để tiện lợi nhất trong việc nghiên cứu chúng”. Thực chất đây là nguyên tắc phân tích, trên thực tế nghiên cứu khi gặp phải những vấn đề phức tạp không thể giải quyết ngay trong một lúc
- chúng ta vẫn thường phân thành những phần nhỏ, tìm cách giải quyết từng phần một Thứ ba, “đảm bảo lối sống tư duy xác định phải bắt đầu từ - những đối tượng đơn giản nhất và dễ nhận thức nhất chuyển dần dần sang nhận thức các đối tượng phức tạp hơn”. Nguyên tắc này còn gọi là lập trật tự và đây chính là nguyên tắc mà Đề - các – tơ sử dụng khi xây dựng hệ thống triết học của mình. Trong chừng mực nào đó, đây là những tư tưởng nền móng của phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể. Thứ tư, “luôn luôn xem xét đầy đủ các thành phần và lược lại - một cách tổng quát để chắc chắn không bỏ xót một dữ kiện nào trong quá trình nghiên cứu”. Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cơ giới và phương pháp toán học, Đề - các – tơ đặc biệt đề cao phương pháp diễn dịch trong nhận thức và xem xét phương pháp cơ bản của triết học. 3. Vật lý học: Vật lý học của Đề - các – tơ là thân của cây triết học mọc trên bộ rễ siêu hình học. Trong lĩnh vực này, ông có những đóng góp quan trọng. Như học thuyết “gió xoáy”, tư tưởng bảo toàn vận động. Học thuyết “gió xoáy” đã phê phán quan điểm siêu hình về thế - giới tự nhiên, cho tự nhiên là bất biến, mà theo Đề - các – tơ tự nhiên có quá trình sinh thành và phát triển. Học thuyết này đã vượt lên trên khoa học tự nhiên đương thời. Tư tưởng vận động: Vận động theo Đề - các – tơ hiểu theo - nghĩa thông thường không là cái gì khác ngoài hoạt động mà thông qua đó một vật chuyển vị trí từ chỗ này sang chỗ khác. Vận động theo đúng nghĩa là sự xê dịch của mọi phần vật chất hay một sự vật đến bên cạnh sự vật khác. Qui toàn bộ các dạng vận động thành vận động cơ học đơn thuần, quan niệm về vận động của Đề - các – tơ trên thực tế chỉ là sự cụ thể hóa các định luật cơ học của Newton về vận động. Ông không coi vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất mà chỉ xem là biểu hiện cá biệt các sự vật một cách bề ngoài. Đóng góp của Đề - các – tơ là ông đã khám phá ra tính chất song của ánh sáng. Và sự gắn bó hữu cơ giữa vật chất với không gian và thời gian, chống lại quan điểm duy tâm không gian và thời gian tuyệt đối phi vật chất của Newton. 4. Nhân bản học: Đề - các – tơ cho rằng con người được hợp bởi linh hồn và thể xác. Từ nền tảng nhị nguyên luận của siêu hình học, Đề - các – tơ cho rằng linh hồn là một thực thể thuần túy. Vì vậy dù nó có bị xáo trộn cũng không bao giờ biến thành cái khác. Trong khi đó thể xác là cái được hợp nhất từ nhiều bộ phận. Nó luôn luôn biến đổi và thấp hèn hơn so với linh hồn. Tuy vậy
- thể xác vẫn phải tồn tại vì thể xác là phương tiện của linh hồn. Mâu thuẫn của triết học Đề - các – tơ tựu chung hết trong nhân bản học, tách con người thành linh hồn và thể xác sau đó lại thống nhất chúng lại với nhau. Trong nhân bản học đóng góp của Đề - các – tơ là qui khả năng của con người về bộ óc con người. Muốn hiểu bản chất tư duy trí tuệ của con người, phải đặt con người trong mối quan hệ với giới tự nhiên. III. KẾT LUẬN Với tư tưởng triết học của mình Đề - các – tơ đã đặt ra hàng loạt vấn đề lí luận cho sự phát triển của triết học và khoa học, mở ra một cuộc cách mạng cho các nhà khoa học tiếp tục hoàn thiện và phát triển. Hê ghen – nhà triết học Đức đã đánh giá vai trò triết học của Đề - các – tơ là “đã tại ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học Tây Âu cận đại”. Có nghĩa là Đề - các – tơ đã tạo ra một bước ngoặt trong hành trình phát triển của triết học Tây Âu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
81 câu hỏi đáp triết học Mac - Lênin
44 p | 2565 | 586
-
Tài liệu hướng dẫn ôn thi triết học Mac-Lênin
105 p | 607 | 134
-
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN HỌC
16 p | 678 | 53
-
Phát triển Việt Nam - Triết lý Hồ Chí Minh: Phần 2
106 p | 72 | 15
-
Ý nghĩa của vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay
6 p | 202 | 14
-
Tư duy triết lý trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu nhìn từ phương diện đề tài, chủ đề
8 p | 86 | 9
-
Bản thể luận trong tư tưởng triết học của Ngô Thì Nhậm
5 p | 160 | 8
-
Nguy có thách thức khi hội nhập theo mối liên hệ phổ biến trong triết học -4
8 p | 91 | 8
-
Đại hội lần thứ VIII của Đảng đó xỏc định nhiệm vụ
7 p | 99 | 7
-
Phức cảm phi lí trong thi giới Tô Thùy Yên
8 p | 24 | 6
-
Vladimir Soloviev triết gia, thi sĩ và nhà phê bình văn học [Phần 2]_8
8 p | 59 | 6
-
Đóng góp của triết học Tây Âu thời Phục hưng về vấn đề con người
7 p | 95 | 5
-
Xây dựng và phát triển con người theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng - liên hệ trong giảng dạy học phần Triết học Mác - Lênin tại Trường Đại học Sao Đỏ
7 p | 10 | 5
-
Phong tục thờ cúng tổ tiên giữa Nhật Bản và Việt Nam
5 p | 52 | 4
-
Tính tương đồng trong tư tưởng giáo dục của chủ tịch Hồ Chí Minh với triết lý giáo dục của cố thủ tướng Lý Quang Diệu
10 p | 29 | 4
-
“Lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy” - Bài học từ triết lý bảo vệ tổ quốc Việt Nam truyền thống
7 p | 44 | 3
-
Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang
6 p | 50 | 2
-
Vận dụng triết lý nhân sinh của người Việt qua tục ngữ ca dao để dạy phần văn học dân gian cho học sinh lớp 7, 8 Trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành
6 p | 38 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn