intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRIỆU CHỨNG SUY THẬN CẤP (Kỳ 3)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

111
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Nguyên tắc chung: - Nhanh chóng loại bỏ các nguyên nhân gây suy thận cấp có thể điều trị được. - Tập trung phương tiện chữa trị cho phù hợp với từng giai đoạn của bệnh, lọc máu khi cần thiết. - Đảm bảo tất công tác điều dưỡng và chống nhiễm khuẩn. 2. Điều trị cụ thể: Tuỳ từng giai đoạn của bệnh: 2.1 Giai đoạn đầu: Cần loại bỏ tác nhân gây suy thận cấp: - Bù dịch, bù máu: Phải bù dịch hoặc máu trong trường hợp bệnh nhân mất nước, mất máu. Phải nâng nhanh huyết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRIỆU CHỨNG SUY THẬN CẤP (Kỳ 3)

  1. SUY THẬN CẤP (Kỳ 3) V. ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc chung: - Nhanh chóng loại bỏ các nguyên nhân gây suy thận cấp có thể điều trị được. - Tập trung phương tiện chữa trị cho phù hợp với từng giai đoạn của bệnh, lọc máu khi cần thiết. - Đảm bảo tất công tác điều dưỡng và chống nhiễm khuẩn. 2. Điều trị cụ thể: Tuỳ từng giai đoạn của bệnh: 2.1 Giai đoạn đầu: Cần loại bỏ tác nhân gây suy thận cấp: - Bù dịch, bù máu: Phải bù dịch hoặc máu trong trường hợp bệnh nhân mất nước, mất máu. Phải nâng nhanh huyết áp. Để huyết áp tụt, kéo dài trên 72h dễ có
  2. nguy cơ dẫn đến suy thận cấp có tổn thương thực thể do thiếu máu thận. Nguyên tắc là không để huyết áp tối đa xuống dưới 80mmHg. - Điều trị đặc hiệu: rất cần thiết trong giai đoạn này, ví dụ: + Dùng BAL trong điều trị ngộ độc kim loại nặng như thuỷ ngân, asen. + Mổ lấy sỏi niệu quản... - Về chế độ ăn: chỉ nên cho lượng đạm tối thiểu (0,5 g/kg) bằng Protein giá trị sinh học cao, khoảng 1 lạng cá, thịt nạc mỗi ngày. 2.2. Giai đoạn đái ít, vô niệu: Mục đích cơ bản điều trị trong giai đoạn này là: Giữ cân bằng nội môi. Hạn chế tăng kali, nitơ phi protein máu. - Nước: bệnh nhân vô niệu đảm bảo cân bằng âm, nghĩa là vào ít hơn ra, thường chỉ cho 500 ml/24h kể cả ăn uống, mùa hè có thể cho nhiều hơn. Trường hợp vô niệu do mất nước, mất muối thì phải bù dịch. Cần phải lưu ý lượng nước mất do nôn, ỉa chảy, mồ hôi, hơi thở... - Điện giải và toan máu:
  3. + Chống tăng kali máu. . Hạn chế thức ăn có nhiều kali. . Loại bỏ ổ hoại tử, chống nhiễm khuẩn. . Lợi tiểu để thải kali: liều khởi đầu Lasix từ 40-80 mg có thể tăng 1000 mg/24h. . Truyền kiềm. . Truyền đường ưu trương, pha Insulin nhằm đưa bớt K+ vào trong tế bào. . Tiêm calci tĩnh mạch cũng hạn chế được ảnh hưởng của K+ cao. . Nếu K+ trên lớn hơn 6,5 mmol/l thì chỉ định lọc máu ngoài thận. . Điều trị các rối loạn điện giải khác: natri máu hạ do ứ nước tốt nhất là hạn chế nước, nếu hạ nhiều cần bù natri: calci máu thấp thì cho calci clorua... Hạn chế tăng nitơ phi protein máu chủ yếu hạn chế tăng urê máu bằng cách: - Chế độ ăn giảm đạm 0,4 g/kg/24h, đủ calo (35 kcalo/kg), đủ vitamin. - Loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn:
  4. Rất thận trọng khi dùng kháng sinh vì đa số kháng sinh độc cho thận, đặc biệt đối với người già. Các loại Penicilin, Methicylin, Erythromycin, Clorocid ít độc nhất. Khi cần cho Ventamycin do nhiễm khuẩn huyết gram âm, tụ cầu thì nên cho liều thấp 40 mg/24h. * Chỉ định lọc máu: Khi K+ máu > 6,5 mmol/l. Khi urê máu > 35 mmol/l. Khi cretinin máu > 600 µmol/l. Khi có biểu hiện toan máu. 2.3. Giai đoạn đái trở lại: - Tiếp tục hạn chế protid trong thức ăn, chỉ cho ăn tăng protid khi urê máu trở về bình thường. - Chỉ cho ăn quả chín khi không có tăng kali máu. - Nếu cần thì phải tiếp tục lọc máu. - Truyền dịch hoặc trong để chống mất nước và điện giải.
  5. + Trong trường hợp đái nhiều vừa phải chỉ cần cho uống Oresol (2-2,5 lít/24h). + Khi nước tiểu > 3 lít/24h thì phải bù bằng đường truyền tĩnh mạch, lượng truyền tuỳ thuộc vào lượng nước tiểu. - Cần theo dõi sát điện giải máu đặc biệt là Na+ và K+ máu. - Bệnh nhân đái nhiều được 2 đến 3 ngày thì urê niệu, creatinin niệu tăng dần, urê máu, creatinin máu giảm dần, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn hồi phục. Cần tăng dần lượng protid trong chế độ dinh dưỡng. 2.4. Giai đoạn hồi phục sức khỏe: - Sức khỏe bệnh nhân dần được hồi phục khi urê máu trở về bình thường thì cần tăng protid trong khẩu phần ăn đảm bảo đủ calo và vitamin. - Chú ý đến công tác điều dưỡng ngay từ đầu để chống loét, chống bội nhiễm do nằm lâu. - Tiếp tục điều trị nguyên nhân nếu có: nguyên nhân tắc nghẽn, bệnh lý toàn thể. VI. PHÒNG BỆNH
  6. - Theo dõi định kỳ hàng tháng đối với các bệnh lý có thể trở thành mạn tính như bệnh cầu thận, bệnh lý kẽ thận do thuốc hay do nhiễm trùng, cần khám định kỳ cho bệnh nhân lâu dài. - Điều trị nguyên nhân (nếu có). - Giáo dục tuyên truyền trong cộng đồng, đề phòng một số nguyên nhân hay gây suy thận cấp thường gặp: mất nước, mất muối, ngộ độc mật cá trắm, mật cóc... Kết luận: Suy thận cấp là một hội chứng nặng nhưng có thể hồi phục, chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng: đái ít, vô niệu, urê máu tăng, kali máu tăng cao dần. Theo dõi phải đo lượng nước tiểu 24h. Phải tính urê niệu đào thải 24h, urê máu phải xét nghiệm hàng ngày. Xử trí phải theo từng giai đoạn, phải kiên trì tập trung sức lực và phương tiện vì bệnh nhân có thể được cứu sống hoàn toàn. Những trường hợp urê, kali máu không tăng nhanh điều trị nội khoa bảo tồn cũng đủ. Nếu urê, kali máu tăng quá nhanh thì phải lọc máu ngoài thận.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2