intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triệu chứng trẻ bị lồng ruột

Chia sẻ: Phan Ngoc Han | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

68
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lồng ruột thường gặp ở trẻ em lứa tuổi nhũ nhi, xảy ra khi một đoạn ruột phía trên lồng vào đoạn ruột kế tiếp. Diễn tiến nhanh Mới đây, bé T.N.C.D (5 tháng tuổi, ngụ TP.HCM) nhập Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) trong tình trạng quấy khóc theo cơn (5 phút/lần), nôn ói. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé bị lồng ruột và tiến hành siêu âm bụng, tìm khối lồng để kịp thời xử trí. Trước đó, bệnh viện cũng tiếp nhận một bé gái (8 tháng tuổi, ngụ tỉnh Gia Lai) vào viện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triệu chứng trẻ bị lồng ruột

  1. Triệu chứng trẻ bị lồng ruột
  2. Lồng ruột thường gặp ở trẻ em lứa tuổi nhũ nhi, xảy ra khi một đoạn ruột phía trên lồng vào đoạn ruột kế tiếp. Diễn tiến nhanh Mới đây, bé T.N.C.D (5 tháng tuổi, ngụ TP.HCM) nhập Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) trong tình trạng quấy khóc theo cơn (5 phút/lần), nôn ói. Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé bị lồng ruột và tiến hành siêu âm bụng, tìm khối lồng để kịp thời xử trí. Trước đó, bệnh viện cũng tiếp nhận một bé gái (8 tháng tuổi, ngụ tỉnh Gia Lai) vào viện trong tình trạng người lừ đừ, bụng trướng to, đi tiêu ra máu nhiều. Qua khai thác bệnh sử, gia đình cho biết ban đầu bé có biểu hiện sốt, quấy khóc từng cơn, người nhà mua thuốc cho bé uống nhưng 2 ngày sau vẫn không đỡ nên mới đưa vào viện. Trường hợp này, bác sĩ phải mổ tháo lồng cho bé.
  3. Trẻ bị đau bụng, không tự ý cho uống thuốc giảm đau, làm che mờ triệu chứng rất nguy hiểm Bác sĩ Vương Minh Chiều, khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, mỗi tháng khoa tiếp nhận nhiều trường hợp bị lồng ruột, có lúc lên đến hơn 100 ca. Thường gặp ở trẻ tuổi nhũ nhi (4-9 tháng tuổi). Nguyên nhân dẫn đến lồng ruột
  4. không rõ ràng. Tuy nhiên, qua thực tế ghi nhận, thường gặp lồng ruột ở trẻ bụ bẫm, trẻ bị viêm ruột. Khi bị lồng ruột, trẻ thường có biểu hiện quấy khóc cơn (trẻ đang chơi bình thường đột nhiên la hét, khóc lớn, thường 5-10 phút xảy ra một cơn). Đây là biểu hiện đặc trưng của trẻ bị lồng ruột. Ngoài ra, trẻ còn nôn vọt (mỗi lần quấy khóc là nôn ói), bỏ bú, bỏ sữa. Ở giai đoạn nặng (12 đến 24 tiếng đồng hồ sau lần quấy khóc đầu tiên) bé sẽ đi tiêu ra máu, trướng bụng, mệt mỏi, lừ đừ người, ói ra dịch vàng, xanh. Đến lúc này nguy cơ trẻ bị hoại tử ruột, sốc nhiễm trùng, nhiễm độc là rất lớn. Yêu sức khỏe - Sức khỏe! Chuyên mục về tin tức sức khỏe, tư vấn trực tuyến, gia đình, tin tức làm đẹp, đời sống, y tế. Không tự ý điều trị Nếu được phát hiện sớm, cách xử lý lồng ruột không phức tạp. Bác sĩ Chiều cho biết, trẻ bị lồng ruột được đưa đến bệnh viện sớm sẽ được xử lý bằng cách bơm hơi vào hậu môn giúp
  5. đẩy khối lồng ra ngoài để 2 đoạn ruột trở lại vị trí ban đầu. Bé nhập viện điều trị sớm thì thời gian tháo lồng và có thể xuất viện chỉ trong 1-2 ngày. Nếu phát hiện trễ, đã có những biến chứng như hoại tử, tắc ruột, nhiễm trùng thì phải tiến hành phẫu thuật để tháo khối lồng; có trường hợp phải tiến hành cắt bỏ đoạn ruột bị lồng đó. Lồng ruột không phải chỉ xảy ra một lần, nó có thể tái phát nhiều lần, vì thế cần lưu ý đưa bé đi tái khám đúng chỉ dẫn của bác sĩ và theo dõi các biểu hiện bệnh của trẻ để kịp thời phát hiện bệnh. Lưu ý, khi trẻ bị đau bụng không được tự ý cho uống thuốc, sẽ rất nguy hiểm, vì làm che mờ diễn tiến bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2