Triệu chứng bệnh động mạch ngoại vi
lượt xem 4
download
Vết thương động mạch: Vết thương động mạch có thể là vết thương xuyên (do các vật nhọn, đạn, mảnh, đầu xương gãy…) hoặc giập vỡ (do va đập, quệt…). Động mạch có thể bị đứt đôi, giập nát hoặc chỉ bị đứt rách ở một bên thành. Thăm khám triệu chứng vết thương động mạch thường là một thăm khám cấp cứu, cần phải tiến hành nhanh chóng, tuần tự và chính xác. 2.1.1. Tình trạng tại chỗ vết thương: + Vị trí vết thương: - Quan sát kỹ lỗ vào và lỗ ra của vết thương (nếu...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Triệu chứng bệnh động mạch ngoại vi
- Triệu chứng học bệnh động mạch ngoại vi 2. Triệu chứng học 2.1. Vết thương động mạch: Vết thương động mạch có thể là vết thương xuyên (do các vật nhọn, đạn, mảnh, đầu xương gãy…) hoặc giập vỡ (do va đập, quệt…). Động mạch có thể bị đứt đôi, giập nát hoặc chỉ bị đứt rách ở một bên thành. Thăm khám triệu chứng vết thương động mạch thường là một thăm khám cấp cứu, cần phải tiến hành nhanh chóng, tuần tự và chính xác. 2.1.1. Tình trạng tại chỗ vết thương: + Vị trí vết thương: - Quan sát kỹ lỗ vào và lỗ ra của vết thương (nếu là vết thương chột thì cần hỏi kỹ về cơ chế và tư thế bệnh nhân khi bị thương) để xác định vị trí động mạch có thể bị tổn thương. - Có khi phải chụp X quang để xác định vị trí dị vật (mảnh đạn...) trong vết thương hoặc vị trí và hình thái gãy xương, nhằm đánh giá vị trí động mạch có khả năng bị tổn thương. + Miệng vết thương:
- - Thường có máu đỏ tươi chảy ra mạnh, có khi thành tia. - Nhiều trường hợp dị vật gây vết thương vẫn nằm tại chỗ và có tác dụng bịt tạm thời lỗ vết thương lại. Cần thận trọng khi quyết định rút bỏ dị vật ra vì có thể gây chảy máu rất dữ dội qua vết thương. + Phần mềm quanh vùng vết thương: - Thường căng nề nhanh chóng, nhất là khi miệng vết thương bị bịt lại làm cho máu chảy ra tụ lại trong tổ chức quanh vết thương. - Có khi máu chảy ra tạo nên một bọc máu tụ: khám thấy khối máu tụ n ày nổi căng dưới da, đập nẩy theo nhịp mạch và nghe có tiếng thổi tâm thu. 2.1.2. Vùng chi phía ngoại vi của động mạch bị tổn thương: + Thường có triệu chứng thiếu máu cấp tính: da xanh nhợt, lạnh, mất cảm giác, phù nề tăng dần. Cử động của chi bị hạn chế và có cảm giác đau nhức liên tục trong chi. + Mạch ngoại vi mất hoặc đập yếu hơn so với bên lành. + Có thể có các triệu chứng tổn thương các dây thần kinh đi cùng với các mạch máu của chi bị thương. + Có thể gặp hội chứng chèn ép khoang: xảy ra với các vết thương động mạch trong đó máu chảy ra bị tụ lại với khối lượng lớn trong các khoang cân cơ, gây chèn ép nặng nề cả mạch máu và thần kinh của chi thể đó, tạo n ên hiện tượng “garo trong” làm thiếu máu và hoại tử nhanh chóng vùng chi tổn thương. Thường
- gặp hội chứng này trong các tổn thương động mạch ở vùng đùi, khoeo, chày sau, bàn chân… nhất là vùng khoeo và chày sau. Các triệu chứng cơ bản là: - Vùng chi tổn thương căng cứng, rất đau. Cảm giác đau tức tăng lên khi bóp vào cơ hoặc làm duỗi căng các cơ của chi tổn thương. - Mất dần cảm giác nông cũng như vận động của chi bị tổn thương. - Da vùng chi tổn thương tím nhợt, lạnh. Có thể có các nốt phỏng nông trên da. - Mạch ngoại vi yếu hoặc mất hẳn. - Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, vùng chi bị tổn thương sẽ bị hoại tử nhanh chóng. 2.1.3. Toàn thân: + Thường có hội chứng mất máu cấp tính: khát nước, hoa mắt, chóng mặt, da niêm mạc nhợt nhạt, toát mồ hôi lạnh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụ t... + Trong hội chứng chèn ép khoang, bệnh nhân có thể có tình trạng nhiễm độc nặng do vùng chi tổn thương bị hoại tử. 2.2. Tắc động mạch chi: 2.2.1. Tắc động mạch chi cấp tính: Tắc động mạch chi thường gây ra bởi cục tắc. Cục tắc n ày có thể là cục máu đông, bóng mỡ, bóng khí, tổ chức cục nghẽn động mạch vỡ ra... di chuyển theo dòng máu từ nơi khác đến.
- Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh. Trong trường hợp nặng các tổn thương có thể không hồi phục được sau 4 - 6 giờ, do đó cần phải thăm khám và xử trí nhanh chóng, kịp thời. 2.2.1.1. Triệu chứng lâm sàng: Chủ yếu khám tại chi bị tổn thương, thường là chi dưới. + Đau: xuất hiện đột ngột, dữ dội. Lúc đầu có thể khu trú ở một chỗ trên đường đi của mạch máu, sau đó đau lan đến tận đầu của chi đó. + Da của chi tổn thương nhợt nhạt, lạnh hơn so với bên lành. Tuy rất đau nhưng lại giảm hoặc mất cảm giác xúc giác. + Giảm hoặc mất các vận động chủ động và thụ động. + Mạch phía ngoại vi yếu hoặc mất, các tĩnh mạch dưới da xẹp nhỏ. Có thể tóm tắt các triệu chứng lâm sàng của thiếu máu chi trong tắc động mạch chi cấp tính bằng 5 chữ P: đau (pain), da tái nhợt (pallor), mất mạch đập (pulselessness), dị cảm (paresthesias) và liệt (paralysis). 2.2.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng: + Các phương pháp đo biến đổi thể tích, siêu âm mạch máu, chụp động mạch cộng hưởng từ… có thể thấy: giảm huyết áp tâm thu, giảm lưu lượng và tốc độ dòng máu động mạch, có thể xác định được vị trí và hình thái động mạch bị tắc.
- + Chụp động mạch cản quang: xác định chính xác vị trí và hình thái tắc của động mạch, hơn nữa còn đánh giá được hệ thống tuần hoàn bên để giúp cho việc tiên lượng và lựa chọn biện pháp điều trị thích hợp. 2.2.2. Tắc động mạch chi mãn tính: Nguyên nhân thường là do bệnh xơ vữa động mạch: thành động mạch bị tổn thương tạo thành các cục nghẽn gây hẹp dần lòng động mạch (cục nghẽn cơ thể vỡ đi theo dòng máu gây tắc động mạch cấp tính phía ngoại vi). Hệ tuần ho àn bên được hình thành thông qua các động mạch cơ nhưng lượng máu đến nuôi chi vẫn ngày một giảm đi. 2.2.2.1. Triệu chứng lâm sàng: Chủ yếu khám ở chi bị tổn thương, thường là ở chi dưới. + Đau: biểu hiện bằng triệu chứng “đi lặc cách hồi”, càng về sau mức độ càng nặng hơn, đau cả khi nằm nghỉ. + Có các biểu hiện thiểu dưỡng: da nhợt, lạnh, khô, lông thưa và dễ gãy, móng dày… Có thể thấy các vết thương hoặc vết loét lâu liền, các vết loét n ày thường có bờ rõ, lõm xuống và rất đau, nằm ở vùng ngoại vi như mu bàn chân và các ngón chân. + Mạch ngoại vi yếu hơn bên lành. Thời gian đổ đầy mao mạch (khám ở đầu ngón của chi) kéo dài (bình thường không quá 2 giây). Khi giơ cao chi ở tư thế bệnh nhân nằm rồi đặt thấp trở lại có thể nhận thấy thời gian đầy trở lại của các tĩnh
- mạch nông ở mu chân bị kéo d ài ra (bình thường dưới 15 giây), thời gian để chi hồng trở lại cũng lâu hơn (có thể mất 2 - 4 phút). 2.2.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng: + Đo thay đổi thể tích, siêu âm doppler liên tục, chụp siêu âm kép: - Đo được chính xác huyết áp tâm thu ở từng phần của chi, nhờ đó xác định được vị trí động mạch bị tắc vì huyết áp phần dưới chỗ tắc sẽ bị giảm đi rất nhiều so với bên lành cũng như so với trên chỗ tắc. - Chỉ số huyết áp cổ chân/cánh tay (ABI: ankle/brachial index) nhỏ h ơn 0,9 (bình thường >1,0) khi bị tắc động mạch ở chi dưới. - Lưu lượng máu đến vùng chi dưới chỗ tắc bị giảm. - Chụp siêu âm kép xác định được chính xác vị trí và hình thái tắc của động mạch, đồng thời còn đánh giá được mức độ giảm lưu lượng máu của vùng chi dưới chỗ tắc. + Chụp động mạch cản quang: xác định chính xác vị trí và hình thái tắc của động mạch, đồng thời đánh giá được tình trạng tuần hoàn bên. 2.3. Phồng động mạch: Phồng động mạch là tình trạng thành động mạch bị giãn không hồi phục với đường kính lớn hơn 50% so với đường kính bình thường của đoạn động mạch đó. 2.3.1. Triệu chứng lâm sàng:
- + Khối phồng: nằm ngay trên đường đi của động mạch, thường có hình bầu dục hoặc tròn ranh giới rõ, có thể thấy khối phồng đập nẩy v à co giãn theo nhịp mạch, nghe trên khối phồng thấy có tiếng thổi tâm thu. Khi ép lên đoạn động mạch ở phần đầu trung tâm của khối phồng thì thấy khối phồng nhỏ lại, hết đập nẩy v à không còn tiếng thổi. + Phần chi bên dưới túi phồng: thường có các hiện tượng thiếu máu nuôi dưỡng như: đau, da nhợt nhạt và lạnh, mạch yếu hơn so với bên lành, có cảm giác dị cảm hay tê chân, vận động chóng mỏi và hay bị chuột rút... 2.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng: + Chụp X quang thường: có thể thấy hình lắng đọng canxi ở túi phồng động mạch, có khi thấy được dị vật (mảnh kim khí...) ngay cạnh túi phồng trong phồng động mạch sau vết thương chột . + Chụp siêu âm mạch máu: chụp siêu âm kép có thể thấy được hình dáng, kích thước, độ dày thành túi, tình trạng máu cục… trong lòng túi phồng; đồng thời xác định được cả kiểu dòng chảy, tốc độ, lưu lượng... của dòng máu lưu thông trong túi phồng. + Chụp động mạch: xác định chính xác vị trí, h ình thái và các liên quan giải phẫu của túi phồng. Hơn nữa còn cho biết rõ tình trạng tuần hoàn bên, hình toàn bộ động mạch ở trên và dưới túi phồng và cả hệ tĩnh mạch song hành với động mạch đó.
- 2.4. Thông động-tĩnh mạch: Thông động-tĩnh mạch là tình trạng có đường lưu thông máu bất thường trực tiếp giữa động mạch và tĩnh mạch không qua hệ thống đường mao mạch. 2.4.1. Triệu chứng lâm sàng: + Khối bệnh lý: nằm trên đường đi của mạch máu, ranh giới thường không rõ ràng, sờ có thể thấy “rung miu” liên tục nhưng mạnh lên ở thì tâm thu, nghe trên khối đó thấy có tiếng thổi liên tục và cũng mạnh lên ở thì tâm thu. Khi ép lên động mạch phía trên khối bệnh lý đó thì thấy nó nhỏ lại, tiếng thổi và rung miu đều giảm hoặc mất. + Vùng chi phía ngoại vi: - Thường có các hiện tượng thiểu dưỡng nặng hơn so với trong phồng động mạch (vì có kết hợp cả thiếu máu đến nuôi dưỡng và tình trạng ứ trệ máu tĩnh mạch trở về): đau, da nhợt tím, lạnh, mạch yếu h ơn so với bên lành, có cảm giác tê và dị cảm, dễ bị chuột rút và giảm khả năng vận động. - Ngoài ra thường thấy các tĩnh mạch nông bị giãn to, ngoằn ngoèo. + Toàn thân: - Mạch nhanh thường xuyên. Khi ấn vào khối tổn thương để làm mất tạm thời lỗ thông động-tĩnh mạch thì thấy mạch chậm lại, nhất là khi lỗ thông động-tĩnh mạch lớn (dấu hiệu Branham). - Có thể có các biểu hiện suy thất trái hoặc suy tim to àn bộ.
- 2.4.2. Triệu chứng cận lâm sàng: + Chụp siêu âm mạch máu: chụp siêu âm kép giúp xác đ ịnh chính xác vị trí, h ình thái, tương quan giải phẫu... của khối thông động-tĩnh mạch. Đồng thời xác định được cả kiểu dòng chảy, tốc độ, lưu lượng... của dòng máu lưu thông trong khối thông động-tĩnh mạch đó. + Chụp động mạch: xác định chính xác vị trí, h ình thái, tương quan giải phẫu... của khối thông động-tĩnh mạch. Ngoài ra còn cho thấy được cả tình trạng tuần hoàn bên, hình toàn bộ các động và tĩnh mạch ở phía trung tâm cũng như ngoại vi của chỗ thông động-tĩnh mạch. 2.5. Bệnh giãn tĩnh mạch dưới da chi dưới: Đây là một bệnh trong đó các tĩnh mạch nông ở chi d ưới bị giãn ra do thành của chúng bị tổn thương không hồi phục. Các van tĩnh mạch dần dần bị suy làm cho máu tĩnh mạch có thể chảy ngược về phía ngoại vi. Bệnh diễn biến nặng dần và nguyên nhân còn chưa rõ ràng. 2.5.1. Triệu chứng lâm sàng: + Chân bị bệnh: thường bị cả hai chân tuy không đều nhau - Các tĩnh mạch nông bị giãn to: có thể ở tĩnh mạch hiển trong, tĩnh mạch hiển ngoài hay cả hai, tĩnh mạch bị giãn một phần hay toàn bộ với mức độ không đều nhau, có thể giãn riêng từng nhánh hay thành các búi lớn...
- - Có thể có tình trạng thiểu dưỡng: chóng tê và đau chân khi vận động; da nề dày, viêm và nhiễm sắc tố; có thể có các vết loét… + Khám đánh giá chức năng van các tĩnh mạch chi dưới: - Suy chức năng các van tĩnh mạch nông: nghiệm pháp Schwartz và nghiệm pháp Trendelenburg đều dương tính. - Có thể có suy chức năng các van tĩnh mạch xiên: nghiệm pháp garo từng nấc và nghiệm pháp Pratt dương tính. - Không có suy van tĩnh mạch sâu: nghiệm pháp Perthes dương tính. 2.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng: Một trong những mục đích thăm khám bệnh giãn tĩnh mạch nông chi dưới là phải xác định được tình trạng chức năng của các tĩnh mạch sâu. Nếu tĩnh mạch sâu bị suy hay tắc thì giãn tĩnh mạch nông có thể chỉ là triệu chứng của bệnh tĩnh mạch sâu chứ không phải thực sự là bệnh giãn tĩnh mạch nông chi dưới. + Đo biến đổi thể tích: thời gian dòng máu tĩnh mạch sâu trở về tim sau khi bỏ ép ở vùng trên đùi bình thường, thời gian dòng máu đầy trở lại tĩnh mạch sâu sau khi vận động cũng bình thường (chứng tỏ không có suy hay tắc các tĩnh mạch sâu). + Siêu âm mạch máu: - Siêu âm doppler liên tục: các tín hiệu dòng máu tĩnh mạch thu được rõ ràng và biến đổi đồng pha với các thì hô hấp.
- - Ghi siêu âm kép: hình các tĩnh mạch sâu và các van của nó bình thường, không có dòng chảy ngược bất thường trong tĩnh mạch sâu. + Chụp cản quang tĩnh mạch chi d ưới: thấy rõ hình ảnh giãn to và ngoằn ngoèo của các tĩnh mạch nông, h ình tĩnh mạch sâu và các van của nó bình thường, đôi khi nhìn thấy cả các tĩnh mạch xiên. Hình 4.19: Sơ đồ những vị trí hay gặp tắc hoặc nghẽn động mạch trong bệnh xơ vữa động mạch. 2.6. Bệnh viêm nghẽn tĩnh mạch sâu chi dưới: Bệnh viêm nghẽn tĩnh mạch sâu (deep venous thrombosis: DVT) có thể xảy ra ở bất kỳ tĩnh mạch sâu nào của cơ thể, nhưng phần lớn xảy ra ở chi dưới và có thể dẫn tới suy tĩnh mạch sâu chi dưới. 2.6.1. Triệu chứng lâm sàng: Chủ yếu khám ở chi bị tổn thương. + Đau: tăng cảm hoặc đau ở các mức độ khác nhau. Trong các trường hợp nặng thì đau kiểu nhức nhối âm ỉ, nặng hơn về cuối ngày, giảm đi khi để cao chân. Có thể bị cơn đau cấp tính khi đi lại nhiều, phải nằm nghỉ và để cao chân một lúc lâu (20 phút) mới đỡ. + Phù nề: thường ở vùng ngoại vi của chi và xung quanh cổ chân, tổ chức dưới da bị viêm nề kéo dài, xơ hoá, tăng sắc tố...
- + Loét da: xảy ra trong các trường hợp nặng. Thường là các loét nông và nằm ở vùng sát phía trên mắt cá trong, da xung quanh sẫm màu. + Giãn căng các tĩnh mạch nông: các tĩnh mạch nông chi d ưới bị giãn to ở các mức độ khác nhau. Nghiệm pháp Trendelenburg và nghiệm pháp garo từng nấc đều có thể dương tính do các van tĩnh mạch xuyên và tĩnh mạch hiển trong bị suy thứ phát. 2.6.2. Triệu chứng cận lâm sàng: + Đo biến đổi thể tích: thời gian dòng máu tĩnh mạch sâu chảy hết trở về tim sau khi bỏ ép ở vùng trên đùi bị kéo dài, thời gian dòng máu đầy trở lại tĩnh mạch sâu sau khi vận động bị rút ngắn. + Siêu âm mạch máu: - Siêu âm doppler liên tục: các tín hiệu của dòng tĩnh mạch thu được không có sự thay đổi theo các thì hô hấp (bình thường thấy giảm xuống khi hít vào và tăng lên khi thở ra). - Ghi siêu âm kép: thấy rõ vị trí chỗ tắc hay hẹp của tĩnh mạch sâu, h ình các tĩnh mạch sâu bị giãn to, có thể thấy các van tĩnh mạch sâu bị suy làm cho có dòng máu chảy ngược bất thường trong tĩnh mạch sâu. + Chụp cản quang tĩnh mạch chi dưới: thấy rõ vị trí tĩnh mạch sâu bị hẹp hay tắc, các tĩnh mạch sâu dưới chỗ tắc bị giãn to, các van tĩnh mạch sâu và xiên có thể bị suy làm cho máu từ tĩnh mạch sâu chảy ngược ra hệ tĩnh mạch nông.
- + Đo trực tiếp áp lực tĩnh mạch sâu chi dưới: áp lực tĩnh mạch tăng cao (trên 100 cm H2O), khi cho vận động thì áp lực này lại càng cao hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Triệu chứng học bệnh động mạch ngoại vi (Kỳ 1)
5 p | 99 | 20
-
Triệu chứng học bệnh động mạch ngoại vi (Kỳ 2)
5 p | 155 | 18
-
Triệu chứng tê tay và cách chữa trị
5 p | 316 | 16
-
Thăm khám bệnh mạch máu ngoại vi (Kỳ 3)
5 p | 269 | 16
-
Thăm khám bệnh mạch máu ngoại vi (Kỳ 2)
5 p | 98 | 13
-
TẮC ĐỘNG MẠCH TRUNG TÂM VÕNG
7 p | 113 | 13
-
Cách khám mạch máu ngoại vi
17 p | 127 | 12
-
Thăm khám và triệu chứng học bệnh mạch máu ngoại vi – Phần 2
16 p | 123 | 11
-
Thăm khám và triệu chứng học bệnh mạch máu ngoại vi – Phần 1
16 p | 122 | 10
-
BỆNH LÝ MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN VÀ CHỨNG KHẬP KHIỄNG CÁCH HỒI
4 p | 159 | 8
-
Tim mạch và phong thấp nhiệt tính (thấp tim) (Kỳ 1)
5 p | 75 | 6
-
BỆNH LÝ ÁP-XE GAN
7 p | 116 | 5
-
RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TRONG CÁC BỆNH MẠCH MÁU I
4 p | 73 | 5
-
Triệu chứng học bệnh động mạch ngoại vi
14 p | 102 | 5
-
Các bộ phận cần khám bệnh tim mạch
7 p | 66 | 5
-
Symptom C ( triệu chứng vần C)
5 p | 63 | 4
-
NHỮNG BỘ PHẬN CẦN KHÁM Ở MỘT NGƯỜI BỆNH TIM MẠCH
8 p | 71 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn