intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triệu chứng học bệnh động mạch ngoại vi (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

100
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triệu chứng học 2.1. Vết thương động mạch: Vết thương động mạch có thể là vết thương xuyên (do các vật nhọn, đạn, mảnh, đầu xương gãy…) hoặc giập vỡ (do va đập, quệt…). Động mạch có thể bị đứt đôi, giập nát hoặc chỉ bị đứt rách ở một bên thành. Thăm khám triệu chứng vết thương động mạch thường là một thăm khám cấp cứu, cần phải tiến hành nhanh chóng, tuần tự và chính xác. 2.1.1. Tình trạng tại chỗ vết thương: + Vị trí vết thương: - Quan sát kỹ lỗ vào và lỗ ra của vết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triệu chứng học bệnh động mạch ngoại vi (Kỳ 1)

  1. Triệu chứng học bệnh động mạch ngoại vi (Kỳ 1) 2. Triệu chứng học 2.1. Vết thương động mạch: Vết thương động mạch có thể là vết thương xuyên (do các vật nhọn, đạn, mảnh, đầu xương gãy…) hoặc giập vỡ (do va đập, quệt…). Động mạch có thể bị đứt đôi, giập nát hoặc chỉ bị đứt rách ở một bên thành. Thăm khám triệu chứng vết thương động mạch thường là một thăm khám cấp cứu, cần phải tiến hành nhanh chóng, tuần tự và chính xác. 2.1.1. Tình trạng tại chỗ vết thương: + Vị trí vết thương: - Quan sát kỹ lỗ vào và lỗ ra của vết thương (nếu là vết thương chột thì cần hỏi kỹ về cơ chế và tư thế bệnh nhân khi bị thương) để xác định vị trí động mạch có thể bị tổn thương.
  2. - Có khi phải chụp X quang để xác định vị trí dị vật (mảnh đạn...) trong vết thương hoặc vị trí và hình thái gãy xương, nhằm đánh giá vị trí động mạch có khả năng bị tổn thương. + Miệng vết thương: - Thường có máu đỏ tươi chảy ra mạnh, có khi thành tia. - Nhiều trường hợp dị vật gây vết thương vẫn nằm tại chỗ và có tác dụng bịt tạm thời lỗ vết thương lại. Cần thận trọng khi quyết định rút bỏ dị vật ra vì có thể gây chảy máu rất dữ dội qua vết thương. + Phần mềm quanh vùng vết thương: - Thường căng nề nhanh chóng, nhất là khi miệng vết thương bị bịt lại làm cho máu chảy ra tụ lại trong tổ chức quanh vết thương. - Có khi máu chảy ra tạo nên một bọc máu tụ: khám thấy khối máu tụ này nổi căng dưới da, đập nẩy theo nhịp mạch và nghe có tiếng thổi tâm thu. 2.1.2. Vùng chi phía ngoại vi của động mạch bị tổn thương: + Thường có triệu chứng thiếu máu cấp tính: da xanh nhợt, lạnh, mất cảm giác, phù nề tăng dần. Cử động của chi bị hạn chế và có cảm giác đau nhức liên tục trong chi.
  3. + Mạch ngoại vi mất hoặc đập yếu hơn so với bên lành. + Có thể có các triệu chứng tổn thương các dây thần kinh đi cùng với các mạch máu của chi bị thương. + Có thể gặp hội chứng chèn ép khoang: xảy ra với các vết thương động mạch trong đó máu chảy ra bị tụ lại với khối lượng lớn trong các khoang cân cơ, gây chèn ép nặng nề cả mạch máu và thần kinh của chi thể đó, tạo nên hiện tượng “garo trong” làm thiếu máu và hoại tử nhanh chóng vùng chi tổn thương. Thường gặp hội chứng này trong các tổn thương động mạch ở vùng đùi, khoeo, chày sau, bàn chân… nhất là vùng khoeo và chày sau. Các triệu chứng cơ bản là: - Vùng chi tổn thương căng cứng, rất đau. Cảm giác đau tức tăng lên khi bóp vào cơ hoặc làm duỗi căng các cơ của chi tổn thương. - Mất dần cảm giác nông cũng như vận động của chi bị tổn thương. - Da vùng chi tổn thương tím nhợt, lạnh. Có thể có các nốt phỏng nông trên da. - Mạch ngoại vi yếu hoặc mất hẳn. - Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, vùng chi bị tổn thương sẽ bị hoại tử nhanh chóng. 2.1.3. Toàn thân:
  4. + Thường có hội chứng mất máu cấp tính: khát nước, hoa mắt, chóng mặt, da niêm mạc nhợt nhạt, toát mồ hôi lạnh, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt... + Trong hội chứng chèn ép khoang, bệnh nhân có thể có tình trạng nhiễm độc nặng do vùng chi tổn thương bị hoại tử. 2.2. Tắc động mạch chi: 2.2.1. Tắc động mạch chi cấp tính: Tắc động mạch chi thường gây ra bởi cục tắc. Cục tắc này có thể là cục máu đông, bóng mỡ, bóng khí, tổ chức cục nghẽn động mạch vỡ ra... di chuyển theo dòng máu từ nơi khác đến. Các triệu chứng thường xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh. Trong trường hợp nặng các tổn thương có thể không hồi phục được sau 4 - 6 giờ, do đó cần phải thăm khám và xử trí nhanh chóng, kịp thời. 2.2.1.1. Triệu chứng lâm sàng: Chủ yếu khám tại chi bị tổn thương, thường là chi dưới. + Đau: xuất hiện đột ngột, dữ dội. Lúc đầu có thể khu trú ở một chỗ trên đường đi của mạch máu, sau đó đau lan đến tận đầu của chi đó.
  5. + Da của chi tổn thương nhợt nhạt, lạnh hơn so với bên lành. Tuy rất đau nhưng lại giảm hoặc mất cảm giác xúc giác. + Giảm hoặc mất các vận động chủ động và thụ động. + Mạch phía ngoại vi yếu hoặc mất, các tĩnh mạch dưới da xẹp nhỏ. Có thể tóm tắt các triệu chứng lâm sàng của thiếu máu chi trong tắc động mạch chi cấp tính bằng 5 chữ P: đau (pain), da tái nhợt (pallor), mất mạch đập (pulselessness), dị cảm (paresthesias) và liệt (paralysis).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1